Luận Văn Tìm hiểu quang hợp ở thực vật

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 23/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU
    I - Lí do chọn đề tài:
    Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo của loài người trên nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, hóa học, lí học, sinh học
    sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loại sinh vật khác nhau: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm
    sinh học được chia làm nhiều phân môn như: động vật không xương sống, động vật có xương sống, phân loại thực vật, hình thái giải phẫu, sinh lí thực vật, hóa-sinh, giải phẫu sinh lí người
    Sinh lí thực vật là một môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động sinh lí xảy ra trong cơ thể thực vật, mỗi quan hệ giữa các điều kiện sinh thái với các hoạt động sinh lí của cây để cho ta khả năng điều chỉnh thực vật theo hướng có lợi cho con người.
    Các hoạt động sinh lí trong cây rất phức tạp, trong đó quá trình quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ cung cấp cho các hoạt động sống của cây và cung cấp một lượng lớn O2 cho sự sống của các sinh vật trên trái đất, đảm bảo sự cân bằng tỉ lệ O2/CO2 trong khí quyển thuận lợi cho các hoạt động sống của mọi sinh vật. Đối với con người quang hợp có vai trò vô cung to lớn cung cấp một nguồi năng lượng, nguyên liệu vô cùng phong phú và đa dạng cho mọi nhu cầu của con người trên trái đất Quang hợp là một quá trình độc nhất có khả năng biến những “chất không ăn được” thành “chất ăn được”, một quá trình mà tất cả hoạt động sống đều phụ thuộc vào nó.
    Cơ chế xảy ra của quá trình quang hợp như thế nào? Ảnh hưởng của quang hợp đến năng suất cây trồng như thế nào? Nhiều câu hỏi được đặt ra cho các nhà khoa học từ đó đề ra các biện pháp để nâng cao năng suất cây trồng thông qua điều chỉnh hoạt dộng quang hợp của cay trồng.
    Đặc biệt là nghiên cứu đề tài này không chỉ giúp em trả lời những thắc mắc, giải thích được một số hiện tượng thường gặp. Đây còn là cơ sở giúp em hiểu rõ nắm chắc kiến thức làm nền tảng cho việc giảng dạy sau này.
    Xuất phát từ những lí do trên nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu quang hợp của thực vật ”
    II. Mục đích nghiên cứu
    - Nắm vững cơ sở lí thuyết của quá trình quang hợp
    - Tìm hiểu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp
    III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Quá trình quang hợp ở thực vật
    - Phạm vi nghiên cứu: Sự quang hợp ở thực vật
    IV. Giả thuyết khoa học
    Trên cơ sở lí thuyết quá trình quang hợp ở thực vật thì giúp ngườ đọc thấy rõ cơ chế xảy ra quá trình quang hợp ở thực vật và biết cách điều chỉnh hoạt động quang hợp của cây trồng theo hướng có lợi cho con người. Từ đó làm tăng sự hứng thú và lòng say mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt là môn sinh học. Đồng thời kích thích sự sáng tạo, tìm tòi kiến thức sinh lí học thực vật và kiến thức sinh học nói chung của sinh viên, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành sinh-hóa.
    V. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ chế xảy ra quá trình quang hợp ở thực vật
    - Tìm hiểu việc điều chỉnh hoạt động quang hợp của cây trồng theo hướng có lợi cho con người.
    VI. Phương pháp nghiên cứu
    Tìm hiểu các kiến thức lí thuyết thông qua giáo trình sinh lý thực vật, các tài liệu sách báo, internet kết hợp với bài giảng của giáo viên.


    VII. Dự kiến tính mới đề tài
    Đề tài đi sâu nghiên cứu quá trình quang hợp ở thực vật, từ đó làm rõ cơ chế xảy ra quá trình quang hợp ở thực vật giúp người đọc dễ hiểu và từ đó giúp con người biết cách điều chỉnh quá trình quang hợp ở cây xanh để nâng cao năng suất cây trồng.
    VIII. Dàn ý nội dung được kết cấu:
    Gồm 4 mục:
    I. Khái quát chung về quang hợp ở thực vật
    II. Cấu trúc, chức năng của bộ máy quang hợp
    III. Cơ chế quá trình quang hợp
    IV. Quang hợp và năng suất cây trồng


    A. MỞ ĐẦU 2
    I - Lí do chọn đề tài: 2
    II. Mục đích nghiên cứu 3
    III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
    IV. Giả thuyết khoa học 3
    V. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    VI. Phương pháp nghiên cứu 3
    VII. Dự kiến tính mới đề tài 4
    VIII. Dàn ý nội dung được kết cấu: 4
    B .NỘI DUNG 5
    I . Khái quát chung về quang hợp 5
    1.1. Định nghĩa quang hợp 5
    1.2. Phương trình tổng quát của quang hợp 5
    1.3. Vai trò của quang hợp 6
    II. Cấu trúc và chức năng của bộ máy quang hợp. 8
    2.1. Lá là cơ quan quang hợp 8
    2.2. Lục lạp 11
    2.3. Cấu tạo và chức năng của các hệ sắc tố: 15
    III. Cơ chế quang hợp 24
    3.1. Pha sáng 24
    3.2. Pha tối – các con đường đồng hóa CO2 trong quang hợp ở các nhóm thực vật Error! Bookmark not defined.
    3.2.1. Con đường đồng hóa CO2 thực vật C3: 31
    3.2.2. Con đường đồng hóa CO2 của thực vật C4 37
    3.2.3. Con đường đồng hóa CO2 của thực vật CAM 42
    IV. Quang hợp và năng suất cây trồng 45
    4.1. Ảnh hưởng quang hợp đến năng suất cây trồng 45
    4.2.Biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua hoạt động quang hợp 48
    C. KẾT LUẬN 54
    D: Tài liệu tham khảo 55
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...