Luận Văn Tìm hiểu một số thuận lợi – hạn chế trong tiến trình hội nhập & phát triển của người khuyết tật tại

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM TẠ I
    MỤC LỤC III
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT I
    CHƯƠNG I : DẪN NHẬP 1
    1. Giới thiệu : 2
    2. Lý do chọn đề tài : 2
    3. Mục tiêu nghiên cứu : 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 4
    5. Ý nghĩa đề tài : 4
    CHƯƠNG II : TỔNG QUAN TƯ LIỆU 5
    1. Khái quát về người khuyết tật : 6
    1.1 Khái niệm khuyết tật : 6
    1.2 Các dạng tật và nguyên nhân bị tật : 7
    Các dạng tật (theo WHO) : 7
    Nguyên nhân bị tật : 7
    2. Khái niệm bản thân của người khuyết tật : 7
    2.1 Phản ứng của xã hội đối với người khuyết tật : 8
    2.2 Mức độ quan tâm của gia đình và
    xã hội đối với người khuyết tật : 9
    2.3 Phản ứng của gia đình đối với người khuyết tật : 10
    Thái độ chối bỏ : 10
    Thái độ bảo bọc quá đáng : 11
    Thái độ đón nhận : 11
    2.4 Khái niệm bản thân của người khuyết tật : 14
    3. Tình hình người khuyết tật Việt nam : 16
    3.1 Phân bố người khuyết tật theo vùng, giới tính và độ tuổi : 17
    Phân bố theo vùng : 17
    Giới tính : 17
    Nhóm tuổi : 17
    3.2 Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật : 18
    3.3 Hoàn cảnh sống và tình trạng việc làm : 18
    Hoàn cảnh sống : 18
    Tình trạng việc làm : 18
    3.4 Nguyện vọng của người khuyết tật : 18
    4. Điểm lại thư tịch : 19
    5. Khung nghiên cứu : 20
    5.1 Một số khái niệm trọng tâm : 20
    Hội nhập : 20
    Sự cản trở hòa nhập : 20
    Phát triển : 20
    5.1 Giả thuyết nghiên cứu : 21
    CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 22
    1. Khung nghiên cứu : 23
    2. Phương pháp nghiên cứu : 23
    3. Mẫu nghiên cứu : 23
    4. Kỹ thuật thu thập số liệu : 24
    5. Phân tích thông tin thu thập : 24
    6. Kế hoạch nghiên cứu : 24
    7. Đạo đức trong nghiên cứu : 25
    8. Thuận lợi và hạn chế trong nghiên cứu : 25
    CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : 26
    Phần 1 : Những thuận lợi
    trong tiến trình hội nhập và phát triển : 27
    1. Từ phía bản thân người khuyết tật : 27
    1.1 Cơ chế bù trừ : 27
    1.2 Có ý chí vượt khó : 28
    1.3 Có nhiều sáng kiến để tự cứu mình : 28
    1.4 Có ý thức tự lập cao – tự khẳng định mình : 29
    2. Từ phía gia đình : 30
    2.1 Sự hiểu biết của cha mẹ : 30
    2.2 Giúp cho trẻ có nội lực tinh thần : 32
    2.3 Tạo mọi thuận lợi : 33
    2.4 Nối kết chặt chẽ giữa cá nhân, gia đình và xã hội : 33
    3. Từ phía xã hội : 34
    3.1 Nhà trường : 34
    Giáo viên : 34
    Bạn bè : 35
    3.2 Tinh thần tương trợ trong cộng đồng : 35
    3.3 Chính sách xã hội đối với người khuyết tật : 37
    Phần 2 : Những khó khăn
    trong tiến trình hội nhập và phát triển : 39
    1. Từ phía bản thân người khuyết tật : 39
    1.1 Thể lực yếu : 39
    1.2 Hạn chế di chuyển : 40
    1.3 Hạn chế trong sinh hoạt cá nhân : 41
    1.4 Mặc cảm tự ti : 42
    1.5 Nghĩ mình vô dụng : 43
    1.6 Ý thức tự lực thấp : 43
    1.7 Lệ thuộc vào người khác : 44
    2. Từ phía gia đình : 44
    2.1 Quan tâm bảo bọc quá mức : 45
    2.2 Không được quan tâm : 45
    2.3 Ít được đi học : 46
    3. Từ phía xã hội : 48
    3.1 Thái độ và một số định kiến
    của xã hội đối với người khuyết tật : 48
