Luận Văn Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam
    Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá, tránh các rào cản thuế quan và phi thuế quan, đồng thời tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
    Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua nhà nước Việt Nam đã lần lượt ban hành một loạt văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐTTTRNN và đã thu lại được những thành quả nhất định. Tuy nhiên có thể thấy từ trước đến nay, chính sách đầu tư của nhà nước ta luôn chỉ coi trọng và không ngừng khuyến khích hoạt động ĐTTTNN vào Việt Nam. Vì vậy, khi nói đến ĐTTTNN, chúng ta thường chỉ biết đến hoạt động của các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chứ dường như không nghĩ đến việc các công ty Việt Nam cũng có thể ĐTRNN. Tại sao lại không, khi mà hoạt động ĐTTTRNN đã và đang diễn ra mạnh mẽ không những chỉ ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc năm 2005 thì xu hướng ĐTRNN của các nước đang phát triển đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Thực ra hoạt động ĐTRNN của các công ty ở các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore đã diễn ra từ những thập kỷ 70 hay 80. Khi điều kiện kinh tế của các quốc gia đó gần như điều kiện của Việt Nam hiện nay. Bằng cách ĐTTTRNN mà các công ty như Daewoo, Huyndai, Samsung từ các công ty nhỏ đã trở thành các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Và hiện nay các công ty ở Trung Quốc đang nổi lên bởi các hoạt động ĐTTTRNN khá táo bạo.
    Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức ký Nghị định thư gia nhập WTO, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Như vậy, trong thời gian tới cơ hội để tham gia vào thị trường thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc các DN Việt Nam sẽ thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN nhiều hơn. Để có thể tạo tâm lý yên tâm cho DN,
    cũng như có một cơ chế pháp lý đảm bảo cho DN trong hoạt động ĐTTTRNN thì điều quan trọng nhất là Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ, thông thoáng, phù hợp với thông lệ Quốc tế.
    Ngoài lời mở đầu, kết luận cùng danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
    Chương 2. Thực trạng pháp luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
    Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
     
Đang tải...