Tiểu Luận Tìm hiểu phân tích chứng khoán

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
    PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
    Phân tích chứng khoán được nhà đầu tư tiến hành nhằm đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Có 2 phương pháp phân tích chứng khoán: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
    I. PHÂN TÍCH CƠ BẢN
    Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích dựa trên các thông tin nền tảng để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu, so sánh với giá thị trường để đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu đó hay không. Các bước phân tích bao gồm: phân tích vĩ mô, phân tích ngành và phân tích công ty cùng với chứng khoán riêng lẻ để xác định xem hiệu quả đầu tư thu được có bù đắp được với rủi ro dự kiến hay không.
    1. Phân tích vĩ mô
    1.1 Môi trường chính trị, xã hội, pháp luật
    Đối với mỗi quốc gia, môi trường chính trị- xã hội luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động của nền kinh tế nước đó. Những sự kiện như chiến tranh, biến động chính trị hay hệ thống pháp luật trong, ngoài nước có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh, làm tăng thêm sự bất ổn định về kinh tế, dẫn đến sự thay đổi đầu tư và lòng tin của công chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.
    Môi trường pháp lý là yếu tố quan trọng tác động tới hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Nó có thể tạo ra những tác động tích cực nhưng ngược lại nó cũng có thể đem lại những tác động tiêu cực. Một môi trường đầu tư với khung pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
    1.2 Môi trường kinh tế
    Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái, dẫn đến giảm về đầu tư đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.
    Lạm phát và vấn đề chống lạm phát, chính sách tiền tệ, tài khóa, tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp nhất đến chi phí vốn của doanh nghiệp. Tác động này là tích cực hay tiêu cực đối với doanh nghiệp và thị trường tài chính phụ thuộc vào mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô đó.
    2. Phân tích ngành
    Mục đích của phân tích ngành là nhằm giúp nhà đầu tư thấy rõ những lợi ích hoặc rủi ro có thể gặp khi quyết định đầu tư vào chứng khoán của một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể. Những nội dung cần thực hiện trong phân tích ngành gồm: Phân tích chu kì kinh doanh của ngành, xác định hệ số rủi ro của ngành kinh doanh.
    Ø Chu kì kinh doanh của ngành
    Cũng giống như nền kinh tế, mỗi ngành kinh doanh có những chu kì phát triển nhất định. Mặc dù giữa chu kì phát triển của nền kinh tế và của ngành có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau song không phải bao giờ cũng có sự biến động cùng chiều, đồng điệu với nhau.Mỗi ngành có khả năng phản ứng khác nhau đối với những thay đổi của nền kinh tế. Các ngành kinh doanh các sản phẩm không phải là thiết yếu (ô tô, sắt thép, sản phẩm điện tử ) sẽ có lợi hơn trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhưng cũng gặp khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Ngược lại các ngành kinh doanh các sản phẩm thuộc mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ không bị ảnh hưởng nhiều ngay cả trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
    Nhìn chung, triển vọng và chu kì kinh doanh của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Nếu một công ty hoạt động trong 1 ngành kém phát triển thì cũng khó có triển vọng đầu tư đem lại hiệu quả cao.
    Tóm lại: Những lý do khiến ta phải phân tích hoạt động toàn ngành trước khi phân tích từng loại chứng khoán riêng lẻ là:
    o Tại 1 thời điểm nhất định nào đó, lợi suất thu nhập của các ngành khác nhau sẽ khác nhau, do đó nếu phân tích ngành thì bạn sẽ chọn được những ngành có lợi suất cao để đầu tư.
    o Ngay trong 1 ngành thì lợi suất thu nhập cũng không ổn định. 1 ngành hoạt động tốt trong quá khứ không có nghĩa là nó sẽ hoạt động tốt trong tương lai. Vì vậy phải luôn theo dõi động thái hoạt động ngành để tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đầu tư đúng lúc
    o Vào cùng 1 thời điểm, các ngành khác nhau sẽ có rủi ro khác nhau. Do đó cần đánh giá mức rủi ro của ngành để xác định được mức lợi suất thu nhập mong muốn hợp lý
    o Rủi ro của 1 ngành có sự biến động không nhiều theo thời gian, do vậy có thể phân tích từng ngành trong quá khứ để dự đoán mức rủi ro tương lai của ngành.
    Ø Đánh giá mức độ rủi ro của ngành kinh doanh
    Mỗi ngành kinh doanh khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau. Việc xác định mức độ rủi ro của ngành giúp cho nhà đầu tư lựa chọn được ngành đầu tư có hiệu quả với độ rủi ro tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...