Báo Cáo Tìm hiểu phản ứng của sinh viên đối với chính sách cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cảm ơn
    Mục lục 1
    Tóm tắt nội dung đề tài

    I GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ. 2
    1 Lý do chọn đề tài. 2
    2 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 3
    3 Mục tiêu nghiên cứu 4
    4 Mục đích nghiên cứu 4
    5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 4
    6 Thuận lợi và khó khăn. 5

    II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU. 5

    III CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 8
    1 Cơ sở lý luận. 8
    1.1 Lý thuyết áp dụng. 9
    2 Phương pháp nghiên cứu. 9
    2.1Phương pháp chung. 9
    2.2 Địa bàn nghiên cứu. 9
    2.3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu. 10
    3 Khung lý thuyết. 11
    4 Các khái niệm. 11
    5 Gỉa thuyết nghiên cứu. 12

    IV KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU. 13
    1 Kế hoạch dự tính. 13
    2 Kế hoạch cụ thể. 13

    V KẾT LUẬN 17
    Tài liệu tham khảo 17
    Phụ lục 18





    I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
    1. Lý do chọn đề tài

    Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi một quốc gia, trước hết là đào tạo bậc Đại học và Cao đẳng, sự đầu tư vào giáo dục là chính nhất và lợi nhuận của nó là rất lớn vào tương lai. Nền kinh tế - chính trị của đất nước có mạnh, có phát triển bền vững hay không chính là nhờ vào tài, đức của thế hệ trẻ.
    Đậu Đại học, Cao đẳng, được học trong các trường đó là mơ ước của mọi người nói chung và những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn nói riêng, nhưng thực tế đã cho chúng ta thấy rất nhiều trường hợp các bạn nghèo đậu Đại học phải bỏ học, tạm thời thôi học chỉ vì không có tiền để đi học, ngay cả các bạn Sinh viên năm I, năm II cũng có biết bao nhiêu bạn phải bỏ học để đi làm thêm lấy tiền đóng học, tiền chi tiêu cho cuộc sống. Điều này dẫn đến nhiều tài năng trẻ không được phát huy, rèn luyện, học tập đến nơi đến chốn.
    Để khuyến khích, động viên, thúc đẩy tinh thần học tập của Sinh viên hơn và tạo mọi điều kiện cho Sinh viên được yên tâm học hành, vừa qua 04/ 09/ 2007 thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 21 “ về thực hiện cho vay ưu đãi để học Đại học, Cao đẳng và dậy nghề”. Để đảm bảo cho Sinh viên không phải bỏ học vì lí do không có khả năng đóng học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu (ăn, ở, đi lại, tài liệu học tập )
    Chỉ thị nêu rõ trách nhiệm của Bộ tài chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng phương án về mức cho sinh viên vay, điều kiện và phương thức cho vay, phương thức thanh toán sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và tổ chức thực hiện ngay trong năm học 2007-2008.
    Chỉ thị cũng yêu cầu các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong rà soát, lập danh sách sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn; làm việc với ngân hàng Chính sách xã hội để tổ chức cho sinh viên vay.
    Trách nhiệm của hệ thống chính quyền các cấp cũng được quy định rõ. Thủ tướng yêu cầu chính quyền các tỉnh, thành phố phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời không để một học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển mà phải bỏ học vì không đủ tiền tàu xe đến trường và ăn ở trong hai tháng của năm học thứ nhất. Đồng thời, Thủ tướng đã chỉ đạo các ban, ngành và chính quyền các cấp ở địa phương xác nhận hoàn cảnh khó khăn của sinh viên, học sinh theo các quy định của ngân hàng để được vay tiền cho nhiệm vụ học tập.
    Chính sách áp dụng cho tất cả Sinh viên đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc ; Số vốn được vay tối đa cho một Sinh viên là 800.000 đ/ tháng thông qua gia đình của họ ; Thời gian để Sinh viên thanh toán cho ngân hàng là 2 năm sau khi ra trường ; Tỷ lệ lãi suất sẽ được tính theo định kỳ khi người Sinh viên chưa thanh toán trước thời hạn.
    Khi có chính sách vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thực sự là rất đáng mừng với các Sinh viên, nhất là các bạn Sinh viên có hoàn cành gia đình khó khăn. Điều này thể hiện sự đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt trong việc đưa ra các chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại mới. Đồng thời cũng thề hiện sự quân tâm của Đảng và Nhà nước ta với thế hệ trẻ, nhất là Sinh viên hiện nay.
    Nhưng vấn đề đặt ra là các bạn Sinh viên có phản ứng như thế nào về chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội ? đối với Sinh viên vay vốn có thực sự là một giải pháp tốt nhất để tháo gỡ bế tắc cho việc học hành hay không ? các bạn có nhiệt tình hưởng ứng tham gia hay cho đó là chuyện bình thường ? trong quá trình làm thủ tục vay Sinh viên có gặp khó khăn gì không ? Sinh viên vay vốn họ có tâm tư, nguyện vọng gì ?
