Chuyên Đề Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của đồng bào dân tộc Tày - huyện Na Hang -Tuyên Quang

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của đồng bào dân tộc Tày - huyện Na Hang -Tuyên Quang

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Việt Nam - quốc gia đa dân téc với 54 anh em sinh sống rải rác từ Bắc vào Nam, từ mòi Cà Mau đến đỉnh đầu Lũng Cú. Các dân téc sống gắn bó, đoàn kết với nhau trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Tuy cùng chung một mục đích là bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nhưng mỗi dân téc trong quá trình hình thành và phát triển, trải qua các giai đoạn lịch sử đã nảy nở và sáng tạo cho mình những yếu tố tập tục văn hoá mang tính truyền thống và có giá trị sâu sắc. Những yếu tố truyền thống đó là những sắc thái văn hóa riêng của từng dân téc góp phần tạo nên nền văn hóa ViệtNam rất đa dạng và phong phó.
    Dân téc Tày ở Việt Nam là một trong những dân téc chính, chiếm số dân cao. Tuy nhiên, do chịu sự tác động nhiều mặt của nền kinh tế thị trường, nhiều nét bản sắc văn hoá của người Tày cũng đã bị mai một lãng quên hoặc bị đơn giản hoá. Do vậy, để giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hoá đó trước tiên ta cần phải tìm hiểu và nhận thức đúng đắn về chúng.
    Cưới xin cũng là một nét đẹp văn hóa. Hôn nhân của người Tày nói chung và người Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang nói riêng theo kiểu đối ngẫu 1 vợ 1 chồng. Việc cưới xin là một trong những việc hệ trọng nhất trong cuộc đời gồm cưới vợ, làm nhà và báo hiếu tứ thân phụ mẫu. Với gia đình là trách nhiệm đối với con cái, với cộng đồng xã hội là duy trì nòi giống, phong tục mang bản sắc riêng của dân téc.
    Trong quá trình học tập tại trường Đại học Văn hóa. Với kiến thức được các thầy cô truyền thụ, dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Nguyễn Văn Cương, bên cạnh những tài liệu hiện có. Người viết xin được mạnh dạn chọn đề tài: "Tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của đồng bào dân téc Tày - huyện Na Hang -Tuyên Quang".


    2. Phạm vi nghiên cứu:
    - Trên địa bàn huyện Na Hang - Tuyên Quang. Đã được so sánh với những tập tục của đồng bào Cao Lan - Huyện Na Hang - Tỉnh Tuyên Quang.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    - Thông qua việc khảo sát tập quán cưới xin của người Tày Na Hang - Tuyên Quang, đề tài sẽ giúp người đọc có được một cái nhìn tổng quát, có hệ thống và sâu sắc hơn về các giá trị văn hoá trong tập tục cưới xin của người Tày nói chung và người Tày ở Na Hang nói riêng. Không những thế đề tài còn nêu lên những bất cập, nhưng phong tục lạc hậu cần bài trừ để làm trong sáng hơn một tục lệ đã trở thành một nét đẹp văn hóa của đồng bào Tày Na Hang - Tuyên Quang.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp.
    - Khảo sát, điều tra dân téc.
    - Phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng tại địa bàn nghiên cứu.
    - Tổng hợp và hệ thống các tài liệu có trước.
    5. Cấu trúc đề tài:
    - Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:
    + Chương I: Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội ở huyện Na Hang -Tuyên Quang.
    + Chương II: Đặc điểm trong tập quán cưới xin của người Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang.
    + Chương III: Những biến đổi trong tập quán cưới xin của Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang.

    CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HUYỆN NA HANG - TUYÊN QUANG.

    1.1. Vị trí địa lý:
    Tỉnh Tuyên Quang là địa bàn cư trú của 22 dân téc anh em. Từ buổi sơ khai của lịch sử nơi đây đã có người nguyên thủy sinh sống. Đất lành chim đậu, mảnh đất này đã thu hót các dòng người từ bốn phương tìm về tụ lại, nhất là những lúc các quốc gia láng giềng có biến cố xảy ra. Na Hang là một huyện miền núi vùng cao, nằm về phía Bắc của Tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông giáp với huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn, phía bắc giáp với huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng và huyện Bắc Mê -Tỉnh Hà Giang. Phía Tây giáp với huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang. Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang.
