Luận Văn Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5-10 tuổi về chủng ngừa bệnh sởi lần

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH SỞI 3
    1.1.1. Sơ lược lịch sử về bệnh sởi 3
    1.1.2.Vi rút sởi 4
    1.1.3. Dịch tễ học 5
    1.2. VẮC-XIN SỞI 6
    1.2.1. Phân loại 6
    1.2.2. Quy tắc chủng ngừa vacxin sỏi 7
    1.3. TÌNH HÌNH BỆNH SỞI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 7
    1.3.1. Trước khi có chương trình tiêm chủng mở rộng 7
    1.3.2. Sau khi có chương trình TCMR 7
    1.3.3. Tình hình mắc sởi hiện nay 8
    1.4. TIÊM VẮC-XIN SỞI MŨI 2 9
    1.4.1. Trên thế giới 9
    1.4.2. Tiêm vắc-xin sởi 2 tại Việt Nam 9
    1.4.3. Một số yếu tố liên quan đến chiến dịch 10
    1.5. ĐẶC ĐIỂM PHƯỜNG PHƯỜNG ĐÚC, THÀNH PHỐ HUẾ 10

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 12
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SỐ LIỆU 13
    24. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 16

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 17
    3.1.1. Thông tin về mẹ 17
    3.1.2. Thông tin trẻ 18
    3.2. NHẬN THỨC,THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ 19
    CHỦNG NGỪA BỆNH SỞI 19
    3.2.1. Hiểu biết của các bà mẹ về bệnh sởi 19
    3.2.2. Nhận thức của bà mẹ về mức độ nguy hiểm bệnh sởi 21
    3.2.3. Thái độ và hành vi của bà mẹ về chủng ngừa sởi 23
    3.3. LIÊN QUAN GIỮA TUỔI, NGHỀ NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA
    CỦA MẸ VỀ CHỦNG NGỪA SỞI LẦN 2 24
    3.3.1. Liên quan giữa tuổi về chủng ngừa sởi lần 2 24
    3.3.2. Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ về chủng ngừa sởi lần 2 24
    3.3.3. Liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ về chủng ngừa sởi lần 2 25

    Chương 4. BÀN LUẬN 26
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26
    4.2. NHẬN THỨC,THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ
    VỀ CHỦNG NGỪA BỆNH SỞI LẦN 2 28
    4.3. LIÊN QUAN GIỮA TUỔI, NGHỀ NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA VỚI VIỆC CHỦNG NGỪA SỞI LẦN 2 32
    KẾT LUẬN 34
    KIẾN NGHỊ 36


    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Sởi là một bệnh nhiễm virus cấp tính có tầm quan trọng đặc biệt trong nhi khoa. Trước đây bệnh xảy ra rất thường xuyên và có tỷ lệ lây nhiễm cũng như tử vong rất cao nhưng hiện nay không còn phổ biến nhờ vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR).
    Sởi có thể gây dịch khắp nơi trên thế giới. Trong quá khứ, các vụ dịch thường xảy ra cứ mỗi 2 đến 4 năm vào mùa xuân ở các thành phố lớn, khi mà số lượng một nhóm trẻ không có miễn dịch với sởi đủ lớn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 30 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm sởi. Chỉ tính riêng năm 2006, đã có hơn 240 ngàn người, chủ yếu là trẻ em bị tử vong do mắc sởi [19 ]. Hiện nay bệnh thường gặp ở trẻ ở độ tuổi trước khi đi học không được tiêm chủng ngừa sởi. Ở Việt Nam, sởi vẫn còn là một bệnh tương đối thường gặp mặc dù tỷ lệ mắc đã giảm rõ rệt so với trước khi có chương trình tiêm chủng mở rộng.
    Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta bắt đầu từ năm 1981 thí điểm ở một số tỉnh thành, đến năm 1985 đã thu được những kết quả bước đầu. Hằng năm kết quả chủng ngừa sởi luôn đạt tỷ lệ trên 90%, đã góp phần đáng kể trong việc phòng chống sởi [4].
    Tuy nhiên, năm 1997 trở lại đây, khu vực miền Trung cũng như cả nước, số trường hợp mắc sởi tăng lên rõ rệt, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 5-15 tuổi, năm 2000 số mắc sởi cao gấp 2,5 lần so với trung bình 5 năm 1995 – 1999 [2]. Điều đó cho thấy chiến lược phòng chống sởi cũ với việc chỉ thêm 1 mũi vắc xin sởi duy nhất cho trẻ dưới 1 tuổi là không đủ đề phòng chống sởi có hiệu quả. Với chiến lược phòng chống sởi mới của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010, cả nước đã tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin sởi mũi 2 cho trẻ từ 5 tuổi đến 10 tuổi, đây là việc làm cần thiết sẽ làm cho tình hình mắc sởi giảm đi đáng kể, khống chế được các vụ sởi xảy ra, từng bước tiến tới thanh toán bệnh sởi vào năm 2010 [ 1], [2].
    Gần 20 năm qua Thừa Thiên Huế đã triển khai chương trình TCMR trong toàn tỉnh góp phần đáng kể trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em và coi nó như là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng thời Bộ Y tế đã có chủ trương thực hiện chủng ngừa sởi mũi 2 cho trẻ từ 5 – 10 tuổi. Năm 2000 đã triển khai rộng ra 5 tỉnh trong nước trong đó có Thừa Thiên Huế [10]. Tuy nhiên để đạt được kết quả thành công của chương trình tiêm ngừa sởi lần 2 này, các bà mẹ cần trang bị kiến thức, thái độ thực hành về phòng ngừa bệnh sởi.
    Xuất phát từ ý nghĩa trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5-10 tuổi về chủng ngừa bệnh sởi lần 2 tại Phường Đúc thành phố Huế" với các mục tiêu sau:
    1. Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5-10 tuổi về chủng ngừa sởi tại Phường Đúc thành phố Huế.
    2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến chủng ngừa sởi lần 2.
     
Đang tải...