Báo Cáo Tìm hiểu nghệ thuật diễn xướng hát dô ở quốc oai – hà tây

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG HÁT DÔ Ở
    QUỐC OAI – HÀ TÂY

    A RESERCH ON THE HAT DO PERFORMING STYLE IN QUOC OAI
    DISTRICT – HA TAY PROVINCE

    SVTH: ĐỖ PHÚ HUỲNH
    Lớp 05CVH2, Khoa Ngữ Văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng
    GVHD: TS. LÊ ĐỨC LUẬN
    Khoa Ngữ Văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng

    TÓM TẮT
    Nghệ thuật diễn xướng hát Dô là loại hình tín ngưỡng dân gian ở Quốc Oai – Hà Tây, thờ đức
    thánh Tản Viên, 36 năm mới tổ chức một lần. Với đề tài "Tìm hiểu nghệ thuật diễn xướng
    hát Dô ở Quốc Oai – Hà Tây", chúng tôi tập trung làm rõ 4 phương diện: nguồn gốc, không
    gian diễn xướng, hình thức biểu diễn, nội dung diễn xướng. Qua đề tài này có thể thấy được
    những nét đặc sắc trong loại hình nghệ thuật độc đáo ở địa phương có truyền thống văn hoá
    lâu đời.
    ABSTRACT
    Hat Do performance is a kind of religious belief in Quoc Oai district – Ha Tay province,
    performed every 36 years in memory of the Saint of Tan Vien Mountain. The research on the
    hat Do performing style in Quoc Oai district – Ha Tay province, aims at providing the
    readers with the origin of hat Do, the performing space, the performing methods and the lyrics.
    In that way, the outstanding features of this exceptional art of the region that has a long time
    cultural tradition are shown.

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    Diễn xướng dân gian gắn liền với lễ hội là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc
    trong kho tàng văn hoá phi vật thể của người Việt. Các loại hình nghệ thuật trong diễn xướng
    dân gian với những ý nghĩa thẩm mĩ nhất định phục vụ đắc lực cho đời sống tinh thần của con
    người.
    Diễn xướng hát Dô là một đơn vị trong kho tàng diễn xướng phong phú của dân tộc, là
    loại hình dân ca nghi lễ đặc sắc ở huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, gắn liền với việc thờ phụng
    đức thánh Tản Viên. Với sự biến động của thời gian, loại hình diễn xướng dân gian này đã bị
    mai một.
    Vì thế, chúng tôi chọn đề tài này nhằm tìm hiểu những nét đặc sắc trong loại hình nghệ
    thuật độc đáo ở địa phương có truyền thống văn hoá lâu đời
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Đề tài “nghệ thuật diễn xướng hát Dô” là một vấn đề mới, mang tính địa phương rõ
    nét. Các nhà nghiên cứu văn hoá đã có những công trình nghiên cứu giá trị phục vụ cho việc
    quản lí. Tuy nhiên tiếp cận vấn đề như một hệ thống chỉnh thể hoàn chỉnh, song song với lễ
    hội đền Khánh Xuân thì chưa công trình nào đi sâu nghiên cứu. Trong Trần Bảo Hưng,
    Nguyễn Đăng Hoè (1978), Hát Dô hát Chèo Tàu; Bùi Thiết (1993), Từ điển hội lễ Việt Nam;
    Phùng Văn Thành (2006), Lễ hội đền Khánh Xuân chỉ là những vấn đề riêng lẻ về âm nhạc
    hay lễ hội.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng

    Nghiên cứu nghệ thuật diễn xướng hát Dô với những nét đặc sắc khu biệt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...