Thạc Sĩ Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dương tỉn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 7/7/14
    Last edited by a moderator: 7/8/14
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam có 54 tộc người anh em cùng chung sống, mỗi tộc người đều có sắc thái và đặc trưng văn hoá riêng của mình góp phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam đa dạng và phong phú. Tuy nhiên ngoài dân tộc Kinh, các tộc người thiểu số khác của Việt Nam thường sống không tập trung và xen kẽ với người Kinh. Trong điều kiện đó một số giá trị văn hoá của các tộc người thiểu số hoặc bị mai một hoặc bị lai tạp một cách tự nhiên. Do vậy, đầu tư cho bảo tồn và phát huy văn hoá của các tộc người thiểu số là việc làm hết sức cần thiết. Trong những năm gần đây, du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số (Ethnictourism) đang được nhiều nước trên thế giới hết sức quan tâm. Các tộc người này thường có tập tục, lối sống cũng như nền văn hoá đặc sắc. Việt Nam rất có lợi thế trong việc phát triển du lịch đến các tộc người thiểu số. Lợi thế đó được phát huy trong sự bảo lưu những nét sơ khai của văn hoá, trong lối sống, phong tục, thói quen canh tác hay trong các nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt hơn các nét văn hoá đó lại được hòa quyện với không gian sinh thái tự nhiên tuyệt đẹp rất hấp dẫn khách du lịch. Ngoài ra, nét hấp dẫn của nền văn hoá không chỉ ở tính độc đáo mà chính ở tính thống nhất trong văn hoá cộng đồng tạo nên nhiều mảng màu rực rỡ trong bức tranh toàn cảnh chung của nền văn hoá dân tộc. Tuyên Quang là nơi sinh sống của 22 tộc người thiểu số. Các tộc người thiểu số ở Tuyên Quang đều có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có bản sắc riêng hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, việc khai thác các giá trị văn hoá tộc người vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Khi du khách đến với thị xã Tuyên quang thì chủ yếu họ chỉ đến với khu du lịch Tân trào, suối khoáng Mỹ Lâm, Thành nhà Mạc và một vài thắng cảnh quen thuộc và thường thì chỉ nghỉ lại qua đêm ở thị xã. Du khách ít khi đến tìm hiểu cuộc sống của các tộc người ở nơi đây, vì họ chưa biết được cuộc sống của cộng đồng các tộc người ở Tuyên Quang rất phong phú và đa dạng và sẽ là một điểm đến rất hấp dẫn du khách nếu
    Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch
    SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƯNG - VHL 101 3
    được khai thác đúng tiềm năng. Nằm cách thị xã Tuyên Quang chừng 45km và là nơi có khu di tích lịch sử Tân Trào nằm tại đây. Thôn Tân Lập có 153 hộ với 654 nhân khẩu, có 4 tộc người Tày, Nùng, Dao và Kinh cùng sinh sống,và cho đến nay họ vẫn giữ được bản sắc văn hoá riêng của mình. Thôn Tân Lập nằm trong khu di tích lịch sử Tân Trào và là nơi có cảnh quan thiên nhiên còn nhiều hoang sơ và có khí hậu trong lành. Đường thôn nay đã được trải bê tông. Đó chính là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển du lịch văn hoá tộc người. Tuy hiện nay đã đón du khách đến thăm quan và nghỉ lại nhưng vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng đúng mức. Sinh ra và lớn lên tại Tuyên Quang, em có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều tộc người thiểu số, đăc biệt là tộc người Tày ở Tân Trào. Em nhận thấy các giá trị văn hoá của tộc người Tày nơi đây rất phong phú và đa dạng nhưng đang bị lai tạp, mai một, và dần mất đi. Trong khi đó, những giá trị văn hoá này lại chính là bản sắc văn hóa của họ và là tài sản quý giá của dân tộc, là nguồn tài nguyên quan trọng góp phần phục vụ cho sự phát triển của du lịch tỉnh Tuyên