Luận Văn Tìm hiểu phản ứng với mật độ trồng của giống ngô đường lai kiểu cây mới Tiên Việt 3 tại Gia Lâm

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Ác Niệm, 28/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngô đường ( Zea mays var. Rugosa) là nhóm ngô thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng tinh bột của nội nhũ khoảng 25 - 41% khối lượng hạt, hàm lượng đường và dextrin khá cao: 19 - 31% khối lượng hạt, độ Brix đạt tới 18 - 27. Ngô đường rất thích hợp dùng để ăn tươi và dùng trong công nghiệp thực phẩm. Nhiều nước trên thế giới đã phát triển trồng ngô đường phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn đóng góp cho thu nhập kinh tế quốc dân như Mỹ, Hungari, Đức, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan Sản xuất ngô đường phục vụ ăn tươi, chế biến ngày càng được mở rộng diện tích ở các nước trên thế giới. Thái Lan là nước trong khu vực Châu Á, gần điều kiện với Việt Nam, hàng năm Thái Lan sản xuất và chế biến đóng hộp xuất khẩu tăng từ 30.000 tấn năm 2000 lên 82.500 tấn năm 2003 (Ponnarong Prasertsri, 2003).
    Ở nước ta ngô thực phẩm mới được nghiên cứu khoảng 15 năm trở lại đây, do vậy những thành tựu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác và chế biến còn rất hạn chế. Những năm gần đây trồng ngô thực phẩm nói chung và ngô đường nói riêng đã bước đầu phát triển, nhưng hầu hết các giống ngô đường đều là nguồn nhập nội như Sugar 75, TN115, TN103, Sakita, Hoa Trân Chính điều này đã hạn chế sản xuất và hiệu quả trồng ngô đường ở nước ta do chi phí hạt giống cao (350.000 – 750.000đ/kg), gây khó khăn cho người sản xuất (Lê Quý Kha, 2006).
    Những giá trị dinh dưỡng, kinh tế của ngô đường đã thu hút các quốc gia tập trung nghiên cứu chọn tạo giống, kỹ thuật trồng trọt và chế biến ngô đường. Công tác chọn tạo giống ngô đường trên thế giới đạt được những thành tựu to lớn trong nâng cao năng suất, chất lượng và chống chịu của ngô đường. Tuy nhiên, công tác chọn tạo giống ngô đường có chất lượng cao mới đang ở những bước đầu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Đặc biệt ở Việt Nam hầu hết các địa phương sản xuất ngô đường đều phải mua hạt giống nhập nội với giá thành cao. Ở nước ta những thành tựu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác và chế biến còn rất hạn chế. Chính những nguyên nhân này mà hạn chế sản xuất và hiệu quả trồng ngô đường ở nước ta. Tuy nhiên nghiên cứu chọn tạo giống ngô đường ưu thế lai trong nước sẽ có khả năng thích nghi cao với điều kiện Việt Nam, góp phần làm giảm giá thành hạt giống, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và làm đa dạng hoá các sản phẩm từ cây ngô. Vì vậy yêu cầu trước hết của ngành sản suất ngô là tạo ra những giống ngô tốt phục vụ công tác lai tạo để cho ra nhiều giống ngô lai năng xuất cao chất lượng tốt. Cùng với việc tạo ra các giống ngô lai có năng suất cao và khả năng chịu mật độ cao, thì việc thu hẹp khoảng cách hàng đã góp phần nâng cao năng suất ngô. Theo Minh Tang Chang, năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm qua tăng thêm 58% nhờ giống lai đơn, 21% nhờ tăng mật độ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cách hàng.
    Ở Việt Nam Mật độ và khoảng cách trồng là những vấn đề được nghiên cứu nhiều trong canh tác ngô. Theo Phan Xuân Hào (2008) thì các giống ngô trong thí nghiệm cho năng suất cao nhất khi trồng với khoảng cách hàng 50cm (hoặc 40 cm), tiếp đó là 70 (cm) và thấp nhất là ở 90 (cm) ở tất cùng một mật độ. Các giống thí nghiệm( kể cả giống thấp cây,lá đứng, thân nhỏ, lá thoáng) cho năng suất cao nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha với khoảng cách 50x25 (cm).
