Tài liệu Tìm hiểu quan niệm của người Việt qua những câu tục ngữ về tử vi và tướng - số

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu quan niệm của người Việt
    qua những câu tục ngữ về tử vi và tướng - số






    Tóm tắt. Tử vi là môn khoa học dự đoán cho rằng, mỗi người có một cung mệnh, một lá số khác nhau, đều đã được “lập trình”. Nhân tướng học đã đưa ra những nhận xét cảm quan về tính cách con người qua nét tướng cơ thể hoặc nét tướng tinh thần. Hiện trong dân gian còn song hành tồn tại hai dạng tâm lý, hai góc nhìn đối lập: Một quan niệm coi tử vi và thuật tướng số có thể giải thích và kết luận chính xác được về mọi mặt của con người. Lại có người xem bói toán, tướng - số là mê tín dị đoan, là bịp bợm. Bởi thế, có nhiều người không tin nhưng cũng có người tin vào tử vi và tướng - số. Thực ra, để xem chuẩn một lá số tử vi là một điều bất khả thi. Nó đúng với người này mà không đúng với người khác hoặc chỉ đúng trong từng trường hợp chứ không thể là chuẩn chung cho mọi đối tượng được, bởi chúng là một hàm số có quá nhiều biến số tương tác lẫn nhau, vô cùng phức tạp và không có lời giải thấu triệt.







    Mảng tục ngữ về tử vi và tướng - số tuy
    chiếm một tỷ lệ không lớn trong kho tàng tục ngữ cổ truyền của người Việt nhưng đã phản ánh khá rõ một số quan niệm về nhân sinh của họ do sự tác động, chi phối bởi quan niệm của một số nhà chiêm tinh học Trung Hoa cổ đại. Ở bài viết này, chúng tôi muốn tìm hiểu quan niệm của người Việt qua những câu tục ngữ về tử vi và tướng - số.


    1. Trong cuộc sống, khi phải đối mặt với những tổn thương, đổ vỡ, con người bao giờ cũng trở nên yếu đuối, khủng hoảng, tưởng rằng đã hết cửa sống nên dễ có những nhận định và hành động sai lầm. Những lúc ấy người ta lại cầu viện đến thần linh, bói toán




























































    để đoán tốt hay xấu, hoạ hay phúc, cho nên
    dẫn đến việc xem bói. Xem bói thực chất là một phương tiện của khoa học dự đoán dựa trên những luận điểm của thuyết tử vi.
    Cùng với thuyết tử vi, nhân tướng học cũng là một khoa học theo nguyên lý Âm dương Ngũ hành, có thể dựa vào một nét đặc điểm nào đó trên cơ thể con người mà xét đoán về tính cách, phẩm chất hoặc dự báo về tương lai của mỗi người. Nói một cách tổng quát, vô luận nam hay nữ, trong mỗi con người (hình tướng, tính cách, khí sắc, thanh âm, phần vô hình cũng như phần hữu hình) đều bị nguyên lý Âm dương chi phối. Vậy, tử vi và thuyết “Tài mệnh tương đố” có ảnh hưởng gì đến đời sống tâm linh người Việt Nam nói chung, đến tục ngữ cổ truyền người Việt nói riêng ?.






    1.1. Hơn nghìn năm Bắc thuộc, nền văn
    hoá Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Chữ Hán được coi là ngôn ngữ chính thức và văn hoá Hán có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học dân tộc, trong đó, thuật tướng - số và thuyết tử vi của người Trung Hoa cổ đã in dấu ấn tư tưởng trong một bộ phận người Việt. Nhiều nhà thơ lớn của Việt Nam thời xưa, qua những vần thơ của mình đều bộc lộ niềm tin vào thuyết định mệnh. Câu thơ chữ Hán “Sang cùng khó bởi chưng trời, lăn lóc làm chi cho nhọc hơi” (trong “Quốc âm thi tập”) của Nguyễn Trãi; câu “Ngẫm hay muôn sự tại trời” (trong “Truyện Kiều”) của Nguyễn Du và câu ca dao “Số giàu đưa đến dửng dưng, lọ là con mắt tráo trưng mới giàu” đều diễn đạt một ý với câu “Phú quý tại thiên” của người Hán.
    Trước những nỗi khổ đau tột cùng của đồng loại, trong “Truyện Kiều” bất hủ của mình, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã viết: “Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”.
    “Chữ tài”, “chữ mệnh” thuộc phạm trù “số mệnh” không chỉ được Nguyễn Du thốt lên tiếng nói nghẹn thắt về số phận con người mà còn được đề cập đến ở vị trí trung tâm của khoa tử vi. Căn cứ vào ngày sinh, tháng đẻ, Trần Đoàn, một nhân vật Đạo gia kiêm Nho gia, tự là Đồ Nam, hiệu là Hy Di, đời Tống sơ (thời Trung Hoa cổ đại) đã tổng hợp các kiến giải về lý thái cực của vũ trụ, lấy tướng số mà xét sự vận chuyển của trời đất, suy diễn ra hành động của vạn vật rồi áp dụng các hệ quả của nó vào nhân tướng học đến giải đoán tâm tình, vận số của con người, mở đầu cho Lý - Số và Tướng số học. Chính ông đã tìm ra nguyên tắc viết nên lá số tử vi nhằm tìm hiểu số phận con người. Trước đó, “Kinh dịch” của Khổng Tử, một tác phẩm thành văn tối cổ của Trung Hoa cổ đại đã đề

    cập đến thuyết Âm dương Ngũ hành. Nhưng
    đó mới chỉ là sự góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống bằng văn bản về quan niệm của người xưa từ thời Phục Hy cho đến đời Khổng Tử (511- 478 trước Công nguyên).
    Theo truyền thuyết, trước đó, vua Phục
    Hy (khoảng 44 thế kỷ trước Công nguyên) mới là người đầu tiên nhận thức được các lẽ Âm dương biến hoá của trời đất. Sau đó, Trâu Diễn người nước Tề (thế kỷ thứ III trước Công nguyên), căn cứ vào “Kinh dịch” đã phổ biến hết tinh thần và công dụng của Âm dương không chỉ vào vạn vật trong thiên nhiên mà còn ảnh hưởng vào cả con người nữa. Do đó, người đời sau coi Trâu Diễn như người khai sáng ra phái Âm dương, nguồn gốc của phái Lý - Số do Hy Di, học giả đời Tống sơ sáng lập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...