Luận Văn Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam​
    Information

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do lựa chọn đề tài:
    “Lịch sử văn học Việt Nam phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh đặc thù dân tộc đồng thời luôn có quan hệ mật thiết với các nền văn hoá, văn học ngoài biên giới của đất nước. Đó là mối quan hệ có tính vĩ mô trên dòng thời gian lịch sử từ cổ chí kim và không gian từ khu vực đến toàn thế giới” (Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực, Đặng Thanh Lê, tạp chí văn học số 1 năm 1992 , trang 1). Nằm trong văn hoá vùng chịu sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, văn chương nước ta từ khi ra đời văn học viết đã thể hiện sự hấp thụ sáng tạo những tinh hoa của đất nước thi ca này. “Giai đoạn từ thế kỉ X trở về trước là giai đoạn thịnh đạt của văn chương bác học theo thể chế, khuôn thước thơ Đường, Tống gồm thơ, phú và rất ít cổ văn” (Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp nhận - Cách tân - Sáng tạo, Bùi Duy Tân, Tạp chí văn học, số 1 năm 1992, trang11 ).
    Kể cả sau này, khi nền văn học Việt Nam bước sang giai đoạn hiện đại hoá, chúng ta vẫn lưu giữ những nét tinh hoa hấp thụ từ thi ca Trung Quốc. Nói khác đi, dấu vết ảnh hưởng của thi ca Trung Hoa trong thơ văn nước nhà vẫn không mất hẳn. Nó đã chuyển thành một mạch ngầm văn hoá nuôi dưỡng hồn dân tộc ta.
    Việc nghiên cứu để khẳng định vai trò, ý nghĩa của những tác động tích cực từ thơ văn Trung Quốc đã được chú ý từ thời giai đoạn văn học viết dân tộc hình thành không được bao lâu. Trong lĩnh vực nghiên cứu nói chung, lí luận phê bình nói riêng, vấn đề tiếp nhận văn học nói chung và văn học nước ngoài nói riêng được thể hiện trên các bình diện: Tổng thuật, dịch thuật, giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trước đến nay, chúng ta chỉ mới quan tâm đến việc xem xét những yếu tố cho thấy sự ảnh hưởng của văn tàu đối với văn ta, còn công việc xem xét vấn đề giảng dạy Thơ văn Trung Quốc được tiến hành như thế nào lại chưa chiếm một sự quan tâm xứng đáng. Đây có thể nói là một sự thiếu sót cần phải được bổ khuyết để việc nghiên cứu lịch sử tiếp nhận văn chương nước ngoài ở nước ta có một cái nhìn toàn vẹn.
    Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ có thể đi vào một mảng nhỏ trong công việc giảng dạy, qua đó phần nào thấy được đời sống của văn chương Trung Quốc trong chương trình dạy học của nhà trường Việt Nam. Đó là : Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam. Công việc này không thể tiến hành tách biệt và cô lập với sự xem xét mục tiêu, chính sách và chương trình giáo dục phổ thông của nền giáo dục nước nhà.
    lịch sử vấn đề:
    Trong chương trình môn Ngữ văn PTCS và PTTH, Đường thi là một trong số những nội dung văn học nước ngoài được chọn đưa vào giảng dạy.
    Có một vấn đề đặt ra: Đường thi có giá trị như thế nào trong vai trò định hướng và giáo dục nhân cách cho học sinh? Liệu việc đưa Đường thi vào chương trình giáo khoa giảng dạy có phải chỉ đơn thuần cho phong phú nội dung văn học thế giới để giới thiệu cho Học sinh?
    Thực tế lịch sử đất nước Trung Hoa nói riêng, lịch sử nhân loại nói chung đã minh chứng cho sức sống của Đường thi - một tinh hoa của văn học nhân loại, vì thế việc giảng dạy nhằm mục đích giúp HS hiểu và trân trọng một giá trị văn hoá tinh thần đẹp. Từ đó giáo dục các em biết suy nghĩ, diễn đạt ý vị, tinh tế, kiệm lời.
    Tuy nhiên, đây là một nội dung khó vì gặp trở ngại của ngôn ngữ. Chữ Hán là thứ ngôn ngữ tượng hình, thể hiện tư duy cổ của người Trung Hoa, xa lạ đối với HS.
    Việc giảng dạy nội dung này hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn của người biên soạn, như tâm nguyện của người thầy.
    Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc giảng dạy Đường thi có thể xét đến là: chưa một công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng thể để thấy vai trò của Đường thi trong chương trình NGữ văn và ý nghĩa của việc giới thiệu những tác giả, tác phẩm đưa vào chương trình SGK. Trong quá trình làm việc, chúng tôi lác đác bắt gặp những bài tiểu luận, những ý kiến đả động tới công việc giảng dạy Đường thi trong nhà trường phổ thông nước ta. Ví dụ: Giảng văn học Châu átrong trường phổ thông ( T.S Nguyễn Thị Bích Hải ), văn học Trung Quốc với nhà trường - tập tiểu luận ( PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp ) trong đó có một bài duy nhất trực tiếp bàn tới vấn đề thơ Đường trong chương trình phổ thông là: Cái vỏ hình thức thơ Đường trong sách giáo khoa văn học (Trang 248), Bình giảng thơ Đường (T.S Nguyễn Thị Bích Hải), trong đó có phần Vị trí của thơ Đường và việc dạy học thơ Đường ở trường phổ thông
    Các bài viết đã có công đề cập tới một lĩnh vực quan trọng trong giảng dạy cho HSPT, nhiều bài viết đã có những nhận xét xác đáng về mặt ưu điểm và hạn chế của công tác giảng dạy Đường thi.Tuy nhiên các bài viết đó chủ yếu xem xét vấn đề theo quan điểm của Lí luận phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn. Chưa có một tác phẩm nào tìm hiểu lịch sử việc đưa nội dung văn học đặc sắc này vào sách giáo khoa để qua đó thấy được côi nguồn sâu xa chi phối công tác biên soạn sách, một cơ sở để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Một trong các nhân tố hàng đầu quy đinh chính là các quan điểm mới về lí luận văn học. N. S. Sécnưsepski đã nhận định một cách đúng đắn là: Không có lịch sử của đối tượng thì cũng sẽ không có lí luận về nó. Do đó kì vọng của chúng tôi là đưa ra một cái nhìn có tính lịch sử đối với Số phận Đường thi trong đời sống của nó ở Việt Nam, được giói hạn lại trong khuôn khổ giáo dục phổ thông.
    Tính cấp thiết của vấn đề:
    Một trong những biểu hiện cho việc cải cách giáo dục chính là nỗ lực đổi mới chương trình học, đổi mới phương pháp dạy học. Cải tiến SGK nhằm giải quyết một vấn đề trung tâm của cải cách giáo dục. Môn Ngữ văn không nằm ngoại lệ. Việc tìm hiểu nội dung biên soạn và những biến đổi của nội dung này qua một quãng thời gian dài là công việc cần thiết giúp người nghiên cứu thấy sự biến đổi của phương pháp dạy học tương ứng.
    Dạy học Ngữ văn trong nhà trường cũng là một trong những hình thức tiếp nhận văn học, hơn thế còn là con đường tiếp nhận chính thống, có định hướng và chịu ảnh hưởng của tưởng chính trị. Và nghiên cứu Đường thi trong toàn bộ chương trình SGK phổ thông là một trong những công việc có ý nghĩa to lớn cần tiến hành ngay trong thời điểm hiện nay góp phần giúp giáo viên vững vàng kiến thức chuyên môn, làm tiền đề cho việc phát huy hiệu quả phương pháp dạy học mới.
    Dựa trên cơ sở tiếp thu những lí thuyết được giới thiệu gần đây ở Việt Nam, quan trọng nhất là lí thuyết về thi pháp học hiện đại, trong đó mới nhất là lí luận về mỹ học tiếp nhận, chúng tôi hy vọng tái hiện và mô tả được phần nào diện mạo quá trình tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam, cụ thể trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông. Từ đó cung cấp thêm ít nhiều tư liệu giúp cho việc lí giải đời sống văn học dân tộc.
    Bản thân là một Sinh viên sư phạm ngành Ngữ văn, thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu chương trình SGK bộ môn có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tìm phương pháp dạy học hiệu quả. Đối với nội dung Đường thi, để một giờ dạy hiệu quả đòi hỏi nỗ lực lớn của giáo viên để tìm hiểu về bài học và những vấn đề văn hoá, văn học cổ Trung Quốc và nhất là nội dung Đường thi.