    1.2. Dân số và diện tích đất tự nhiên, nơi cư trú:
    Với dân số 66.561 người trên diện tích đất tự nhiên là 147,166ha. Mật độ dân số trung bình 2211 người/km[SUP]2[/SUP]. Na Hang là nơi hội tụ của 5 dân téc anh em trong đó dân téc Tày chiếm 80%. Nguồn thu nhập chính là sản xuất lúa nước. ở Na Hang, dân sống tập trung ở vùng bằng phẳng để tiện cho việc trồng lúa nước như liên thôn, liên bản, liên xã.
    1.3. Văn hóa, xã hội:
    Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của TW về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân téc. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển. 100% xã, thị trấn có đội văn nghệ, duy trì thường xuyên 371 tổ đội văn nghệ quần chúng, 285 đội thể thao ở thôn bản, cơ quan, trường học. Quy ước, hương ước thôn bản được thực hiện có hiệu quả. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được đông đảo nhân dân tham gia. Đã có 62,8%gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. 64% thôn bản đạt tiêu chuẩn thôn bản văn hoá. Duy trì thường xuyên hoạt động của nhà văn hóa, thể thao cụm xã. 182 nhà văn hóa thôn bản phục vụ hội họp và sinh hoạt văn hoá của nhân dân. Duy trì thường xuyên hoạt động của đội thông tin lưu động, đội chiếu bóng lưu động phục vụ các thôn bản vùng sâu vùng xa.
    Xuất phát từ vị trí địa lý, thành phần dân téc, bố trí dân cư, cấu trúc sinh hoạt gia đình có thể nói huyện Na Hang là một huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang có phân đông dân là người Tày cư trú. Từ những đặc điểm trên người Tày ở huyện Na Hang và người Tày tỉnh bạn đã có mối quan hệ dân téc, thân téc .
    Văn hóa dân téc Tày ở huyện Na Hang trong đó có văn hóa phong tục hỏi và cưới xin. Về đặc điểm việc hỏi và cưới xin của người Tày huyện Na Hang là phải nói đến vai trò của quan làng.
    Những năm gần đây dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc. Về việc sử dụng các bài hát nói, xu, lượn, cọi . đã được cải biên ngắn gọn súc tích, cắt bỏ các thủ tục, tục lệ rườm rà không cần thiết được các cấp uỷ, chính quyền và ngành văn hóa khai thác, bảo tồn các giá trị văn hoá ở địa phương, ý nghĩa của hát quan làng trong đám cưới là một nhu cầu văn hóa lành mạnh không thể thiếu được.

    CHƯƠNG II:TẬP QUÁN CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI TÀY HUYỆN NA HANG - TỈNH TUYÊN QUANG.

    Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà được hợp thức hoá bởi đó nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của vợ chồng trong quan hệ với nhau và với con cái của họ. Như vậy, hôn nhân là một hiện tượng xã hội, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, có những hình thức và tính chất hôn nhân phù hợp, theo Ănghen có 3 loại hình thức hôn nhân chính của nhân loại, ở thời đại mông muội có chế độ tạp hôn, ở thời đại văn minh có chế độ một vợ hoặc một chồng.
    Trong cưới xin của người Tày ở đời đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lịch sử. Hiện nay cưới xin hoàn toàn dùa trên cơ sở tự nguyện bình đẳng.
    Dưới đây là những đặc trưng cơ bản trong tập quán cưới xin cổ truyền của người Tày ở huyện Na Hang - Tuyên Quang.
    2.1. Quan niệm về cưới xin:
    Bất cứ một dân téc nào cũng xem vấn đề dựng vợ gả chồng là một việc hệ trọng của cả cuộc đời con người. Người Tày quan niệm con người sống ở đời có 3 việc lớn: việc làm nhà, việc cưới và báo hiếu cha mẹ, cho nên việc lập gia đình cho con cái được người Tày rất chú ý quan tâm và tổ chức rất chu đáo, vì họ coi đó là cơ sở đầu tiên làm nên một gia đình, làm nên một tế bào xã hội và làm chiếc cầu nối giữa con người với xã hội. Ngoài ra người Tày quan niệm cưới xin là một sự việc hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi gia đình. Do việc kén chọn con dâu, con rể phải do bố mẹ quyết định. Các bậc bố mẹ cưới vợ cho con nhằm mục đích chủ yếu là để có người nối dõi tông đường và có thêm nhân lực lao động cho gia đình.
