Báo Cáo Tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở - nghiên cứu về quá trình phát triển và khả năng ứng dụng của phần mềm

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự thay đổi và phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin nói chung thì ngành công nghệ phần mềm cũng đang có những bước tiến vượt bậc. Khi đã phát triển lên 1 tầm cao thì nhu cầu người dùng cũng ngày càng tăng khi đó người ta lại quan tâm tới 3 khả năng sau của một phần mềm đối với người sử dụng:
    – Khả năng phân phối lại (Distribution Possibility): Quyền được phép sao chép và phân phối lại phiên bản phần mềm mà bạn đang có trong tay (có giấy phép sử dụng nó) hay không?
    – Khả năng truy cập vào mã nguồn (Accessibility to source code): Chủ sở hữu phần mềm cho phép bạn xem mã nguồn, sử dụng, sửa đổi mã nguồn phần mềm của họ cho mục đích của bạn hay không?
    – Phí sử dụng phần mềm (Free): Khi bạn sử dụng một phần mềm, bạn phải trả tiền hay không cho người chủ sở hữu phần mềm đó?
    Những khả năng trên chỉ có trên các phần mềm mã nguồn mở (Open Source Software). Như vậy sử dụng phần mềm mã nguồn mở có rất nhiều ưu điểm như:
    + Ưu diểm đầu tiên là chi phí thấp. Chu kỳ sống của một mã nguồn mở thường bắt đầu là phần mềm nhỏ, miễn phí. Phần mềm này thường sẽ phát triển tới bản beta, vesion 1.0, 2.0, cho tới khi nhận được sự ủng hộ và tài trợ rộng rãi của cộng đồng. Những phần mềm như vậy sẽ nhanh chóng có được thương hiệu riêng và nhóm phát triển bắt đầu đưa ra các dịch vụ hỗ trợ người dùng có chi phí.
    + Ưu điểm thứ 2 là tính đa dạng của mã nguồn mở. Một phần mềm tốt trên môi trường này sẽ nhanh chóng được một nhóm phát triển khác triển khai trên môi trường khác. Các tính năng cũng sẽ được cộng đồng mã nguồn mở bổ sung vào. Để làm như vậy, các phần mềm đều có kiến trúc mở, theo dạng module để có thể sẵn sàng cấu hình tính năng mới.
    + Ưu điểm thứ 3 là độ ổn định và ít lỗi. Một khi đã chọn giải pháp mã nguồn mở, doanh nghiệp luôn có thể biết rõ hiện còn bao nhiêu lỗi, các lỗi sẽ sửa lúc nào, phiên bản nào, Điểm này khác hẳn những phần mềm mã nguồn đóng ở chỗ chúng vẫn có lỗi nhưng không biết khi nào lỗi được sửa. Bản chất của mã nguồn mở là phát triển bởi nhóm người nhỏ nhưng dùng và kiểm tra bởi nhiều người, có thể hàng trăm, hàng ngàn người. Nhóm phát triển, để phần mềm của mình đạt được tiêu chuẩn mã nguồn mở thường phải đưa ra đầy đủ các tài liệu thiết kế, hướng dẫn cài đặt, các forum thảo luận, yêu cầu tính năng, các hệ thống kiểm soát mã nguồn, lỗi,
    Đề tài “tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở ” tập trung nghiên cứu về quá trình phát triển và khả năng ứng dụng của phần mềm mã nguồn mở tại Việt Nam và lợi ích thiết thực của nó.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu và nắm rõ những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về phần mềm mã nguồn mở.
    - Tìm hiểu về thực trạng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở tại các cơ quan nhà nước và trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
    - Cài đặt và sử dụng một phần mềm mã nguồn mở demo.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: phần mềm mã nguồn mở.
    - Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu về phần mềm mã nguồn mở, ứng dụng của nó trong các cơ quan nhà nước và trong giáo dục tại Việt Nam. Giới thiệu một phần mềm mã nguồn mở demo.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu qua nhiều nguồn tài liệu để rút ra những ý chính, những kết luận chính xác và hiệu quả nhất về phần mềm mã nguồn mở, về thực trạng việc triển khai mã nguồn mở trong cơ quan nhà nước và trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Nghiên cứu về một phần mềm mã nguồn mở demo.
    - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Từ những vấn đề mà đã tìm hiểu nghiên cứu qua tài liệu, hỏi trực tiếp giảng viên hướng dẫn và các giảng viên trong bộ môn tin để hoàn thiện hơn về cả hình thức và nội dung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...