Quang. Chính vì vậy em thiết nghĩ nếu có chính sách bảo tồn và sử dụng những giá trị văn hóa một cách hợp lý, thì nó sẽ phục vụ cho sự phát triển của du lịch đồng thời nâng cao đời sống còn nhiều khó khăn của tộc người nơi đây. Đối với Tuyên Quang việc làm này sẽ góp phần mở rộng vùng du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch của tỉnh. Vì những lý do trên, em quyết định làm đề tài “Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người Tày tại thôn Tân Lập - xã Tân Trào huyện Sơn Dưong - tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch” 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nghi lễ vòng đời người của người Tày tại thôn Tân Lập - xã Tân Trào - huyện Sơn Dưong - tỉnh Tuyên Quang để phục vụ cho phát triển du lịch
    Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch
    SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƯNG - VHL 101 4
    2.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các nghi lễ vòng đời người của tộc người Tày ở nơi đây, và đời sống sinh hoạt văn hoá chung của họ. Về mặt không gian: Địa điểm nghiên cứu là thôn Tân Lập - xã Tân Trào- huyện Sơn Dưong - tỉnh Tuyên Quang 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Về mặt lý luận: “Khái quát chung về tộc người Tày, tìm hiểu các nghi lễ vòng đời người gắn với việc phát triển du lịch ”. Về mặt thực tiễn: -Chỉ ra các điều kiện phát triển du lịch của tộc người Tày tại thôn Tân Lập -Đưa ra các phương án phục hồi và bảo tồn các giá trị văn hoá của người Tày tại đây. Kiến nghị với chính quyền các cấp, ngành du lịch, văn hoá và các ngành liên quan phối hợp chỉ đạo, nhằm bảo tồn, khai thác các giá trị văn hoá của tộc người Tày tại đây nhằm phát triển du lịch. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thực địa Nếu việc thu thập tài liệu đưa ra những thông tin lý thuyết về vấn đề cần nghiên cứu thì việc đi thực địa đến địa điểm nghiên cứu giúp em có cái nhìn xác thực hơn về vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã đến địa phương được đề cập đến trong bài này là thôn Tân Lập. Em tận mắt chứng kiến hoạt động du lịch, cuộc sống của người dân địa phương nơi đây. Em cũng tiếp cận với người thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều cương vị khác nhau, hỏi thăm về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của đồng bào. Sau đó em ghi chép, ghi âm và chụp ảnh lại để nghiên cứu sâu hơn vấn dề. 4.2. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình làm đề tài. Để thực hiện đề tài em đã thu thập tài liệu từ các giáo trình chuyên ngành dân tộc học, giáo trình du lịch, văn hoá, dự án, báo cáo tổng kết, tham khảo một số thông tin trên các phương diện khác nhau. Sau khi đã có tài liệu trong tay em
    Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch
    SINH VIÊN: PHẠM QUANG HƯNG - VHL 101 5
    đã sử dụng các bước phân loại, thống kê, so sánh để lựa chọn được những thông tin sát với vấn đề nghiên cứu nhất. 4.3. Phương pháp chuyên gia Để thực hiện đề tài này, em tham khảo ý kiến của nhiều người trong nhiều lĩnh khác nhau trong du lịch, văn hoá - xã hội - dân tộc học, giảng viên giảng dạy nhằm đưa ra những đánh giá mang tính khoa học và chính xác cao nhất. 5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo. Nội dung của khóa luận được chia thành 3 chương: Chương1.Cơ sở lý luận Chưong 2. Giá trị văn hoá các nghi lễ theo chu kỳ đời người của tộc người Tày ở thôn Tân lập-xã Tân Trào-huyện Sơn Dương-tỉnh Tuyên Quang Chưong 3.Các giải pháp khai thác các giá trị văn hoá của người Tày tại thôn Tân Lập để phục vụ hoạt động du lịch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...