    3.2 Hạn chế được tiếp cận với giáo dục : 49
    3.3 Hạn chế của chính sách xã hội cho người khuyết tật : 51
    CHƯƠNG V : BÀN LUẬN : 53
    1. Nhận thức và đánh giá đúng về bản thân : 54
    Ý thức trong việc tự chăm sóc sức khỏe ban đầu : 54
    Nhận thức rõ những khả năng và hạn chế của mình : 54
    Có cái nhìn lạc quan trong cuộc sống : 54
    Giúp cá nhân tự giải quyết được vấn đề của mình : 55
    2. Vai trò của gia đình : 55
    Điểm tựa về mặt tình cảm và sự cảm thông : 55
    Tạo lòng tự tin cho bản thân và cuộc sống : 56
    3. Giáo dục là điểm then chốt để hội nhập và phát triển : 57
    4. Hướng nghiệp – việc làm : 60
    5. Nhận xét về việc thực hiện pháp luật
    bảo vệ quyền lợi người khuyết tật : 63
    6. Tiếp cận với các dịch vụ xã hội : 66
    Dịch vụ chăm sóc sức khỏe : 66
    Tạo điều kiện sinh hoạt cá nhân được thuận lợi : 66
    7. Giao tiếp xã hội : 67
    Tạo điều kiện tham gia vào các sinh hoạt xã hội : 67
    Hoạt động thể thao : 67
    KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ : 68
    1. Kết luận : 69
    2. Kiến nghị : 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO : 75
    PHỤ LỤC : 77

    4

    1. GIỚI THIỆU :
    Xã hội loài người là một tổng thể phức hợp. Nó ẩn chứa những vấn đề. Một trong những vấn đề cố hữu tồn tại từ thời đại này sang thời đại khác là sự bất bình đẳng.
    Khi nói đến sự bất bình đẳng, người ta thường đề cập đến sự bất bình đẳng về giới, về vị trí và vai trò xã hội. Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn đề cập đến sự bất bình đẳng giữa người bình thường và người khuyết tật. Người khuyết tật có những thua sút so với một người bình thường. Nhưng những thua sút đó do yếu kém, khiếm khuyết về khả năng của chính người khuyết tật hay do rào cản được dựng lên từ những quan điểm của xã hội về người khuyết tật ?
    2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Tôi là người khuyết tật. Tôi được nuôi dưỡng, lớn lên trong trại mồ côi. Vì vậy, tôi có kinh nghiệm bản thân và đồng cảm được những mong ước rất bình thường của những người khuyết tật là được đi học, tự đảm nhận lấy cuộc sống của chính mình và hội nhập vào đời sống xã hội. Điều này nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng thực sự nó là một vấn đề hết sức khó khăn đối với mỗi chúng tôi.
    Khi còn nhỏ, tôi rất ham học nhưng tôi không có được điều kiện để đi học như các bạn đồng cảnh chỉ với một lý do mà người ta nghĩ rằng tôi không thể cầm viết được vì hai tay tôi quá yếu, tôi vẫn được đưa vào lớp như các bạn nhỏ khác nhưng chỉ để cho vui và được học nhận biết những màu sắc, nhận dạng những con thú bằng tranh ảnh mà thôi.
    Một ngày nọ, do tính tò mò, trong giờ ra chơi, tôi đã lẻn lấy tập của bạn và chui xuống gầm bàn tập viết thử và cô giáo bắt gặp. Cô không phạt mà thay vào đó là cô cho tôi một quyển tập và một cây bút chì để tập viết. Từ đó, tôi miệt mài tập viết bất cứ lúc nào mà tôi có thể kể cả những thời gian đi chơi nô đùa với các bạn. Và một lần khác, tôi tình cờ mở một quyển sách trên bàn soeur phụ trách, trong sách tôi nhìn thấy hình một người đàn ông, người nước ngoài bị liệt hai tay hai chân rất nặng, trên đầu ông được kẹp một cái khung tròn và kẹp theo khung phía trước trán của ông là một cây viết vừa tầm với con mắt của ông với quyển tập trên bàn. Ông ta điều khiển cây viết đó bằng cái đầu của ông.
