Luận Văn Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Âm nhạc là món ăn tinh thần, là cái hồn dân tộc. Có một nhà nghiên
    cứu đã nói: Nhìn vào nền âm nhạc của một đất nước, bạn sẽ biết được đời
    sống tinh thần của họ, và phần nào tính cách của dân tộc đó. Có thể nói, âm
    nhạc là một hình thức văn hóa dễ dàng đi sâu vào công chúng hơn tất cả các
    môn nghệ thuật khác. Từ xưa đến nay, âm nhạc đã chiếm vị trí quan trọng
    trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Mỗi vùng quê lại có
    một thể loại âm nhạc đặc trưng. Nhắc đến quê hương Kinh Bắc là nhắc đến
    những làn điệu quan họ “đắm say như đứt ruột gan người”, miền Trung nắng
    gió thì có điệu hò xứ Nghệ, hò Quảng hay ca Huế, Tây Nguyên có niềm tự
    hào là cồng chiêng Riêng miền sông nước Cửu Long lại nổi tiếng với đờn
    ca tài tử và cải lương. Nói về cải lương, cứ như là có duyên vậy. Từ thơ bé,
    khi còn chưa biết bi bô gọi bà gọi mẹ, người viết đã rất thích nghe ca cải
    lương trên đài Tiếng nói Việt Nam, hay cứ mỗi tối thứ bảy, khi cả nhà quây
    quần xem chương trình “Sân Khấu”, thì lại ngồi im ngoan ngoãn và chăm
    chú xem các vở cải lương, tới mức người lớn thường phải lấy cải lương ra
    làm “bảo bối” để dỗ dành mỗi khi con quấy khóc hay mở băng cát - sét cải
    lương để ru ngủ .Lớn lên một chút, người viết đã có thể nhớ vanh vách t ên
    nhân vật nào trong vở nào, do nghệ sĩ nào sắm vai, hay thuộc ca từ của các
    vở . Xuất phát từ lòng yêu mến rất tự nhiên đó, lại được theo học ngành Văn
    hóa – Du lịch trên giảng đường Đại học, người viết có cơ hội tiếp cận loại
    hình nghệ thuật mà mình vốn yêu mến ở trình độ cao hơn, với góc nhìn sâu
    rộng hơn và đặc biệt là có cơ sở khoa học.
    Tìm hiểu nghệ thuật cải lương để thấy rõ hơn cái hay cái đẹp của
    một loại hình sân khấu cổ truyền của dân tộc, góp một phần nhỏ bé vào công
    cuộc giữ gìn và phát huy nghệ thuật sân khấu cải lương – đang dần mai một,
    đồng thời nêu ra những vai trò của nghệ thuật cải lương với đời sống văn hóa
    và phát hiện những đóng góp của môn nghệ thuật này với phát triển du lịch ở
    Cần Thơ. Sở dĩ người viết chọn Cần Thơ vì đã may mắn được đặt chân đến
    thành phố xinh đẹp, sông nước miệt vườn trù phú, con người nồng hậu, mến
    khách này. Và dù chỉ một lần đến, lòng đã trót yêu, trót đắm say với những
    câu ca, điệu đờn, với đất và người: “ Cần Thơ có bến Ninh Kiều / Có nhiều
    tài tử dập dìu giai nhân”, để rồi khi tạm biệt còn vương vấn mãi, bởi: “Khi ta
    ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”. Cần Thơ là một trong
    những “ cái nôi” ra đời cải lương, được mệnh danh là “Tây Đô”, hơn nữa
    Cần Thơ rất giàu tiềm năng phát triển du lịch: “Cần Thơ gạo trắng nước
    trong/Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Có thể nói, đề tài “ Tìm hiểu nghệ
    thuật cải lương và một số giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ”
    là một đề tài khó, bởi dù đã có lịch sử ra đời và phát triển gần tr ọn một thế
    kỷ, nhưng việc nghiên cứu về cải lương còn chưa nhiều, và đối tượng nghiên
    cứu còn đang trên bước đường hoàn chỉnh về đặc trưng thể loại. Tuy nhiên,
    với lòng yêu mến bộ môn nghệ thuật này, người viết hi vọng sẽ góp công sức
    nhỏ bé của mình đưa ra một số giải pháp nhằm giữ gìn và hơn nữa là đánh
    giá đúng vai trò vị trí của cải lương trong phát triển du lịch ở Cần Thơ, đưa ra
    biện pháp hợp lý sao cho cải lương trở thành một phần của du lịch văn hóa,
    là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân bản địa và khách du lịch,
    cũng như đến thăm Huế thì phải nghe ca Huế trên sông Hương, còn đến Cần
    Thơ không thể không nghe cải lương vậy.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Với tất cả tấm lòng thiết tha với nền nhạc cổ truyền của dân tộc, tác giả mong
    muốn đề tài nghiên cứu đạt được những mục đích sau:
    Tìm hiểu và hệ thống được những lý luận có tính khách quan khoa
    học, sát thực về sự hình thành, phát triển cải lương.