    2.2. Một số quy tắc cơ bản trong cưới xin.
    Người Tày ở Na Hang tục cưới xin một vợ mét chồng theo qui tắc ngoại hôn dòng họ đã được thiết lập từ lâu. Theo qui tắc này những người trong cùng một dòng họ tuyệt đối không được lấy, không được quan hệ tính giao với nhau. Người Tày ở đây có các họ: Hoàng, Nông, Phạm . để tránh vi phạm qui tắc ngoại hôn dòng họ, khi con cái lớn lên, bố mẹ và họ dậy bảo rất kỹ về qui tắc này, chỉ bảo cho con cái biết ai có thể kết hôn được. Người Tày ở Na Hang quan niệm. Đã cùng họ là anh em mà anh em trong họ lấy nhau là sẽ phạm tội loạn luân trường hợp con gái đi lấy chồng thì phải sau 5 đời các con cháu của họ mới được phép kết hôn.
    Gia đình người Tày mang tính chất phụ quyền rất rõ được thể hiện quan hệ giữa các thành viên như vợ phải nghe theo chồng, giữa cô dâu và các bậc trên có sự phân biệt nghiêm như: không được ăn cùng mâm ngồi cùng chiếu với bố, anh chồng, không được tới chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố, chú, anh chồng. Đó là biểu hiện của lễ giáo phong kiến.
    2.3. Tiêu chí chọn vợ, chọn chồng.
    Các bậc cha mẹ chọn con dâu, con rể cần phải có những tiêu chuẩn sau đây:
    Tiêu chuẩn người vợ lý tưởng trong xã hội Tày xưa phải là người khoẻ mạnh, chịu khó chăm chỉ làm ăn, nói năng nhẹ nhàng biết thành thạo các công việc nội trợ và đối xử lễ phép với bố mẹ, anh em họ hàng làng xóm và cha mẹ. Người con gái phải là người phóc hậu, sinh được nhiều con. Đặc biệt phải dệt vải, kéo sợi, tự may quần áo. Người Tày có câu tục ngữ "Chôm lua chôm bươn láp" (nghĩa là tìm hiểu con gái vào tháng chạp). Vào thời gian này thời tiết giá lạnh các cô gái thường mặc nhiều quần áo, qua đó dễ nhận biết người con gái chăm chỉ hay không,có tài thêu dệt và khéo may vá hay không, cơ ngợi đức tính cần cù của người phụ nữ trong gia đình.
    Người chồng lý tưởng là người khoẻ mạnh, cần cù, chịu khó làm ănm, biết thương vợ con. Biết đối xử tốt với họ hàng, bố mẹ, anh chị em nhà vợ. Do tính chất gia đình người Tày là phụ hệ nên vai trò của người đàn ông trong gia đình rất lớn. Do đó người phụ nữ cũng lùa chọn rất kỹ người đàn ông của mình, đó cũng phải là người mà họ yêu thương và kính trọng thì mới có thể chung sống hạnh phóc được.

    2.4. Tục lệ trước khi cưới.
    Việc cưới xin là việc rất quan trọng trong đời sống của đồng bào Tày.Vì vậy nên việc kén chọn cô dâu, chú rể cũng như việc chọn ngày, giê làm lễ cưới xin được lùa chọn xem xét rất kỹ càng. Đồng bào Tày cho rằng ngày cưới là ngày hệ trọng nhất, là bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi con người. Do đó những người làm bố làm mẹ phải có trách nhiệm tổ chức ngày cưới cho con thật chu đáo. Nhưng để tiến tới lễ cưới chính thức phải tiến hành những bước quan trọng tạo thành một hệ thống lễ nghi khá phong phó. Nhà trai muốn đón cô dâu phải trải qua các bước sau:
    2.4.1. Lễ dạm ngõ (Pay xắm):
    Theo tục lệ, đây là một việc làm bình thường của 2 gia đình có quan hệ quen biết nhau từ trước. Việc gả con là việc 2 gia đình tự thoả thuận và đồng ý ngầm với nhau. Có thể 2 đứa trẻ chưa có hoặc tự nhận biết về tình yêu với nhau.
