Luận Văn Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC :
    Trang
    A. PHẦN DẪN LUẬN :
    I. Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài : 1
    II. Lịch sử vấn đề : 2
    III. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng của đề tài : 4
    IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu : 4
    V. Đóng góp của khóa luận : 5
    VI. Mục đích của khóa luận : . 6
    VII. Bố cục khóa luận : 7
    B. PHẦN NỘI DUNG :
    Chương I. Khái quát về đồng dao :
    I. Khái niệm ca dao – dân ca : 8
    II. Khái niệm đồng dao : . 9
    III. So sánh, phân biệt đồng dao và các thể loại
    văn học dân gian khác : . 12
    1. Đồng dao với ca dao – dân ca : . 12
    2. Đồng dao với vè : 13
    3. Đồng dao với câu đố : . 15
    Chương II. Tìm hiểu nội dung đồng dao :
    I. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật : . 18
    II. Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật : 22
    III. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự nhiên : 29
    Chương III. Nghệ thuật đồng dao :
    I. Kết cấu đồng dao : 34
    1. Đầu cuối tương ứng : 35
    2. Điệp đoạn điệp khúc : . 36
    3. Kết cấu liệt kê : . 38
    II. Ngôn ngữ đồng dao : . 41
    1. Ngôn ngữ địa phương : . 41
    2. Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa rất đậm nét : 42
    3. Ngôn ngữ đồng dao cô đúc, gợi hình, gợi cảm : . 49
    Khóa luận tốt nghiệp ĐH Trần Thị Quí
    Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
    4. Sử dụng các từ mô phỏng âm thanh, từ láy : 49
    III. Vài nét về thể thơ : . 51
    1. Thể lục bát : 51
    2. Thể vãn : . 53
    3. Thể hỗn hợp : 57
    IV. Thời gian và không gian nghệ thuật : . 62
    1. Thời gian nghệ thuật : . 62
    2. Không gian nghệ thuật : 65
    V. Một số biểu tượng trong đồng dao : 67
    1. Biểu tượng con bống : . 67
    2. Biểu tượng con nghé, con trâu : 69
    3. Biểu tượng trăng sao : . 70
    C. PHẦN KẾT LUẬN : . 72
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
    PHỤ LỤC.
    Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
    Trần Thị Quí Trang 1
    A. PHẦN DẪN LUẬN :
    I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
    Đồng dao là một trong những di sản tinh thần quí báu của dân tộc Việt
    Nam. Đến với đồng dao, chúng ta như hòa mình vào một nguồn suối mát vô tận
    của thiên nhiên. Nó sưởi ấm tâm hồn ta mỗi khi cảm thấy cô đơn, lạnh giá. Đồng
    dao với sự giản dị, cô đúc, ngắn gọn, hồn nhiên cả trong nội dung lẫn hình thức
    nghệ thuật đã gắn bó với chúng ta từ thuở ấu thơ. Và đến khi đã trưởng thành, ta
    vẫn tìm về với đồng dao như để tìm lại sự thanh thản, hồn nhiên thuở nhỏ, gạt bỏ
    mọi xô bồ, tất bật, tranh đua trong cuộc sống thường nhật.
    Mặt khác, “đồng dao đã có lịch sử từ lâu đời. Nó được hình thành và phát
    triển cùng với sự phát triển của xã hội” [Trần Gia Linh, 2006 : 4]. Do đó, tìm hiểu
    đồng dao giúp ta có điều kiện tiếp cận và hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn
    hóa Việt Nam, xuôi về với cội nguồn dân tộc. Đó chính là những chiếc nôi xinh,
    ấm áp nghĩa tình, nồng nàn tiếng mẹ ru sưởi ấm tâm hồn ta. Không ai trong mỗi
    chúng ta thuở nhỏ lại không thuộc một vài bài đồng dao và không thông thạo một
    số trò chơi dân gian gắn với những bài đồng dao. Chính vì thế mà việc tìm hiểu
    đồng dao có một ý nghĩa thiết thực hết sức to lớn.
    Trẻ nhỏ chính là những mầm non của đất nước, là tương lai của dân tộc.
    Mà đồng dao lại là nguồn “sữa tinh thần” nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn các em.
    Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu đồng dao chính là để góp phần bổ sung, làm giàu
    nguồn sức mạnh tinh thần cho tuổi thơ. Đồng thời, đó cũng chính là nguồn sức
    mạnh tinh thần của tất cả mọi người, vì ai cũng từng có một tuổi thơ cho riêng
    mình.
    Không chỉ có thế, trong đồng dao còn có sự hội tụ, giao thoa của rất nhiều
    thể loại và tiểu loại như : vè, câu đố, hát ru, Cho nên, việc tìm hiểu đồng dao sẽ
    có tác dụng hỗ trợ cho những ai muốn nghiên cứu các thể loại này những kiến
    thức cần thiết. Như vậy, thông qua việc tìm hiểu đồng dao ta có điều kiện hiểu
    thêm về các thể loại văn học dân gian khác.
    Đồng thời, giữa đồng dao và thơ thiếu nhi của văn học hiện đại có mối
    liên hệ rất gần gũi. Chính vì thế, việc tìm hiểu đồng dao sẽ giúp cho chúng ta tiếp
    cận với thơ thiếu nhi một cách thuận lợi hơn.
    Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển. Sự xuất hiện và “thống trị” của
    công nghệ thông tin đem đến rất nhiều tiện nghi, lợi ích cho cuộc sống, nhưng
    đồng thời cũng đẩy chúng ta vào những tất bật, ngột ngạt, xô bồ, của một xã hội
    cơ khí và tự động hóa. Các chính sách mở cửa, hội nhập một mặt giúp chúng ta có
    điều kiện tiếp cận với các nền văn hóa tri thức tiên tiến trên toàn thế giới, nhưng
    đồng thời cũng kèm theo mặt trái của nó. Khi bản sắc văn hóa truyền thống của
    dân tộc có dấu hiệu bị mai một, người ta bắt đầu có ý thức tìm lại nguồn cội, bản
    Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
    Trần Thị Quí Trang 2
    nguyên. Những di sản văn hóa tinh thần được khôi phục. Tinh thần tự hào dân tộc
    lại trỗi dậy mãnh liệt ở mỗi con người Việt Nam. Từ những cơ sở đó, chúng tôi
    nhận thấy rằng công tác khảo sát, nghiên cứu đồng dao là một việc làm có ý nghĩa
    thiết thực. Nó phù hợp với xu hướng chung của thời đại, góp phần làm sống dậy
    những tinh hoa văn hóa dân tộc và kêu gọi ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa tốt
    đẹp của nhân dân ta.
    Bên cạnh những lý do đã trình bày, việc nghiên cứu đề tài này còn mang
    một ý nghĩa sư phạm quan trọng, đó là phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên
    cứu của bản thân người làm khóa luận sau này.
    Chính vì những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu nội
    dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu cho khóa
    luận tốt nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...