    Nêu bật những cống hiến có tính văn hoá, dân chủ xã hội, giải
    thoát tinh thần con người trong những giai đoạn lịch sử ra đời, phát
    triển cải lương.
    Nhìn nhận cải lương ở góc độ là một phần của tài nguyên du lịch
    văn hoá, nêu bật vai trò quan trọng của cải lương với phát triển du
    lịch ở Cần Thơ - một thành phố đang phát triển và giàu tiềm năng
    du lịch. Mong ước thông qua hoạt động du lịch, cải lương sẽ được
    truyền bá rộng rãi hơn trên khắp mọi miền Tổ quốc, và xa hơn là
    bạn bè quốc tế cũng sẽ biết đến cải lương. Góp phần nhỏ bé vào
    công cuộc giữ gìn một nét đẹp văn hoá, một loại hình nghệ thuật
    đặc sắc của dân tộc đang dần mai một, trong thời đại công nghệ
    thông tin như hiện nay.
    3. Ý nghĩa nghiên cứu:
    Góp phần giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển nét văn hoá độc đáo của
    dân tộc.
    Tạo sự đa dang, phong phú cho hoạt động du lịch.- Có ý nghĩa kinh tế –
    xã hội: Góp phần làm tăng doanh thu cho ngành du lịch, tạo nhiều cơ hội
    việc làm.
    Tạo sự nhận thức cho thế hệ trẻ hiện nay trước sự du nhập của văn hoá
    phương Tây.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi thời gian: Từ khi cải lương ra đời (1918) đến nay.
    Phạm vi không gian: Giới hạn nghiên cứu một địa phương cụ thể là thành phố
    Cần Thơ.
    Nội dung nghiên cứu: Hoàn cảnh lịch sử, sự hình thành, ra đời và các thời kỳ
    phát triển của nghệ thuật cải lương, một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu, vai trò
    của nghệ thuật cải lương với phát triển du lịch nói chung và tại một địa phương
    cụ thể là Cần Thơ.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả đã áp dụng các phương pháp
    sau để đảm bảo tính khoa học và thống nhất của đề tài:
    5.1. Phương pháp thống kê số liệu và tổng hợp phân tích tài liệu
    Sau khi thu thập được nguồn thông tin tư liệu từ các công trình nghiên cứu (mà
    tác giả sẽ trình bày trong phần “tài liệu tham khảo” của đề tài này), các số liệu
    từ Sở văn hoá, thể thao và du lịch Cần Thơ, tác giả đã tiến hành thống kê, sắp
    xếp một cách hợp lý, hệ thống, logic. Sau đó tiến hành phân tích, so sánh, cân
    đối để có nguồn thông tin đầy đủ, xúc tích, xác thực khoa học. Phương pháp này
    được sử dụng như phương pháp chủ đạo, giúp tác giả tổng kết được nhiều tư
    liệu có giá trị và có cái nhìn tổng quan về đối tượng nghiên cứu.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế
    Tác giả đã trực tiếp xem các nghệ sỹ biểu diễn cải lương trên sân khấu,
    thường xuyên theo dõi các chương trình thu thanh cũng như truyền hình, phát
    thanh trực tiếp trên các phương tiện truyền thông như: Đài Tiếng nói Việt Nam
    (chương trình “Ba mươi phút dân ca và nhạc cổ truyền”, “sân khấu truyền
    thanh” vào mỗi tối thứ 7), những chương trình truyền hình như “Cánh chim
    không mỏi”, “Vầng trăng Cổ nhạc”, nhiều vở Cải lương mới, cũ trên hai đài
    truyền hình HTV7 và HTV9 thường xuyên phát sóng, các chương trình truyền
    hình trực tiếp các vòng thi đờn ca tài tử hàng năm, đồng thời khảo sát thực tế
    tình hình biểu diễn tài tử cải lương, vọng cổ phục vụ du khách của c ác nghệ sỹ
    không chuyên tại Cần Thơ Phương pháp này giúp tác giả có cái nhìn thực tế
    hơn về đối tượng nghiên cứu, qua đó góp phần củng cố về mặt lý luận, tránh cái
    nhìn chủ quan một chiều.
