Luận Văn Tìm hiểu quy trình công nghệ và thiết bị của nhà máy tinh bột sắn fococev thừa thiên huế

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Nước ta là một nước nông nghiệp, và đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Ngành chế biế thực phẩm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, góp phần giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. nghành công nghệ thực phẩm cũng đang ngày một thay đổi để đáp ứng nhu cầu càng cao của người tiêu dùng.
    Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thực phẩm trong cả nước nói chung và tại Huế nói riêng, lần lượt các nhà máy đã được đầu tư những trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất cho nhà máy.
    Vấn đề đặt ra cho các sinh viên ngành bảo quản chế biến là làm sao tìm hiểu hết các thiết bị trong nhà máy và đưa ra những sáng tạo của mình nhằm cải tiến các thiết bị.
    Xuất phát từ thực tiễn trên để hiểu biết thêm về quy trình sản xuát tại nhà máy và điều kiện công nghệ cũng như hoàn thành tốt đợt thực tập tôt nghiêp cuối khóa. Tôi thực hiện đề tài:”Tìm hiểu quy trình công nghệ và thiết bị của nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế”.


    PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN
    FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

    2.1. Hoàn cảnh ra đời của nhà máy
    Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế đóng tại Km 802, quốc lộ 1A, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích mặt bằng sản xuất 2592m2. Được thành lập theo quyết định số 520/CT-HC ngày 30/04/2004 của tổng giám đốc công ty Thực phẩm và Đầu tư Công nghệ.
    Máy móc thiết bị của nhà máy được trang bị hiện đại, dây chuyền được nhập từ Thái Lan. Công suất thiết kế giai đoạn một của nhà máy là 60 tấn sản phẩm tinh bột /ngày. Đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ cao, trong đó 30% là trình độ đại học, 60% là trình độ cao đẳng-trung cấp và 10% là lao phổ thông.
    Những năm đầu thành lập, nhà máy đã chú trọng xây dựng và quy hoạch vùng nguyên liệu trên 7 huyện (Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền, Hương thuỷ, A Lưới, Phú Vang) với diện tích hàng nghìn hecta. Hiện nay, với việc nâng cấp công suất nhà máy giai đoạn hai với công suất 120 tấn tinh bột/ngày, vùng nguyên liệu ngày càng được mở rộng trên các địa bàng trong tỉnh và các vùng lân cận.
    Ngoài ra, nhà máy cũng tiếp nhận một phần nguyên liệu nhập từ các tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình .
    Với sự ra đời của nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt kinh tế và xã hội. Nhà máy cũng đã giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân, góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất khô hạn.

    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ 2
    2.1. Hoàn cảnh ra đời của nhà máy 2
    2.2. Vùng nguyên liệu của nhà máy 2
    2.3. Cơ cấu tổ chức nhà máy 4
    2.4. Tổng mặt bằng nhà máy 5
    PHẦN 3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
    3.1. Tổng quan về cây sắn 6
    3.1.1. Nguồn gốc cây sắn 6
    3.1.2. Cấu của củ sắn 6
    3.1.3. Thành phần hoá học của củ sắn 7
    3.1.4. Một số giống sắn được trồng tại Việt Nam 7
    3.2. Giới thiệu về tinh bột 8
    3.2.1 Cấu trúc của tinh bột 9
    3.2.2. Tính chất của tinh bột 10
    3.2.3. Những tính chất vật lí của huyền phù tinh bột trong nước 12
    3.2.4. Ứng dụng của tinh bột 13
    3.3. Một số phương pháp chế biến sắn 15
    3.3.1. Chế biến sắn khô 15
    3.3.2. Chế biến sắn hạt 15
    3.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ 16
    3.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới 16
    3.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trong nước 17
    PHẦN 4. NỘI DUNG CHÍNH 19
    4.1. Quy trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn 19
    4.2. Thuyết minh quy trình sản xuất 20
    4.2.1. Thu nhận nguyên liệu thô 20
    4.2.2. Bóc vỏ củ 20
    4.2.3. Rửa củ. 21
    4.2.4. Chặt củ. 21
    4.2.5. Mài củ. 21
    4.2.6. Phân ly tách dịch bào. 21
    4.2.7. Chiết lọc 22
    4.2.8. Sấy khô. 22
    4.3. Một số thiết bị chính trong quy trình sản xuất 22
    4.3.1. Lồng bóc vỏ 22
    4.3.2. Bể rửa nước 24
    4.3.3. Máy chặt 26
    4.3.4. Máy mài 28
    4.3.5. Máy trích ly 30
    4.3.6. Máy phân ly 32
    4.3.7. Máy ly tâm tách nước 34
    4.3.8. Máy sấy khí động 38
    4.3.9. Máy đóng bao 41
    4.4. Phương pháp xử lý nước thải tại nhà máy 44
    4.5. Các thông số thành phẩm. 45
    4.5.1. Độ pH 45
    4.5.2. Độ trắng 45
    4.5.3. Độ ẩm 45
    4.5.4. Độ nhớt 45
    4.5.5. Độ mịn 46
    4.5.6. Xơ 46
    4.5.7. Độ tro 46
    4.5.8. Hàm lượng tinh bột 46
    4.6. Tiêu chuẩn thành phẩm. 47
    4.7.An toàn lao động và vệ sinh nhà máy. 47
    4.7.1 An toàn lao động trong nhà máy gồm các vấn đề sau. 47
    4.7.2. Vệ sinh nhà máy. 47
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
    5.1. Kết luận 48
    5.2. Kiến nghị 48




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...