Luận Văn Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CA TRÙ . . 4
    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ca trù . . 4
    1.1.1. Câu chuyện truyền thuyết về vị tổ Ca trù . 4
    1.1.2. Thế kỷ XVI - Ca trù gắn với ngôi đình làng ở Bắc bộ . 6
    1.1.3. Thế kỷ XVII và XVIII - nghi lễ hát cửa đình trong các làng quê . 7
    1.1.4. Thế kỉ XIX . . 8
    1.1.5. Thế kỉ XX . .9
    1.1.6. Ca trù hiện nay . 12
    1. 2. Đặc trưng nghệ thuật của Ca trù . .15
    1.2.1. Về tên gọi của Ca trù . . 15
    1.2.2. Thành phần của một chầu hát . . 17
    1.2.3. Nhạc cụ trong ca trù. 19
    1.2.3.1. Phách. . 19
    1.2.3.2. Trống chầu . 20
    1.2.3.3. Đàn đáy . . 21
    1.2.4. Các lối hát của Ca trù . . 22
    1.2.4.1. Hát chơi . . 22
    1.2.4.2. Hát cửa đình . . 23
    1.2.4.3. Hát thi . . 25
    1.2.5. Khế ước và điều luật của Ca trù . 26
    1.2.5.1. Vấn đề tổ chức giáo phường . 26
    1.2.5.2. Quyền lợi của giáo phường và việc mua bán các quyền lợi . 27
    1.2.5.3. Những nét đẹp nhân văn của giáo phường xưa . . 29
    1.3. Giá trị của Ca trù . . 30
    1.3.1. Giá trị lịch sử . . 30
    1.3.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật . 32
    Tiểu kết chương 1 . . 35
    CHƯƠNG 2:TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT CA TRÙ ĐÔNG MÔN - THỦY
    NGUYÊN - HẢI PHÒNG . . 36
    2.1. Vài nét về huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng . . 36
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 36
    2.1.1.1. Vị trí địa lý . 36
    2.1.1.2. Địa hình . . 36
    2.1.1.3. Khí hậu . . 37
    2.1.1.4. Tài nguyên nước . 37
    2.1.1.5. Tài nguyên động thực vật . . 37
    2.1.2. Điều kiện dân cư - kinh tế - xã hội . . 38
    2.1.3. Tài nguyên du lịch huyện Thủy Nguyên . . 39
    2.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên . . 39
    2.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn . . 42
    2.2. Khái quát về nghệ thuật ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên- Hải Phòng . . 46
    2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ca trù Đông Môn . . 46
    2.2.1.1. Từ thời Hậu Lê đến thế kỉ XX . 46
    2.2.1.2. Sự ra đời của Câu lạc bộ Ca trù Đông Môn - nơi lưu giữ hồn nghệ thuật
    Ca trù Đông Môn . . 52
    2.2.2. Đặc trưng của nghệ thuật ca trù Đông Môn . 52
    2.3. Thực trạng khai thác ca trù Đông Môn trong đời sống và hoạt động du lịch . 56
    2.3.1. Biểu diễn ca trù trong các lễ hội làng, tiệc mừng . . 56
    2.3.2. Biểu diễn ca trù tại nhà của các nghệ nhân hay ca quán . . 56
    2.3.3. Khai thác tại trụ sở Câu lạc bộ Ca trù . 57
    2.3.4. Khai thác trong các dịp đi lưu diễn, biểu diễn . 59
    2.3.5. Khai thác trong hoạt động du lịch . 61
    Tiểu kết chương 2 . . 63
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ
    CA TRÙ ĐÔNG MÔN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHÒNG . . 64
    3.1. Định hướng bảo tồn và khai thác các giá trị của Ca trù . 69
    3.2. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đối với nghệ thuật Ca trù Đông Môn . 70
    3.2.1. Đào tạo theo mô hình chuyên biệt . 74




    Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
    3.2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu . . 78
    3.2.3. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế . . 80
    3.3. Giải pháp phát triển du lịch . . 80
    3.3.1. Xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật . . 83
    3.3.2. Mở rộng không gian biểu diễn . . 88
    3.3.3. Liên kết với các tuyến điểm du lịch khác trong địa bàn huyện Thủy Nguyên 88
    Tiểu kết chương 3 . . 91
    KẾT LUẬN . . 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 94
    PHỤ LỤC . . 96
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Vào 14h45 (giờ Việt Nam, tức 10h45 giờ Abu Dhabi) ngày 1/10/2009,
    Ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi
    vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Đây là một sự kiện đánh dấu sự trở lại của ca
    trù sau nhiều thế kỉ bị quên lãng và có nguy cơ bị mai một. Ca trù là một bộ môn
    nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc và có lịch sử hình thành và phát
    triển lâu đời. Hải Phòng cũng là một trong những nơi có nghệ thuật hát ca trù từ
    lâu đời, trong đó làng Đông Môn, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên chính là
    nơi khởi nguyên của nghệ thuật hát ca trù Hải Phòng. Mặc dù hàng năm, vào
    ngày 23-24/9 âm lịch, tại Đông Môn vẫn diễn ra Hội hát ca trù nhưng nghệ thuật
    ca trù nơi đây cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Chính vì vậy, với
    mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc khôi phục
    và lưu giữ loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc, người viết đã lựa chọn
    đề tài: “Tìm hiểu nghệ thuật ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và
    định hướng khai thác trong du lịch” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Việc
    khai thác ca trù Đông Môn hiệu quả trong du lịch chính là một cách góp phần
    vào việc bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật độc đáo này, đồng thời cũng
    là một cách giới thiệu với bạn bè gần xa về kiệt tác phi vật thể này của Hải