    5.3. Phương pháp chuyên gia
    Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khoá luận, tác giả đã tham khảo ý kiến của
    các chuyên gia trong lĩnh vực sân khấu, đó là Đ/c Thịnh, đ/c Mai .công tác tại
    Đoàn Chèo Hải Phòng, nay là Đoàn Ca múa nghệ thuật Hải Phòng, ông Lê Như
    Hải, Giám đốc Nhà văn hoá thiếu nhi thành phố - Hiệu trưởng Trường Trung
    học Văn hoá nghệ thuật Hải Phòng, nhà thơ Vũ Châu Phối (Tạp chí văn học
    “Cửa biển”) và một số công ty du lịch có kinh nghiệm, uy tín về tổ chức các
    loại hình du lịch văn hoá. Phương pháp này nhằm thu nhập ý kiến, đánh giá của
    các chuyên gia về hoạt động khai thác loại hình nghệ thuật cải lương phục vụ du
    lịch. Từ đó có cái nhìn khái quát hơn và những hiểu biết sâu sắc hơn về loại
    hình nghệ thuật đặc sắc này, cũng như các hoạt động tổ chức khai thác loại hình
    này cho du lịch.
    5.4. Phương pháp so sánh đối chiếu
    Phương pháp này có tác dụng làm nổi bật đặc điểm của nghệ thuật cải lương khi
    dùng phương pháp này so sánh với các thể loại nghệ thuật khác: chầu văn, ca
    trù, chèo, tuồng, quan họ Khi sử dụng phương pháp này đã giúp tác giả có cái
    nhìn sâu hơn, hiểu đúng đắn hơn về đối tượng nghiên cứu, tránh đưa ra những
    kết luận vội vàng, phiến diện.
    6. Bố cục của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    khoá luận chia làm 3 chương:
    .
    Chương 2. Thực trạng khai thác cải lương để phục vụ du lịch ở Cần
    Thơ
    Chương 3. Một số đề xuất về giải pháp phát triển nghệ thuật cải lương để phục
    vụ du lịch ở Cần Thơ.


    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Cơ sở lý luận về loại hình nghệ thuật cải lương
    1.1.1. Khái niệm cải lương
    Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình
    thành trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ.
    Giải thích chữ “cải lương” theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho
    rằng: “cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn”, (so với hát bội), thể hiện qua
    sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản.