    Việc đi hỏi vợ cho con là việc chủ động của gia đình nhà có con trai (khi hai gia đình đã có ý cho 2 đứa trẻ). Thông thường đi hỏi thời gian kết hôn khoảng cách thường là 3 năm.
    Lễ vật đi hỏi gồm: 2lít rượu, 2 con gà sống thiến, 2 kg gạo tẻ hoặc nếp. Người đi hỏi là đại diện của họ nhà trai (trưởng họ hoặc anh trai hoặc con trai của chủ hộ gia đình).
    Các loại lễ vật phải đưa sang nhà gái trong thời gian 3 năm theo quy ước (không được thiếu năm nào).
    + Lễ rằm tháng 7: gồm bánh gai, bánh chuối, các loại bánh đều được tính bằng 12 cặp (tượng trưng cho 12 tháng trong năm).
    + Lễ cơm mới + cốm: đơn vị tính = 12 ống = 12kg
    + Lễ tết nguyên đán (tết âm lịch) = bánh chưng tính bằng 12 cặp = 24 chiếc.
    Việc đưa quà, lễ vật do người nhà trai đưa không phải có đại diện của dòng họ. Mỗi một lần đưa lễ đề có rượu và gà sống (1 lít rượu + 1 con gà sống thiến).
    2.4.2. Lễ đối chiếu tuổi, ngày tháng sinh (lễ kháp thư minh):
    Sau khoảng thời gian 1 năm nhằm xác định quan hệ sâu sắc để tiến tới hôn nhân. Có thể không hợp nhau để cắt đứt quan hệ hoặc nếu hợp nhau có thể đi tiếp đến hôn nhân. Nhà trai chủ động tổ chức buổi đối chiếu về tuổi, ngày tháng sinh (theo sổ sách tử vi).
    Lễ vật gồm: 1 bữa ăn nhậu (do nhà trai chủ trì) có các thành phần đại diện họ nhà trai, nhà gái và ông thầy cóng có trình độ nho học hiểu biết sách tử vi, để kết luận xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau để trở thành vợ chồng hay là cắt đứt quan hệ.
    2.4.3. Lễ thách cưới (lễ kê khai).
    Sau khi đối chiếu ngày, tháng, năm sinh thấy hợp nhau và xây dựng quan hệ vợ chồng của hai đứa trẻ. Nhà trai chủ động đặt vấn đề với nhà gái việc tổ chức lễ cưới, nhà gái đưa ra ý kiến lấy bao nhiêu đồ vật, lễ này được quy định nh­ sau (nhà trai phải đáp ứng).
    + Gạo = ?kg
    +Thịt lợn hơi = ?kg
    + Khoản tiền mặt: Tiền công cha mẹ sinh thành = ?
    Tiền mua sắm đồ cưới cô dâu = ?
    Tiền lễ vật cóng tổ tiên = ?
    Tiền chi phí khác = ?
    * Lễ thách cưới này do nhà trai đề xuất và chủ trì tại nhà gái (đại diện là trưởng họ nhà trai), các thoả thuận bằng văn tự theo quy ước, có sự thảo luận của hai bên nhà trai và nhà gái bằng hình thức công khai.
    2.4.4 Lễ cưới nhỏ (lễ sông nhà chồng).
    Lễ cưới nhỏ (lễ đưa con gái về sông nhà chồng) để có con dâu tương lai được bước vào nhà chồng một cách chính thức là có quan hệ đi lại khi có công việc cần thiết.
    Lễ vật tổ chức đám cưới nhỏ:
    + Gà sống thiến = 12con
    + Rượu = 12lit
    + Lợn 1 con = 20kg
    Chi phí bằng một nửa đám cưới chính thức (đám cưới lớn).
