Báo Cáo Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GVHD: Nguyễn Thanh Tùng
    Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. (39 trang)
    PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Trong năm 2012, nền kinh tế thế giới đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn được khởi đầu từ các năm trước. Kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi đợt suy thoái kép, tăng trưởng kinh tế đang diễn ra chậm hơn so với cuối năm 2011. Khủng hoảng nợ Châu Âu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường là mối đe dọa lớn nhất hiện nay. Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế thế giới suy thoái, thị trường chứng khoán thế giới hầu hết đều tăng điểm, trong đó một số nước có mức tăng rất mạnh.
    Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong năm 2012. Lạm phát, lãi suất cao, sản xuất suy giảm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh thứ 2 thế giới ngay từ những tháng đầu năm và đột ngột giảm điểm mạnh trong 7 tháng sau cùng với những “cú sốc” liên quan đến ngành ngân hàng. Cuối cùng, thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại với chỉ số VN-Index ở mốc 494,03 điểm, tăng 12,87%; HNX-Index đã liên tục phá đáy lịch sử trong những phiên giao dịch cuối năm Nhâm Thìn, với đáy kỷ luật là 66,21 điểm, giảm khoảng 7,89%. Dự báo tình hình kinh tế vẫn tiếp tục đối mặt không ít khó khăn, xuất phát từ nhiều khía cạnh như: Vẫn chịu tác động bởi sự khó khăn chung của kinh tế cả nước và thế giới, hay do chính từ vấn đề nội tại là những bất cập của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng với quan điểm của các cơ quan quản lý Nhà nước thì thị trường chứng khoán vẫn được xem là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế nước ta. Do đó, nhiệm vụ cần phải đề ra trong thời gian tới là “vực dậy”, tiếp tục thúc đẩy phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Chính vì vậy, việc tiếp cận đến vấn đề “ Tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay” sẽ giúp cho các nhà kinh tế có được một số giải pháp nhằm “vực dậy” và phát triển thị trường chứng khoán cũng như phát triển được kinh tế nước nhà.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...