    Từ xưa ở Việt Nam không có lối diễn tuồng nào khác hơn là hát chèo hay hát
    tuồng ở miền Bắc và hát Bội ở miền Trung và miền Nam. Đến năm 1917 , khi
    cải lương ra đời , người ta nhận thấy điệu hát này có vẻ tân tiến hơn điệu hát bội
    , nên cho đó là một việc cải thiện điệu hát xưa cho tốt đẹp hơn . Vì lẽ ấy người
    mình dùng hai tiếng “ Cải Lương” để đặt tên cho điệu hát mới mẻ này ( Tiếng
    Cải Lương gốc ở câu “Cải Lương phong tục”, hoặc “Cải biến kỳ sự, sử ích tự
    thiên lương” mà ra )
    1.1.2. Lịch sử hình thành sân khấu cải lương
    Nghệ thuật sân khấu cải lương ra đời trên mảnh đất Nam Bộ - cụ thể hơn là
    miền đồng bằng sông Cửu Long, trong vài thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Cách
    đây khoảng 3 thế kỷ, Nam Bộ là một vùng đất mới, các lưu dân Việt trong quá
    trình Nam tiến đã tới khai phá và định cư lại ở vùng đất màu mỡ này, truyền
    thồng văn hoá cũng theo chân họ tới đây, tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh
    mới đã tạo nên những nét văn hoá đặc sắc. Đời sống âm nhạc của người dân
    Nam Bộ cũng phát triển trên cơ sở của nền văn hoá ấy, do vậy sinh hoạt ca hát
    của cư dân ở đây rất phong phú đa dạng. Đầu thế kỷ XX, nhu cầu thưởng thức
    nghệ thuật của người dân trên vùng đất mới ngày một tăng, những hình thức
    sân khấu trước đó chưa đáp ứng được (như nói thơ, nói truyện, hát bội .), đòi
    hỏi phải có một hình thức sân khấu mới, về nội dung tuồng tích gần gũi hơn với
    cuộc sống, về nghệ thuật phải thoả mãn được nhu cầu nghe ca và xem hát của
    khán giả.
    1.1.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
    a. Kinh tế
    Kinh tế công nghiệp lạc hậu và nhỏ bé, người Pháp tập trung phát triển buôn bán
    ở các đô thị, liên kết vơí giai cấp tư sản mở một số đồn điền, các xí nghiệp sản
    xuất hàng tiêu dùng, một vài nhà máy công nghiệp nhẹ. Nhưng sự thông thương
    và kinh tế công nghiệp nhẹ phát triển tạo thành những đô thị dân cư, có nhu cầu
    văn hóa, nếp sống mới.
    Qua hai cuộc khai thác Đông Dương làm thay đổi bộ mặt xã hội Việt Nam
    chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp phong kiến sang nền kinh tế tư bản thành thị,
    tạo điều kiện thay đổi về tư tưởng và quan hệ xã hội. Các chủ đồn điền Pháp -Việt ra sức bóc lột lao động sống, tận thu lao động giản đơn của tá điền. Nhưng
    sự phát triển các đồn điền tạo bước ngoặt đổi mới nông nghiệp, chuyển đổi
    giống cây trồng, ra đời các đồn điền mới: chè, hạt tiêu, cà phê, cam, dừa . Sự
    phát triển nông nghiệp lúa và cây công nghiệp đã ra đời các ngành công nghiệp
    như chế biến, khai thác mỏ, khai khoáng, than đá . phát triển nội thương, ngoại
    thương và giao thông vận tải tạo thành cái trục cấu trúc kinh tế xã hội mới: Công
    nghiệp – Nông nghiệp - Nội ngoại thương – Giao thông vận tải. Sự đổi mới xã
    hội nông thôn Việt Nam, tạo thành những khu vực dân cư văn hóa mới. Đây là
    bước phát triển của cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam sau hai lần khai thác thuộc
    địa của Pháp.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch , NXB Giáo Dục,
    2009
    2. Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch, NXB Giáo Dục, 2009
    3. Bùi Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch, NXB Giáo Dục, 2009
    4. GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du
    lịch, NXB Lao động, xã hội, 2006
    5. Nguyễn Phan Thọ, Mấy vấn đề về công chúng của nghệ thuật sân khấu ,
    NXB Sân Khấu, 2009
    6. Nguyễn Thị Thuỳ, Nghệ thuật biểu diễn cải lương , NXB Sân Khấu , 2008
    7. PGS.TS.Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB
    TP.HCM, 1997.
    8. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch , NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội,
    1998
    9. Trương Bỉnh Tòng, Nhạc tài tử, nhạc sân khấu cải lương, NXB sân khấu
    TP.HCM, 1997.
    10. Tuấn Giang, Lịch sử cải lương , NXB Sân Khấu, 2008
    11 . Sở Văn hoá thể thao và du lịch Cần Thơ,Chương trình phát triển du lịch
    thành phố Cần Thơ đến năm 2010, tầm nhìn 2020
    12. www.cailuong.org.vn
    13. www.doncataitu.vn
    14. www.nhaccu.vn
    15. www.cantho.gov.vn
    16. www.cantho-tourism.vn
    17. www.google.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...