    Thành tiền: Không mời khách ngoài 2 bên gia đình họ hàng nhà trai và nhà gái (có nghĩa là đám cưới nhỏ về quy mô không bằng đám cưới lớn nhưng nội dung có đầy đủ như đám cưới chính thức).
    Việc đón dâu: - Có đại diện nhà trai (quan làng) người thay mặt họ hàng nhà trai đến để đón dâu.
    - Nhà gái có đại diện đưa dâu.
    Hình thức: Nhà gái đưa dâu được xông nhà trai sau đó đón cô dâu trở về nhà gái (không cho cô dâu nghỉ tại nhà trai qua đêm).
    Việc cưới nhỏ chủ yếu đưa cô dâu đến xông nhà chú rể để có lý do qua lại gia đình nhà chồng một cách hợp pháp (lúc này chưa có đăng ký bằng pháp luật).
    Phạm vi của đám cưới: Không mời rộng rãi chủ yếu trong nội téc hai gia đình nhà trai và nhà gái cũng có tổ chức đưa dâu và đón dâu.
    2.4.5. Lễ báo ngày cưới (hẹn cằm).
    Sau 3 năm chờ ngày cưới, nhà trai xem được ngày lành tháng tốt, cử ông mối đi sang bên nhà gái để hẹn ngày cưới.Trong buổi lễ này hai bên bàn bạc và quyết định số lượng lễ vật dẫn cưới, đi sâu vào từng khoản cụ thể như bao nhiêu tiền mặt, bao nhiêu lợn, gà, bao nhiêu gạo, rượu .
    Lễ báo ngày cưới phải tiến hành trước ngày cưới từ 1 - 3 tháng để nhà gái và nhà trai đủ thời gian chuẩn bị. Nhà trai chuẩn bị lễ vật, tiền bạc và thông báo cho phường họ bạn bè của mình cắt cử công việc và mặt khác để hai nhà có đủ thời gian mời bạn bè, họ hàng về dự lễ cưới.
    Trong buổi lễ này, lễ vật mang theo gồm: 1 đôi gà thiến, 2 chai rượu.
    2.5. Tục lệ khi cưới.
    Ngày cưới nhà trai, nhà gái cùng tổ chức tưng bõng tấp nập người ra vào, nói cười vui vẻ.
    "Trăm năm mới có 1 ngày".
    Đây là ngày lễ trọng đại của cả hai họ, cho nên lễ cưới càng đông vui bao nhiêu thì người ta lại càng thấy vinh dự bấy nhiêu. Nếu như tổ chức lễ cưới mà không được đông vui thì sẽ bị người làng khinh rẻ. Bởi vậy dự bất kỳ đám cưới nào của người Tày ta cũng thấy tập tục trên. Hai nhà trai gái đều có cỗ bàn ăn uống linh đình trong hai ngày, nhà trai phải có 2 - 3 con lợn to béo để mổ, nếu khách mời đến đông thì phải mổ thêm đồng thời phải dẫn lễ vật sang nhà gái (vào buổi sáng hôm trước ngày cưới).
    Đối với việc tiếp khách tuỳ thuộc vào mức độ quan hệ với thân chủ, các vị khách mời dự lễ cưới đều có lễ vật mừng hoặc bằng tiền, nhà chủ cử một người thân giữ sổ ghi chép lễ mừng của khách để nhà chủ sau này nhớ mà đi trả.
    Đúng ngày giê đã ước định đoàn chú rể bắt đầu ra cửa đón dâu, đoàn chú rể có:
    + Ông quan làng.
    + Bà đón (gia lặp)
    + Chó rể (khươi chính)
    + Phù rể (khươi xếp)
    + Cô đón 2 người (a lặp).
    Mọi người trong đoàn đều ăn mặc chỉnh tề, quần áo mới, đặc biệt chú rể cái gì cũng mới, nhất là quần áo, giầy, mũ, ô.
    Khi đoàn chú rể lên đường, vị trí trưởng họ có uy tín cầm đưa chú rể một cái ô đã mở sẵn và chúc đoàn đi đường gặp mọi sự may mắn tốt lành đi đến nơi về đến chốn.
