Luận Văn Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài.

    Còn rất ít người biết đến làng Trung Lập, một làng quê hẻo lánh, êm đềm và thuần phác như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam. Cũng tại mảnh đất này hơn một ngàn năm trước đây, khí thiêng của sông núi đã hội tụ, hun đúc, sản sinh ra một người con ưu tú của dân tộc, một tướng lính tài ba, một nhà ngoại giao lỗi lạc, một vị Hoàng đế anh minh, dũng lược, phóng khoáng. Một con người mà ân, uy bao trùm bờ cõi, trí dũng vượt khỏi biên thuỳ, khiến nhà Tống bỏ ý đồ xâm lược, bắt tay hoà hiếu; Chiêm Thành phải xin hàng. Tên tuổi và sự nghiệp dựng nước và giữ nước của ông còn sáng chói mãi cho đến ngày nay và muôn đời sau, con người ấy chính là người anh hùng dân tộc Lê Hoàn - Lê Đại Hành Hoàng đế.
    Chúng ta đều biết, thế kỷ X, là bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc, thế kỷ chấm dứt hoạ Bắc thuộc kéo dài hơn một ngàn năm, thế kỷ mở đầu cho một kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Đồng thời, cũng là thế kỷ có nhiều biến cố lịch sử liên tiếp xảy ra với nước ta, một quốc gia vừa hình thành và đang trên đà phát triển: Sự xâm lược của quân Nam Hán, cuộc nội chiến kéo dài, đánh phá phía Nam của Chiêm Thành, cuộc xâm lược của nhà Tống.
    Thế kỷ X, cũng là thế kỷ nổi lên nhiều nhân vật lịch sử, góp phần xây dựng nền độc lập của dân tộc ta, đất nước ta, như: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và tiêu biểu là Lê Hoàn, ông đã đưa dân tộc Việt Nam vượt qua từ khó khăn này đến khó khăn khác, vừa đánh giặc vừa ngoại giao, vừa chiến tranh lại vừa xây dựng đất nước để đưa dân tộc ta lên địa vị một quốc gia độc lập, tự chủ, văn minh và cường thịnh ở Đông Nam á.
    Công lao và sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn có ý nghĩa lớn đối với dân tộc lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp của anh hùng luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà sử học từ trước đến nay. Tuy nhiên, tìm hiểu về quê hương thân thế và sự nghịêp của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn còn chưa nhiều. Đó là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu lịch sử.
    Bản thân là một sinh viên khoa lịch sử, việc tìm hiểu, nghiên cứu những anh hùng dân tộc trên quê hương mình cũng như dân tộc mình sẽ góp phần vào việc giáo dục và lưu giữ truyền thống của dân tộc mình, địa phương mình.
    Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn đề tài: "Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn".
    2. Lịch sử vấn đề.
    Do tầm quan trọng và ảnh hưởng của nhân vật Lê Hoàn trong lịch sử, nên đã có hàng trăm cuốn sách, bài báo, bài luận văn .đánh giá công lao sự nghiệp, tài đức của vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn. Các bộ quốc sử, như: "An Nam Chí Lược", "Việt sử lược", "Đại Việt sử ký toàn thư"," Lịch triều hiến chương loại chí" . đã có ghi chép về Lê Hoàn. Song, vì nhiều lý do cho nên các tác phẩm viết rất vắn tắt.
    Gần đây, các nhà sử học, các nhà nghiên cứu đã có những cuộc hội thảo, các bài viết, những cuốn sách viết về Lê Hoàn.
    1) PGS.TS Trần Bá Chí “Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (980 - 981)”. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 2003.
    2) Đỗ Viết Chừng “Lê Hoàn - Quê hương - thân thế - sự nghịêp”. UBND huyện Thọ Xuân, 1984.
    3) Nguyễn Thế Giang “Kinh đô cũ Hoa Lư”. NXB văn hóa, Hà Nội, 1982.
    Trên cơ sở những bộ chính sử, sách tham khảo và các bài viết của các tác giả địa phương: Đỗ Viết Chừng, Lê Xuân Kỳ, Hoàng Hùng .người viết muốn được tìm hiểu và giới thiệu lại cho hệ thống và toàn diện hơn.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu là: “Tìm hiểu quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn”, trong đó đề cập đến các vấn đề:
    - Quê hương và thân thế danh nhân lịch sử Lê Hoàn.
    - Đóng góp của Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc.
    Nghiên cứu đề tài này trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp, đề tài sẽ đi vào tìm hiểu những vấn đề: Quê hương và một số dấu tích lịch sử của Lê Hoàn còn lại trên đất Trung Lập ngày nay; sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vua và khái quát công lao của ông đối với tiến trình phát triển lịch sử dân tộc.
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
    Nguồn tài liệu là các bộ chính sử, các sách tham khảo, các bài đăng trên các tạp chí.
    Phương pháp nghiên cứu: Quán triệt quan điểm phương pháp luận sử học Macxit và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp vận dụng các phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, trình bày vấn đề trong mối quan hệ thống nhất với lịch sử dân tộc trong thế kỷ X.
    5. Đóng góp của khoá luận.
    - Qua việc tìm hiểu “Quê hương, thân thế và sự nghiệp Lê Hoàn” sẽ giới thiệu được nguồn tư liệu mới liên quan đến nhân vật Lê Hoàn. Đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử địa phương mình, làm cho lịch sử dân tộc thêm phong phú và đa dạng.
    - Đề tài sẽ góp phần giáo dục thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, giáo dục tinh thần dân tộc, ý chí chiến đấu kiên cường, vượt qua mọi khó khăn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    6. Cấu trúc của khoá luận.
    Khoá luận gồm 69 trang, ngoài ra còn có phần mục lục và phần phụ lục. Khoá luận được chia làm 3 phần:
    A - Mở đầu.
    B - Nội dung, gồm 2 chương:
    Chương 1: Quê hương và thân thế danh nhân lịch sử Lê Hoàn.
    Chương 2: Đóng góp của Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc.
    C - Kết luận.
    Tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...