Báo Cáo Tìm hiểu nghề đan Lục Bình tại công ty Sao Mai, Đồng Tháp

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Phần mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài . 2
    2. Mục tiêu đề tài . 3
    Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN - THỰC TIỄN
    1.1 Giới thiệu cây lục bình ( bèo tây) . 4
    1.2 Đặc điểm . 4
    1.3 Thành phần hoá học . 5
    1.4 Đặc tính của cây lục bình 5
    1.5 Công dụng của cây lục bình 5
    1.5.1 Trong y học 5
    1.5.2 Đối với môi trường . 5
    1.5.3 Đối với nông nghiệp 6
    1.6 Sử dụng cây lục bình làm đồ thủ công mỹ nghệ . 6
    1.6.1 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lục bình 6
    1.6.2 Một số kiểu đan cơ bản . 6
    Chương II. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
    2.1.Tình hình sản xuất.
    2.1.1. Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long 8
    2.1.2. Trong tỉnh Đồng Tháp 10
    2.2. Dây chuyền sản xuất . 15
    2.2.1. Nguyên liệu sản xuất . 15
    2.2.2. Nguồn nhân lực . 15
    2.2.3. Vốn . 15
    2.2.4. Quy trình sản xuất 16
    2.2.5. Nguồn tiêu thụ 18
    2.2.6. Giá trị sản phẩm . 18
    Chương III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    3.1 Những thuận lợi và khó khăn
    3.1.1 Thuận lợi . 19
    3.1.2. Khó khăn . 19
    3.2 Giải pháp . 20
    3.3 Kiến nghị 20
    KẾT LUẬN 22





    Phần mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài
    Từ lâu, cây Lục Bình đã phát triển ở khắp vùng sông nước Nam Bộ, trên các tuyến kênh mương nội đồng làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông đường thủy và tiêu thoát nước, Lục Bình còn cản trở việc đánh cá, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cấp nước, Lục Bình tăng trưởng chóng mặt vào mùa mưa nó là nơi cư trú của muỗi và các côn trùng gây bệnh, gây lo ngại đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Tưởng chừng như vô dụng nhưng nó được xem là nguồn nguyên liệu quý và có giá trị cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, được coi là “khám phá mới của thế kỉ 21” vì nó được khai thác sử dụng từ sau mùa lũ năm 2000. Trong thời gian gần đây, nghề thủ công mỹ nghệ được chế biến từ loại cây này đang được bà con Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) quan tâm. Không những thế những sản phẩm này cũng được xuất khẩu sang nước ngoài đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc giá bán từ sản phẩm cây lục bình khá cao mà thuế xuất nhập khẩu lại thấp. Nhờ có ngành nghề này mà nhiều địa phương đã giải quyết được lượng lớn lao động nhàn rỗi giúp bà con nông dân tăng thu nhập góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo.
    Từ năm 2000, nghề đan lục bình phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL, đặc biệt ở các tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang, Vĩnh Long, phát triển nghề này đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các hộ thuần nông. Do đó, cây lục bình cũng được khai thác mạnh để cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Các nghiên cứu đánh giá và phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả có sự tham gia của nông dân cho thấy việc khai thác cây lục bình đã tạo thu nhập tăng thêm đáng kể cho nông hộ; đặc biệt là nông dân nghèo thiếu đất sản xuất. Bên cạnh đó việc khai thác mạnh cây Lục Bình một cách có quy hoạch đã mang lại lợi ích lớn cho xã hội và góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.

    Chính vì những lý do trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài Tìm hiểu nghề đan Lục Bình tại công ty Sao Mai, Đồng Tháp

    2. Mục tiêu đề tài

    Tìm hiểu tình hình sản xuất đồ mỹ nghệ từ thân cây Lục Bình khô tại công ty Sao Mai, Đồng Tháp.
    Làng nghề đã tạo ra nhiều công viêc làm cho bà con nông dân, nhằm đưa giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, định hướng phát triển bền vững ngành nghề.
    Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, góp phần vào việc lưu thông đường thủy.
    Tìm hiểu các sản phẩm làm từ Lục Bình thân thiên với môi trường, chi phí thấp, nguồn nguyên liệu dễ kiếm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...