    Cái ô đã mở đưa ra cho chú rể đấy vì ngày xưa chú rể đi đón dâu phải đội ô.
    Quan làng là người thay mặt nhà trai có đủ thẩm quyền và khả năng giải quyết mọi việc và mọi lễ nghi khi dẫn đoàn chú rể sang nhà gái, quan làng cũng có thể lấy người đã làm mối. Quan làng và bà đón được chọn trong họ họ hàng người thân họ nhà trai, đứng tuổi có uy tín đức độ, nói năng hoạt bát, lịch thiệp có chồng có vợ song toàn và phải là người thuộc nhiều bài hát lượn coi mừng đám cưới. Phù rể phải chọn người chưa có vợ, thông minh lanh lợi . Các cô đón dâu phải là người chưa chồng, hiền lành. Những người con trai, con gái này phải thuộc nhiều dân ca, bài lượn mừng đám cưới.
    Bà đón có nhiệm vụ là sang bên nhà gái mang những sính lễ mà hôm trước đó chưa mang sang thứ hai là có nhiệm vụ dẫn đường cô dâu về nhà chồng. Hai cô đón (a lặp) có nhiệm sang cùng chú rể, là để khiêng những lễ vật mà nhà gái cho con dâu. Phù rể sang cùng chú rể, phù rể có nhiệm vụ là giúp chú rể thực hiện những nghi lễ mà bên nhà gái quy định. Đoàn đưa cô dâu sang nhà trai gồm có:
    + Ông đưa (tà xèng)
    + Bà đưa (tài xèng)
    + Cô dâu (lua chính)
    + Phù dâu (lua xếp)
    + Dì đưa (na xồng).
    Ông đưa và bà đưa có trách nhiệm giao tiếp với nhà trai và hướng dẫn co dâu làm nghi lễ cần thiết ở nhà trai, tiêu chí chọn ông đưa bà đưa cũng giống bên nhà trai. Khi tiến hành các nghi lễ ở bên nhà gái cũng giống như bên nhà trai, quan làng, ông đưa, bà đưa, bà đón hai bên đều thưa gửi bằng lời ca tiếng hát thay cho những câu đối thoại thông thường giữa hai họ. Đây là tập quán, người ta cho rằng thế mới là sang trọng.
    Phù dâu có nhiệmvụ dẫn cô dâu sang bên nhà chồng, giúp cô dâu tiếp khách bên nhà chồng, mà khách này là khách của chú rể, thứ hai nữa là giúp cô dâu thực hiện những nghi lễ mà bên nhà chồng đưa ra, tiêu chí chọn phù dâu phải là giỏi giang hoạt bát nhanh nhẹn là người chưa chồng, cũng phải là người thuộc họ hàng, nhưng người thuộc là em thì mới lấy làm phù dâu.
    Dì đưa sang bên nhà trai cùng cô dâu có nhiệm vụ sang hộ giữ của cải của cô dâu, khi cô dâu ra khỏi buồng hộ chú rể tiếp khách, tiêu chí chọn dì đi đưa cũng như chọn phù dâu.
    Lại nói về nhân vật quan làng, đây là người đại diện cao nhất của họ nhà trai, thay bố mẹ chú rể và họ nhà trai ứng xử mọi việc, mọi nghi lễ tại nhà gái. Quan làng thường có 2 người, 1 chính 1 phụ. Ông Hoàng Hột ở huyện Na Hang cho biết, vùng này đồng bào thường chọn một quan làng ông gọi là "Pú rặp", một quan làng bà gọi là "Gia rặp". Quan làng phải là người có phong thái ung dung đĩnh đạc, biết hát và thuộc nhiều bài hát quan làng, giỏi ứng đối, thông hiểu các tục lệ về đám cưới. Phù rể phải là người thanh niên nhanh nhẹn, lễ phép, chưa có vợ, thường chọn trong số bạn thân của chú rể, họ chỉ làm 1 lần, làm nhiều lần sẽ bị mất léc và có thể bị Õ vợ. Người mang lễ vật thường là các em gái, em trai. Lễ dẫn cưới gồm trầu, cau, thịt lợn hơi, gạo rượu, gà sống thiến. Số lượng tuỳ theo lệ vùng và tuỳ vào hoàn cảnh của từng gia đình, song phổ biến trong cộng đồng người Tày số lễ vật gồm 120 lá trầu, 60 quả cau, 60kg lợn hơi, 30 - 40 kg gạo nếp, 24 chiếc bánh dày, 60 chai rượu, 2 con gà sống thiến. Ngoài số lễ vật trên, còn có một tấm vải khô ướt chiều rộng bằng một khổ vải, chiều dài chõng 8 - 10cm.