    Cũng theo tác giả năng suất cây trồng tăng do trồng ở hang hẹp là do: Khi trồng ở hàng hẹp, đặc biệt là với mật độ tương đối cao, kéo theo khoảng cách trồng cây trong hàng rộng hơn, từ đó khoảng cách giữa các cây được phân bố đều nhau hơn, nhờ vậy chúng nhận được ánh sang nhiều hơn, giảm tối đa sự cạnh tranh về dinh dưỡng và các yếu tố sinh trưởng phát triển khác. Khoảng cách hàng hẹp cũng làm hạn chế sự rửa trôi đất và dinh dưỡng, hạn chế cỏ dại phát triển và bốc hơi nước do đất sớm bị che phủ.Có thể nói việc nghiên cứu kỹ thuật canh tác để làm tăng năng suất cây trồng cũng là biện pháp khả quan trong việc nâng cao hiệu quả trồng trọt.
    Trên cơ sở hợp tác nghiên cứu giữa trường Đại học nông nghiệp Hà Nội và Đại học Vân Nam Trung Quốc chúng tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu phản ứng với mật độ trồng của giống ngô đường lai kiểu cây mới Tiên Việt 3 tại Gia Lâm” nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và góp phần vào bộ giống ngô đường tại Việt Nam.
    2. Mục đích yêu cầu
    2.1. Mục đích
    Tìm hiểu mật độ trồng khác nhau đối với giống ngô đường kiểu cây mới Tiên Việt 3 nhằm xác định mật độ trồng thích hợp cho giống ngô đường kiểu cây mới trong điều kiện Việt Nam.
    2.2. Yêu cầu
    + Đánh giá sinh trưởng phát triển của giống ngô đường Tiên Việt 3 trong điều kiện vụ Hè Thu 2009 dưới điều kiện sinh thái đồng bằng sông Hồng.
    + Đánh giá khả năng quang hợp của giống ngô ngô đường Tiên Việt 3 ở các mật độ khác nhau.
    + Đánh giá khả năng chống chịu của giống ngô đường Tiên Việt 3 ở các mật độ trồng khác nhau.
    + Đánh giá năng suất và yếu tố tạo thành năng suất của giống ngô đường Tiên Việt 3 ở các mật độ trồng khác nhau.
    + Đánh giá chất lượng của giống ngô đường Tiên Việt 3 ở các mật độ trồng khác nhau.


    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích yêu cầu 3
    PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Giới thiệu chung về cây ngô 4
    2.1.1. Nguồn gốc phân loại 4
    2.1.2. Đặc điểm sinh vật học 8
    2.2. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô đường 12
    2.2.1. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô thụ phấn tự do 12
    2.2.2. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô ưu thế lai 15
    2.2.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống ngô 18
    2.3. Nghiên cứu mật độ trồng ngô đường 25
    2.3.1 Mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển 25
    2.3.2 Mật độ trồng ngô đến năng suất 27
    2.3.3. Mật độ trồng đến chống chịu. 29
    2.4. Tình hình sản xuất ngô đường trên thế giới và Việt Nam 31
    2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô và ngô đường ở Việt Nam 34
    PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    3.1. Vật liệu nghiên cứu 38
    3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 38
    3.3. Công thức thí nghiệm 38
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 39
    3.4.1. Bố trí thí nghiệm theo kiểu RCB với 3 lần nhắc lại 39
    3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng 40
    3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 40
    3.5. Phương pháp xử lý số liệu 43
    PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
    4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự sinh trưởng của 2 giống ngô đường Tiên việt 3 và Sugar 75 44
    4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75. 47
    4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trổng đến tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75. 47
    4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra lá của của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75. 50
    4.3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp, đường kính gốc, tổng số lá và mức độ hở lá bi. 53
    4.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp thuần và lượng quang hợp quần thể 57
    4.3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu 63
    4.4.1. Tỷ lệ bắp hữu hiệu 66
    4.4.2. Chiều dài bắp và đường kính bắp 67
    4.4.3. Số hàng hạt /bắp và số hạt/hàng 68
    4.4.4. Khối lượng 1000 hạt 68
    4.5.1. Năng suất cá thể 69
    4.5.2. Năng suất lý thuyết 70
    4.5.3. Năng suất bắp tươi và Sugar 75 ở các mật độ. 71
    4.6. Đánh giá một số tính trạng chất lượng của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75. 72
    PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
    5.1. Kết luận 75
    5.2. Đề nghị 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...