Đồ Án Tìm hiểu quy trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh trên xe ôtô INNOVA có trang bị hệ thống ABS

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiện nay hầu hết ôtô máy kéo hiện đại đã trang bị hệ thống phanh dẫn động thủy lực hoặc dẫn động khí nén thay thế cho hệ thống phanh dẫn động bằng cơ học. Các hệ thống phanh dầu hay phanh khí nén đã tạo ra các lực phanh khá lớn mặc dù lực tác động của người lái lên bàn đạp phanh không lớn. Tuy nhiên khi phanh khẩn cấp lực phanh hay mômen phanh trên các bánh xe có thể vượt quá lực bám của bánh xe với mặt đường, trong các trường hợp này, bánh xe sẽ bị trượt lê. Hiện tượng trượt lê của bánh xe khi phanh không chỉ làm tăng quãng đường phanh, mà nếu diễn ra ở bánh hướng dẫn sẽ làm mất khả năng điều khiển, tính năng chuyển động ổn định về hướng của xe khi phanh bị giảm và có thể dẫn đến xoay thân xe và lật đổ xe. Để khắc phục hiện tượng bó cứng bánh xe khi phanh cũng như hiện tượng trượt quay của bánh xe khi khởi hành và tăng tốc, trên hầu hết ôtô chế tạo những năm gần đây đều trang bị bộ phận trống bó cứng bánh xe khi phanh hay còn tắt là ABS làm việc thích hợp với bộ phận trống trượt quay bánh xe chủ động khi khởi hành và tăng tốc gọi tắt là ASR. Đây là hệ thống mới do đó đặc tính động lực học ô tô trong quá trình phanh còn chưa được nghiên cứu đầy đủ cũng như đánh giá ảnh hưởng của các thống số sử dụng đến chất lượng quá trình phanh của các hệ thống phanh này.
    Được sự phân công của khoa Cơ Điện, Bộ môn Động lực và sự giúp đỡ của thầy Hàn Trung Dũng – Khoa Cơ điện – Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu quy trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh trên xe ôtô INNOVA có trang bị hệ thống ABS”
    1.2. Mục tiêu, phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    - Tìm hiểu quá trình phanh ôtô trên đường thẳng với hệ số bám như nhau giữa các bánh khi có sự tác động của hệ thống ABS.
    - Phân tích đánh giá so sánh một số chỉ tiêu quan trọng của quá trình phanh với sự tác động của hệ thống ABS
    - Đưa ra một số khuyến cáo để sử dụng hệ thống phanh hiệu quả, góp phần nâng cao an toàn giao thông.
    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Áp dụng các phương pháp lý thuyết về cơ học, toán học để xây dựng mô hình nghiên cứu động lực học của xe khi phanh.
    - Sử dụng phương pháp mô phỏng số và phần mềm Matlab -Simulink để mô phỏng tính chất động lực học của xe khi phanh.
    - Nghiên cứu thực nghiệm tiến hành đo một số thông số thực nghiệm để đưa vào phần mềm xử lý dữ liệu để đánh giá phân tích kết quả.
    1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Tìm hiểu quy trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh co ABS trên xe con INNOVA.
    - Thí nghiệm đo một số thông số cơ bản số, vòng quay các bánh xe, vận tốc chuyển động thực tế của xe, quá trình phanh trên xe INNOVA.
    - Khảo sát phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả phanh ở một số vận tốc phanh khác nhau.
    1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Đề tài chọn đối tượng nghiên cứu là xe ôtô INNOVA của hãng TOYOTA sản xuất. Các thông số cơ bản của xe được trình bày trong bảng 1.1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...