    2. Mục đích nghiên cứu:
    Thông qua việc Tìm hiểu Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam qua những giai đoạn những năm 1990 đến nay, chúng tôi muốn đưa ra những đánh giá và tổng kết về sự lựa chọn cũng như sự thay đổi của nội dung Đường thi trong bối cảnh đổi mới chương trình và SGK hiện thời.
    Giảng dạy Ngữ văn là công việc tiếp nhận văn học và định hướng tiếp nhận văn học cho HSPT. Chương trình SGK sẽ là căn cứ rõ nhất để nghiên cứu tìm hiểu vấn đề tiếp nhận văn học theo hướng chính thống trong nhà trường được triển khai như thế nào. Sự biến đổi của nội dung chương trình phản ánh mức độ thích ứng giữa thực tế giảng đạy với lí luận mới về tiếp nhận văn học.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
    - Khách thể nghiên cứu: Chương trình SGK môn Ngữ văn THCS và PTTH phần văn học cổ Trung Quốc: Thơ Đường
    - Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm Đường thi trong SGK Ngữ văn và nội dung Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm

    4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
    4.1. Nhiệm vụ:
    - Mô tả nội dung Đường thi đưa vào giảng dạy ở PT từ những năm 1980.
    - Mô tả và phân tích nội dung phần Hướng dẫn học bài trong SGK qua từng năm.
    - Lý giải sự thay đổi của nội dung chương trình theo các phương diện: Văn hoá xã hội, ý thức chính trị, sự thay đổi của lí luận tiếp nhận văn học
    4.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
    Mục đích ban đầu của chúng tôi là có một cái nhìn toàn diện và hệ thông svề nội dung Đường thi từ những năm đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở chương trình môn văn trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên do nhiều hạn chế về vấn đề tư liệu, phạm vi khảo sát của chúng tôi sẽ là SGK: khoảng thời gian từ 1989 đến nay. Chúng tôi chia Phạm vi này thành 3 hệ:
    - SGK trước 1990
    - SGK từ 1990 - 2000
    - SGK thí điểm và bộ mới (hiện hành)

    5. Đóng góp của đề tài:
    5.1. Đề tài là một sự cố gắng của người viết bằng cái nhìn lịch sử và hệ thống nhằm chỉ ra đặc điểm và những nét mới trong cách lựa chọn, trình bày và Hướng dẫn tìm hiểu Đường thi trong SGK văn . Đồng thời, việc giải quyết đề tài trên cơ sở xem xét chương trình Ngữ văn trong mối quan hệ với sự phát triển của lí luận văn học hiện đại, chúng tôi mong muốn làm một công việc thiết thực đối với nghề nghiệp của mình là nắm được bản chất của thực tế thay đổi chương trình và SGK nói chung để phát huy hiệu quả phương pháp dạy học mới.
    5.2. Với những kết quả thu được, đề tài không chỉ cho chúng ta một cái nhìn hệ thống về câu chuyện Đường thi được giảng dạy ở Việt Nam như thế nào. Hơn thế, đây sẽ là một gợi ý để những công trình sau này của giới nghiên cứu có thể vận dụng làm sáng rõ vấn đề tiếp nhận Đường thi nói riêng và văn học nước ngoài nói chung trong nhà trường phổ thông Việt Nam.

    6. Phương pháp nghiên cứu:
    - Mô tả.
    - Thống kê
    - Phân tích
    - Lí giải

    7. Cấu trúc đề tài:
    Ngoài Phần mở đầu và phần kết luận, nội dung có 2 chương
    Chương I: Quá trình Đường thi được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn PT ở Việt Nam.
    Chương II: Hướng dẫn Giảng dạy Đường thi trong SGK Ngữ văn phổ thông ở Việt Nam.


    Luận văn dài 74 trang, chia làm 2 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...