Chuyên Đề Tìm hiểu nhận thức của nữ sinh và các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực học đường trong nữ sinh tạ

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Tìm hiểu nhận thức của nữ sinh và các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực học đường trong nữ sinh tại thành phố hồ chí minh
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, hình ảnh chiến tranh đi sâu vào tiềm thức của con cháu người Việt Nam khiến cho họ coi nhẹ cái chết, đã đổ máu tự nhiên người ta sinh ra coi thường đổ máu. Đi qua chiến tranh chúng ta tưởng rằng sẽ được sống hoà bình nhưng thực tế lại bước qua một cuộc chiến tranh khác, cuộc chiến tranh của nền kinh tế tài chính, cuộc chiến tranh của những kể mạnh lấn kể yếu và những cuộc chiến đó tồn tại một cách len lõi vào trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bản thân là phụ nữ, nhóm chúng tôi rất hiểu được vai trò và phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam, chúng tôi tự hào về các cuộc chiến tranh vì chồng vì dân tộc của các vị nữ tướng từ ngàn xưa: Trưng Trắc, Trưng Nhị (đánh Tô Định); Triệu Thị Trinh (chống lại quân Ngô) và niềm tự hào về người phụ nữ “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” ngày nay.
    Đất nước mở cửa, lối sống có nhiều thay đổi người phụ nữ ngày càng có cơ hội thể hiện bản thân trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, nữ giới ở những lớp trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường những người sẽ góp phần quyết định cho sự phát triển của đất nước sau này đã dần mất đi đức tính của người con gái dịu dàng bằng những hành động “bạo lực” với nhau. Các em muốn thể hiện quyền lực sức mạnh hơn là tính chịu thương chịu khó. “Bạo lực học đường” không mấy xa lạ và khó hiểu nhưng “bạo lực học đường trong nữ sinh” lại làm cho chúng tôi lo ngại và rất quan tâm khi gần đây liên tục các vụ bạo lực học đường do học sinh nữ gây ra (Đánh bạn ngay trong lớp học trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, HN; Học sinh nữ lớp 8 trường THCS Lê Lai, Q.8, Tp.HCM và hàng loạt video và hình ảnh ghi lại cảnh đánh nhau được tung lên mạng) những hình ảnh và hành vi không hay đó hàng ngày được dân mạng bốc lên làm đề tài bàn luận và được rất nhiều người quan tâm tranh cải, phản ánh, nhận xét, phê bình.
    “Bạo lực học đường trong nữ sinh” đã trở thành một hiện tượng của xã hội và nhóm chúng tôi đã chọn hiện tượng ấy làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, vì kinh nghiệm và năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ giới hạn đề tài nghiên cứu bằng việc thu thập ý kiến đánh giá của các em học sinh ở hai trường THCS Trần Phú (Q.10) và THPT Nguyễn Hữu Huân (Q. Thủ Đức) về nhận xét và các yếu tố gây nên bạo lực ở bản thân các em hay bạn bè xung quanh các em . Như vậy thông qua đề tài này dù có truyền đạt hay góp phần nào đó làm giảm tình trạng bạo lực trong nữ sinh hay không? Nhưng chúng tôi những người làm đề tài này đã tích luỹ cho mình những kinh nghiệm và cách nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tích cực hạn chế không dùng đến hành động “bạo lực”.

    2. Các lý thuyết ứng dụng vào đề tài

    2.1 Lý thuyết hành vi (hay còn gọi là lý thuyết hộp đen)
    Ứng dụng lý thuyết vào đề tài này như sau: trong môi trường học tập căng thẳng, cùng với sự tác động bởi những hành vi xấu mà học sinh vẫn thường bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, cá biệt hơn là ngay trong chính gia đình của mình đã có những ảnh hưởng nhất định đến hành vi của trẻ, làm cho trẻ có những phản ứng tiêu cực để ăn nhập, hòa hợp và cũng như là một cách tác động lại với môi trường mà trẻ đang tiếp xúc .

    2.2 Lý thuyết hành động của Max Weber:
    Yếu tố đầu tiên trong cấu trúc hành động là động cơ và mục đích của hành động. Động cơ có thể tạo ra tính tích cực hoặc tiêu cực cho chủ thể tham gia định hướng hoạt động, đạt được mục đích của hành động. Các động cơ của hành động liên quan đến nhu cầu vật chất và tất cả các giá trị, lợi ích, lý tưởng trong xã hội đã được chủ thể tiếp nhận để tạo ra các động cơ hành động. Ví dụ: Vì ghen tỵ bạn học giỏi hơn mình, hay thích ra là đàn chị trở thành động lực để chủ thể (học sinh) đánh bạn mình hay lăng nhục bạn mình trước đám đông nhằm đạt mục đích cuối cùng là mình mới đúng là đàn chị, ghét thì có quyền đánh hăm doạ.

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. L‎ do lựa chọn đề tài 1
    2. Các lý thuyết ứng dụng vào đề tài 2
    2.1. Lý thuyết hành vi 2
    2.2. Lý thuyết hành động 2
    2.3. Lý thuyết xung đột 3

    PHẦN NỘI DUNG
    1. Đặc điểm của học sinh gây bạo lực và bị bạo lực 5
    1.1. Đặc điểm của học sinh gây bạo lực 5
    1.2 Đặc điểm của học sinh bị bạo lực 5
    2. Các tác nhân từ xã hội 5
    2.1 Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông 5
    2.2 Ảnh hưởng từ tình trạng phạm pháp trong xã hội 7
    3. Các tác nhân từ gia đình 7
    3.1 Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái 7
    3.2 Kinh tế gia đình và nghề nghiệp của ba mẹ 9
    3.3 Truyền thống giáo dục của gia đình 9
    4. Các tác nhân từ nhà trường 10
    4.1 Mối liên hệ giữa thầy cô và học sinh 10
    4.2 Hiệu quả đào tạo môn học đạo đức 11
    5. Các tác nhân từ bản thân học sinh 12
    5.1 Những thay đổi về tâm sinh lý 12
    5.2 Áp lực về kết quả và thời gian học tập 12
    5.3 Nhận thức về hành vi bạo lực và những hậu quả 12

    PHẦN KẾT LUẬN
    1. Kết luận 14
    2. Các nhóm giải pháp 14
     
Đang tải...