Luận Văn Tìm hiểu nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


    1. Lý do chọn đề tài:

    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh những yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi gia đình ngày càng được nâng cao, các nhu cầu của cá nhân dần được đáp ứng đầy đủ thì cũng kéo theo sự xuất hiện những mặt tác động tiêu cực đến đời sống. Đặc biệt xuất hiện nhiều hiện tượng tâm lý xã hội mới tiêu cực như : Những vấn đề nảy sinh trong tình yêu hôn nhân, nạn bạo hành gia đình, tình trạng xâm hại phụ nữ, trẻ em .

    Những vấn đề trăn trở trên là những vấn đề không của riêng ai chúng ta cần nhận diện được nó và cần tìm ra biện pháp hạn chế ngăn chặn.

    Do vậy, để nhận diện chính xác và từng bước cải thiện tình trạng này thì mỗi người dân, đặc biệt là người phụ nữ phải nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, để tìm hiểu, đánh giá về vấn đề này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Tìm hiểu nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình".

    2. Đối tượng nghiên cứu:

    Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.

    3. Khách thể nghiên cứu:

    - Khách thể là 30 người dân ( trong đó có 3 trường hợp là nạn nhân của bạo hành).

    - đặc điểm của khách thể:

    + Tuổi từ 18 đến 50

    + 15 khách thể là nữ, 15 khách thể là nam, đã có gia đình 20 khách thể ; 10 khách thể chưa có gia đình)

    4. Phạm vi nghiên cứu:

    - Địa bàn: thị trấn huyệnThan Uyên - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu.

    - Phạm vi về nội dung: Chúng tôi tập trung vào tìm hiểu nhận thức của người dân về các hình thức bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, nguyên nhân, hậu quả đang diễn ra hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ sở hiện trạng.

    5. Mục đích nghiên cứu

    - Tìm hiểu của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình ( Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả)

    - Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người dân nói chung, phụ nữ nói riêng, góp phần tuyên truyền và ngăn chặn những hành vi bạo hành đối với phụ nữ, đảm bảo hạnh phúc gia đình và ổn định xã hội.

    6. Nhiệm vụ nghiên cứu

    * Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài gồm các nội dung sau:

    - Tìm hiểu một vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo hành.

    - Các khái niệm cơ bản:

    + Khái niệm nhận thức

    + Khái niệm gia đình( Định nghĩa gia đình, quan hệ vợ chồng)

    + Khái niệm bạo hành ( hình thức, nguyên nhân, hậu quả)

    - Tìm hiểu một số văn bản pháp luật nói về quyền của phụ nữ được bảo vệ trước những hành vi bạo hành trong gia đình.

    * Từ cơ sở lý luận trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn để tìm hiểu nhận thức của người dân về vấn đề sau:

    - Nhận thức của người dân về thực trạng của hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình ( Hình thức, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp ngăn chặn)

    - Những cảm xúc và phản ứng của người phụ nữ bị bạo hành.

    - Nhận thức của người dân về mối quan hệ vợ chồng trong gia đình ngày nay.

    - Nhận thức của người dân về đối tượng có nguy cơ thực hiện hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.

    Từ những đánh giá thu được tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người dân, để từ đó có biện pháp hạn chế những hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.

    7. Giả thuyết nghiên cứu

    - Phần lớn người dân nhận thức chưa đầy đủ về các hình thức bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình hiện nay.

    - Người dân chưa quan tâm đến giải pháp ngăn chặn bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.

    8. Phương pháp nghiên cứu

    Việc sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Xác định được khái niệm công cụ và những khái niệm liên quan. Đồng thời chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tham khảo những kết quả điều tra có liên quan đến chủ thể nghiên cứu.

    Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra được đặc điểm tâm lý của khách thể nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...