    Phòng nói riêng và của Việt Nam nói chung, đóng góp vào ngân sách chung của
    ngành du lịch cả nước.
    2. Mục tiêu của khóa luận
    Mục tiêu của đề tài là đi vào tìm hiểu nghệ thuật Ca trù nói chung và
    những nét đặc sắc của Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng nói riêng,
    đồng thời cũng tiến hành xem xét thực trạng khai thác Ca trù Đông Môn trong
    đời sống xã hội những năm gần đây, trên cơ sở đó sẽ đề ra một số định hướng và
    giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác Ca trù Đông Môn phục vụ phát triển
    du lịch Hải Phòng.
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Dưới góc độ một bộ môn nghệ thuật, ca trù được khá nhiều học giả dày
    công nghiên cứu. Có thể kể tên một số công trình và tác giả tiêu biểu như:
    1. Ca trù - thú xưa tao nhã, tác giả Nguyễn Quảng Tuân, NXB Văn học, 2003.
    2. Góp phần tìm hiểu lịch sử ca trù, của Nguyễn Xuân Diện, NXB Khoa học xã
    hội, 2000.
    3. Ca trù nhìn từ nhiều phía, tác giả Phạm Đình Hổ, Xuân Lan, Phạm Văn
    Duyệt, NXB Văn hoá Thông tin, 2003.
    Hay như giáo sư Trần Văn Khê, một người con Việt Nam sống ở nước
    ngoài cũng dày công nghiên cứu và giới thiệu loại hình nghệ thuật đặc sắc này
    của dân tộc đến bạn bè quốc tế. Có thể tìm hiểu những ghi chép của ông về Ca
    trù thông qua cuốn “Trần Văn Khê & âm nhạc dân tộc”, NXB Trẻ, 2000.
    Về Ca trù Hải Phòng, có thể kể tên tác phẩm “Tìm hiểu Ca trù Hải
    Phòng” do tác giả Giang Thu - Vũ Thu Loan viết. Trong tác phẩm này, các tác
    giả đã giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và một vài nét về đặc
    trưng nghệ thuật của Ca trù Hải Phòng.
    4. Ý nghĩa của đề tài
    Như vậy có thể thấy, những tác phẩm trên đây phần lớn đều nghiên
    cứu về Ca trù dưới góc độ nghệ thuật, hầu như chưa có tài liệu nào đề cập một
    cách sâu sắc đến việc định hướng khai thác những giá trị của ca trù cho hoạt

    động du lịch. Số lượng tài liệu tìm hiểu về nghệ thuật ca trù tại một địa phương
    nhỏ như Đông Môn càng ít. Vì thế, với đề tài này, người thực hiện mong muốn
    trên cơ sở những hiểu biết về Ca trù nói chung, kết hợp với việc tìm hiểu thực
    tiễn về nghệ thuật Ca trù Đông Môn nói riêng sẽ đề xuất những biện pháp cụ thể
    nhằm bảo vệ và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đang dần bị mai một này,
    đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch Hải Phòng.
    Ngoài ra, đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
    ngành VHDL cũng như là tài liệu hữu ích đối với du khách đến với Hải Phòng
    khi muốn tìm hiểu về nghệ thuật ca trù Đông Môn.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thu thập và
    xử lí số liệu; phương pháp thực địa; phương pháp thống kê, phân tích, so sánh
    tổng hợp.
    Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu:
    Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập
    thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài
    nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được
    tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
    Phương pháp thực địa:
    Quá trình thực địa giúp sưu tầm thu thập tài liệu, nhằm nhận được thông
    tin xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài .
    Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp:
    Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn
    tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du
    lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và
    số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các
    chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển
    du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    6. Kết cấu của khóa luận

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề
    tài chia làm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật Ca trù
    Chương 2: Tìm hiểu về nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải
    Phòng.
    Chương 3: Một số đề xuất nhằm bảo tồn và khai thác hiệu quả Ca trù
    Đông Môn phục vụ phát triển du lịch Hải Phòng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...