Luận Văn Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của đồng bào dân tộc Tày - huyện Na Hang -Tuyên Quang

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Việt Nam - quốc gia đa dân tộc với 54 anh em sinh sống rải rác từ Bắc vào Nam, từ mũi Cà Mau đến đỉnh đầu Lũng Cú. Các dân tộc sống gắn bó, đoàn kết với nhau trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Tuy cùng chung một mục đích là bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nhưng mỗi dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển, trải qua các giai đoạn lịch sử đã nảy nở và sáng tạo cho mình những yếu tố tập tục văn hoá mang tính truyền thống và có giá trị sâu sắc. Những yếu tố truyền thống đó là những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
    Dân tộc Tày ở Việt Nam là một trong những dân tộc chính, chiếm số dân cao. Tuy nhiên, do chịu sự tác động nhiều mặt của nền kinh tế thị trường, nhiều nét bản sắc văn hoá của người Tày cũng đã bị mai một lãng quên hoặc bị đơn giản hoá. Do vậy, để giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hoá đó trước tiên ta cần phải tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về chúng.
    Cưới xin cũng là một nét đẹp văn hóa. Hôn nhân của người Tày nói chung và người Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang nói riêng theo kiểu đối ngẫu 1 vợ 1 chồng. Việc cưới xin là một trong những việc hệ trọng nhất trong cuộc đời gồm cưới vợ, làm nhà và báo hiếu tứ thân phụ mẫu. Với gia đình là trách nhiệm đối với con cái, với cộng đồng xã hội là duy trì nòi giống, phong tục mang bản sắc riêng của dân tộc.
    Trong quá trình học tập tại trường Đại học Văn hóa. Với kiến thức được các thầy cô truyền thụ, dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Nguyễn Văn Cương, bên cạnh những tài liệu hiện có. Người viết xin được mạnh dạn chọn đề tài: "Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của đồng bào dân tộc Tày - huyện Na Hang -Tuyên Quang".


    2. Phạm vi nghiên cứu:
    - Trên địa bàn huyện Na Hang - Tuyên Quang. Đã được so sánh với những tập tục của đồng bào Cao Lan - Huyện Na Hang - Tỉnh Tuyên Quang.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    - Thông qua việc khảo sát tập quán cưới xin của người Tày Na Hang - Tuyên Quang, đề tài sẽ giúp người đọc có được một cái nhìn tổng quát, có hệ thống và sâu sắc hơn về các giá trị văn hoá trong tập tục cưới xin của người Tày nói chung và người Tày ở Na Hang nói riêng. Không những thế đề tài còn nêu lên những bất cập, nhưng phong tục lạc hậu cần bài trừ để làm trong sáng hơn một tục lệ đã trở thành một nét đẹp văn hóa của đồng bào Tày Na Hang - Tuyên Quang.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp.
    - Khảo sát, điều tra dân tộc.
    - Phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng tại địa bàn nghiên cứu.
    - Tổng hợp và hệ thống các tài liệu có trước.
    5. Cấu trúc đề tài:
    - Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:
    + Chương I: Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội ở huyện Na Hang -Tuyên Quang.
    + Chương II: Đặc điểm trong tập quán cưới xin của người Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang.
    + Chương III: Những biến đổi trong tập quán cưới xin của Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang.
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Phạm vi nghiên cứu . 2
    3. Mục đích nghiên cứu . 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    5. Cấu trúc đề tài 2
    Chương I. Khái quát đặc điểm tự nhiên và xã hội huyện Na Hang - Tuyên Quang 3
    1.1. Vị trí địa lý . 3
    1.2. Dân số và diện tích đất tự nhiên, nơi cư trú 3
    1.3. Văn hoá xã hội . 3
    Chương II. Tập quán cưới xin của người Tày huyện Na Hang - Tuyên Quang 5
    2.1. Quan niệm về cưới xin 5
    2.2. Một số quy tắc cơ bản trong cưới xin 5
    2.3. Tiêu chí chọn vợ chọn chồng . 6
    2.4. Tục lệ trước khi cưới 7
    2.5. Tục lệ khi cưới . 9
    2.6. Các trường hợp hôn nhân ngoại lệ . 22
    2.7. So sánh với tập quán cưới xin của người Cao Lan - Huyện Na Hang . 26
    Chương III. Những biến đổi trong tập quán cưới xin của người Tày huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang 31
    KẾT LUẬN . 34
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 36
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...