Luận Văn Tìm hiểu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Nguyệt Đức –huyện Thuận Thành –tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỞ ĐẦU
    I.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc giầm thiên nhiên ban tặng cho con người. Chính vì vậy chúng ta phải biết coi trọng đất, cải tạo đất một cách hợp lý. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng Đất đai là điều kiện, nền tảng tự nhiên của mỗi ngành sản xuất, nó không mất đi nhưng nó có giới hạn đối với con người.
    Từ xưa con người đã biết khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất gắn với quá trình phát triển của xã hội. Việc sử dụng đất lâu dài đã nảy sinh các vấn đề quan hệ giữa con người với con người liên quan đến đất đai. Đặc biệt là vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất.
    Thực hiện quyền sử dụng đất đai cho hộ gia đình cá nhân yên tâm vào sản xuất nhằm khai thác khả năng sinh lời của đất và bảo vệ đất một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản, nghị quyết, nghị định,và đặc biệt là luật đất đai 2003 quy định chế độ quản lý, sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
    Đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý đất đai của Nhà nước vấn đề quản lý đất đai cần xây dựng một phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Đây chính là công việc, là trách nhiệm của các ngành, các cấp và người sử dụng đất.
    Trong thời kỳ đổi mới sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá đã tác động mạnh mẽ đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nó đòi hỏi công tác quy hoạch, kế hoạch cũng phải vận động theo sự chuyển đổi của nó. Chính điều đó giúp cho công tác quản lý của Nhà nước đối với đất đai ngày càng hiệu quả, giúp cho các cấp các ngành bố trí, sắp xếp sử dụng đất đai hợp lý, tránh chồng chéo gây lãng phí đất, tránh sự phá vỡ môi trường sinh thái, kìm hãm sự phát triển kinh tế –xã hội ở địa phương.
    Nguyệt Đức là một xã nằm ở phía của huyện Thuận Thành, cách trung tâm huyện 7km với diện tích tự nhiên là 755,68ha. Hiện nay thu nhập chủ yếu của xã là từ sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa). Hiện nay xã vẫn chưa tập chung vào việc chuyển sâu vào vùng sản xuất hàng hoá, trồng cây chuyên canh. Chính vì vậy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã là cần thiết, tạo điều kiện cho việc đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng, bố trí các loại đất sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp “Tìm hiểu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Nguyệt Đức –huyện Thuận Thành –tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 -2015”.
    Đề tài được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Hồng Quân cùng với sự giúp đỡ của uỷ ban nhân dân xã Nguyệt Đức –huyện Thuận Thành –tỉnh Bắc Ninh.

    MỤC LỤC
    I. MỞ ĐẦU 1
    I.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    I.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. 2
    I.2.1.Mục đích. 2
    I.2.2.Yêu cầu. 2
    II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
    II.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện. 3
    II.1.1.Đối tượng thực hiện. 3
    II.1.2.Phạm vi thực hiện. 3
    II.2. nội dung và phương pháp thực hiện 3
    II.2.1.Nội dung thực hiện. 3
    II. 2.2.Phương pháp thực hiện. 3
    III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    III.1. quy hoạch sử dụng đất –cở sở khoa học để nhà nước thống nhất quản lý đất đai. 4
    III.1.1.Khái niệm quy hoạch sử đất. 4
    III.1.2. Phân loại quy hoạch sử dụng đất. 4
    III.2. Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất. 6
    III.2.1. Chấp hành nghiêm chỉnh việc sở hữu nhà nước về đất đai và tôn trọng quyền sử dụng đất của người sử dụng. 6
    III.2.2. Nguyên tắc bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. 6
    III.2.3. Để phát triển kinh tế xã hội thì cần có sự phát triển chung của các ngành. 6
    III.2.4. Nguyên tắc có tính kế thừa. 6
    III.2.5. Nguyên tắc ưu tiên đất nông nghiệp. 6
    III.3. Trình tự tiến hành lập quy hoạch. 6
    III.3.1.Trình tự, nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kì đầu 6
    III.3.2. Trình tự, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kì cuối. 10
    III. 3.3.Trình tự tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. 10
    III.3.4.Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất. 10
    IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 12
    IV.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường. 12
    IV.1.1.Vị trí địa lý. 12
    IV. 1.2.Địa hình 12
    IV. 1.3.Khí hậu. 12
    IV. 1.4.Thuỷ văn. 13
    IV. 1.5.Các nguồn tài nguyên. 13
    IV. 1.6. Cảnh quan môi trường. 14
    IV.1.7.Nhận xét chung. 15
    I. 2.Thực trạng phát triển kinh tế –xã hội. 15
    IV.2.1.Thực trạng phát triển các ngành. 15
    IV.2.1.1.Ngành nông nghiệp. 15
    IV.2.2. Dân số, lao động, việc làm 18
    IV.2.3.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. 19
    IV.2.4. Nhận xét chung. 22
    IV.3. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 22
    IV.3.1.Tình hình quản lý đất đai 22
    IV.3.2.Hiện trạng sử dụng đất 24
    IV.3.3. Biến động sử dụng đất. 27
    IV.3.4. Hiệu quả sử dụng đất. 29
    IV.4. Phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015. 30
    IV.4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hôi. 30
    IV.4.2.Phương án quy hoạch sử dụng đất đai. 32
    IV. 4.3.Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất. 49
    IV. 4.4.Kế hoạch sử dụng đất. 52
    IV.4.4.2.Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất cho các kỳ quy hoạch. 52
    IV. 4. 5. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu. 53
    IV.4.6. Các biện pháp, giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. 56
    V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
    V.1. Kết luận. 58
    V.2. Kiến nghị 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...