    Bên nhà gái mời họ hàng đến dự và chứng kiến lễ cưới. Cử đoàn đại diện đưa tiễn cô gái về nhà chồng. Đại diện nhà gái là pả mẻ, cũng như quan làng của nhà trai, pả mẻ được toàn quyền thay mặt cho nhà gái. Người ta cũng chọn những người nhạn nhẹn hoạt bát, đức độ, giỏi ăn nói để thay mặt nhà gái trao con gái cho nhà người. Có người đi theo phù dâu, người phù dâu phải là người chưa chồng, họ chỉ phù dâu cho người bạn thân nhất. Phù dâu gọi là "lùa tôi". Có một vài người đi cùng đi mang đồ dùng của cô dâu gồm quần áo, chăn màn, gối "Pả mẻ" và "lùa tôi" cũng phải biết hát và thuộc nhiều bài quan làng đã hát đáp khi đoàn nhà gái đến nhà trai và thực hiện các nghi lễ.
    * Trình tự các tục, nghi lễ và hát quan làng trong đám cưới của người Tày.
    Hát quan làng trong đám cưới người Tày mang bản sắc rất độc đáo vì người ta đều dùng ca hình tượng, ví von rất giàu chất trữ tình để thực hiện các nghi lễ, đối đáp giữa nhà trai và nhà gái. Nó mang tính sinh hoạt văn hoá cộng đồng bởi nội dung của các bài hát có chất thi pháp, có vần điệu đồng thời chứa đựng những giá trị về đạo đức lối sống không chỉ răn dạy cô dâu chú rể mà nó còn ảnh hưởng đến những người có mặt tại lễ cưới. Khi người hát thì dù ai có đang vui cũng phải dừng lại để nghe cho tường, từng lời hát và các vần điệu ngấm vào tâm hồn của người dự lễ. Chính lễ đó mà các bài quan làng có sức sống truyền từ đời này sang đời khác, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và tồn tại lâu bền đến mai sau.
    + Tục căng dây chặn đường (căng sai dó tang).
    Khi đoàn đón dâu của nhà trai đến ngõ nhà gái, nhà gái cho chăng dây qua đường, có nơi đóng cổng hoặc chăng dải vải, cho người giả vê gặng hỏi, chất vấn . Đây là thử thách đầu tiên, tùy ý hỏi của nhà gái, nhà trai phải hát đối cho hợp ý, hợp cảnh mới được nhà gái cho đỡ dây, mở cổng.
    - Chủ hỏi:
    Xo chiềng thâng khéc lạ táng mường
    Pay tàng tầu mà thang đin nẩy
    Sao báo hăn thay thảy rùng roàng
    Nhịnh tua cần khao bang miác nả
    Chõng tàng khỏi lèo xử phép quan
    Cần đây xin quá tàng khâu bản
    Pấu đây là pấu cành cây mà
    Pang chử cần rà cấn lạ
    Khái xo xam thất thá thuổn cằm.
    Tạm dịch:
    Xin trình lên khách lạ khác mường
    Định đi đâu qua đường đây đó.
    Gái trai lịch sự thanh tân
    Những con người trắng ngần xinh xắn
    Giữ người tôi phải vặn,phép quan
    Người ngay mới qua đường vào bản
    Không ngay đừng lảng vảng gần đây
    Thật thà tôi hỏi rõ trước sau

    - Khách đáp:
    Xo chiềng thâng noọng á sườn luông
    Càm kha ón mà thâng đin nẩy
    Hăn mì toản phít quí tỏn tàng
    Hăn mì toản lụa loàn tảng soóc.
    Bẩu hẩu cần pảng noóc khẩu pây
     
Đang tải...