    Để trả lời cho những câu hỏi trên cũng như mong muốn tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài : “Phản ứng của Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh về chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội hiên nay” nhằm tìm hiểu phản ứng, thái độ, tâm tư, nguyện vọng của các bạn Sinh viên, để phần nào giúp Đảng – Nhà nước, các Bộ ngành liên quan, cũng như ngân hàng chính sách xã hội có những cách thức phù hợp tạo điều kiện cho Sinh viên nói chung, các bạn Sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn nói riêng được tiếp cận và được vay vốn một cách thuận lợi nhất.
    2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
    2.1 Đối tượng và khách thể
    2.1.1 Đối tượng nghiên cứu : Phản ứng của sinh viên đối với chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách.
    2.1.2 Khách thể nghiên cứu : Sinh viên đang theo học các trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là sinh viên của 6 trường đại học: KHXH & NV, DL Văn Lang, DL Văn Hiến, ĐH Kinh tế, DL Hồng Bàng, ĐH Sư Phạm
    2.2 Phạm vi nghiên cứu : Địa bàn nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh - là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, có diện tích rộng và dân cư tập trung đông đúc, đồng thời là địa phương có số lượng Sinh viên khá đông.
    Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.
    Do các trường đại học ở thành phố nằm trên các quận khác nhau nên nhóm nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu 6 trường đại học theo cách ngẫu nhiên bao gồm :
    + Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (Quận 1)
    + Trường Đại học Dân lập Văn Hiến (Quận Bình Thạnh)
    + Trường Đại học Dân lập Văn Lang (Quận 10)
    + Trường Đại học kinh tế (Quận 1)
    + Trường Đại học Sư phạm (Quận 5)
    + Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng (Quận Tân Bình)
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    3.1 Mục tiêu tổng quát :
    Tìm hiểu phản ứng của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh với chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội hiện nay.
    3.2 Mục tiêu cụ thể :
    + Phản ứng của sinh viên với chính sách cho vay vốn của ngân hang chính sách.
    - Ủng hộ chính sách hay chưa đồng tình.
    - Những nguyện vọng của sinh viên khi thực hiện vay vốn đã đạt được mục đích chưa.
    - Những thủ tục trong quá trình vay vốn đã thỏa đáng với sinh viên hay chưa.
    - Thời hạn và lãi suất cho vay vốn của ngân hàng chính sách đã hợp lý hay chưa.
    + Ảnh hưởng của chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách đối với sinh viên.
    - Vấn đề học tập của sinh viên được giải quyết như thế nào.
    - Sinh viên đã yên tâm học tập hay chưa.
    + Những hiệu quả mà ngân hàng chính sách thực hiện sau khi cho sinh viên vay vốn.
    + Sự khác nhau về quan điểm giữa sinh viên công lập và dân lập với chính sách cho vay.
    + Đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm đưa chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách ngày càng thân thiết với sinh viên hơn.
    4. Mục đích nghiên cứu :
    Nghiên cứu đề tài này giúp cho xã hội nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nhận thấy được những phản ứng của sinh viên với ngân hàng chính sách theo hướng ủng hộ hay chưa đồng tình. Từ đó chúng ta có thể đưa ra những kiến nghị và giải pháp để dự án cho sinh viên vay vốn ngày càng trở nên phổ biến và là người bạn đồng hành thân thiết của sinh viên.
    5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
    Đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu về phản ứng của sinh viên với chính sách cho sinh viên vay vốn học tập. chúng tôi đi nghiên cứu phỏng vấn sinh viên để lượng giá được những nhu cầu của sinh viên, với việc vay vốn trang trải học tập và những thắc mắc của các sinh viên khi làm thủ tục vay vốn.
    Phản ứng của sinh viên với chính sách cho vay vốn học tập, nhằm tìm hiểu nhu cầu, lợi ích, những thuận lợi, bất cập từ phía ngân hàng. Với những kết quả phản ứng của sinh viên với việc cho vay vốn học tập. Để làm tư liệu tham khảo cho các nhà đưa ra chính sách và với các ngân hàng trực tiếp cho sinh viên vay.
    Chính sách cho sinh viên vay vốn học tập mọi người dân đều tiếp cận vay được. Có như vậy chính sách cho sinh viên vay mới thực sự trở thành người bạn đồng hành sát cánh cùng sinh viên trong những năm học đại học. Có như vậy, các bạn sinh viên mới yên tâm học hành, thì chất lượng học của các em mới thật sự tốt.
     

    Các file đính kèm:

    • 2-.zip
      Kích thước:
      41.9 KB
      Xem:
      0
Đang tải...