    Hình ảnh của người đàn ông đó đã in sâu trong trí óc tôi trong suốt một thời gian dài. Tôi luôn tìm mọi cách để được đi học vì tôi nghĩ rằng tôi vẫn còn may mắn hơn ông ta là tôi có thể viết bằng hai tay. Và từ đó, tôi luôn cố gắng trong học tập khi có được cơ hội. Tôi hiểu rằng tôi sẽ trở thành kẻ vô dụng hoàn toàn nếu tôi chỉ biết nằm đó mà than thân trách phận. Tôi đã nỗ lực hết sức trong học tập để có thể tự lập trong suy nghĩ và chọn cho mình một hướng đi đúng cho bản thân.
    Sau khi rời khỏi viện mồ côi hội nhập với xã hội, gần đây tình cờ tôi gặp lại H, một trong những người bạn cùng sống với tôi trong Viện mồ côi từ nhỏ, tôi thấy cô ấy quá xanh xao. Qua tìm hiểu, tôi được biết H quan hệ tình dục với một người bạn trai không có trách nhiệm, cô đã ba lần nạo thai. Cô ấy không hiểu rằng hoạt động tình dục là một nhu cầu bình thường của con người, cô ấy mặc cảm vì nghĩ mình là người khuyết tật và xem đó là sự “đèo bồng” mà xã hội khó chấp nhận nên cô không dám công khai tình cảm đó mà chọn cách quan hệ lén lút để tự rước lấy hậu quả cho bản thân mình. Việc phá thai để lại cho bản thân người phụ nữ những thiệt thòi tai hại về sức khỏe, tâm lý và kinh tế. Đa số bạn tôi đều rơi vào tình trạng đó vì họ không được trang bị kiến thức về giá trị bản thân, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, vai trò làm mẹ để ý thức trách nhiệm trong hành vi của họ đối với bản thân – gia đình – xã hội.
    Trường hợp của bạn tôi là một trong những điều tôi ray rứt. Người khuyết tật được cung cấp kiến thức nào để làm hành trang vào đời, để hội nhập với cuộc sống. Viễn cảnh tương lai của một cá nhân ra sao tùy thuộc vào hành trang mà gia đình – xã hội cung cấp cho họ hôm nay.
    Tôi luôn trăn trở và bất lực trước những hoàn cảnh của bạn tôi, vì phần lớn họ đều bỏ học giữa chừng vì nghĩ rằng học rồi cũng chẳng làm được gì. Mỗi khi nhìn thấy bạn ngược xuôi với những tờ vé số trên tay trên chiếc xe lăn không kể nắng mưa để kiếm sống qua ngày, thậm chí có bạn đi “xin ăn”, tôi lại cảm thấy buồn và bất lực. Bởi vì công việc đó với những người bị tật nhẹ thì họ có thể làm được và làm dễ dàng hơn so với những người tật nặng, mà phần lớn các bạn mà tôi gặp và biết lại thuộc các dạng tật nặng. Và nếu như họ không làm những công việc đó thì sẽ chẳng biết phải làm sao để kiếm sống. Còn tôi dù muốn nhưng không thể giúp gì được cho bạn mình vì tất cả chúng tôi đều đã trưởng thành và mỗi người đều đã có hướng đi riêng cho mình.
    Tôi muốn tìm hiểu những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong tiến trình hội nhập và phát triển của người khuyết tật với mong ước làm sáng tỏ một vài yếu tố ảnh hưởng đến sự thăng tiến của người khuyết tật, góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội về người khuyết tật, thúc đẩy xã hội tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người khuyết tật tiếp cận với giáo dục để họ phát huy được những khả năng của bản thân, từ đó họ có một sự lựa chọn đúng đắn cho hướng đi của cuộc đời mình, có được cuộc sống hạnh phúc, hữu ích cho gia đình – xã hội.
    3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
    Nghiên cứu này nhằm :
    Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập và phát triển của người khuyết tật nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
    Xác định vai trò của người khuyết tật trong tiến trình hội nhập và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay.
    Tác động để xã hội tạo điều kiện cho người khuyết tật được tiếp cận với giáo dục để họ thuận lợi trong tiến trình hội nhập và phát triển.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
    Nghiên cứu tập trung vào nhóm những người khuyết tật vận động và khiếm thị trong độ tuổi từ 20 – 45 tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nghiên cứu thu thập thông tin từ những người có liên quan đến hoạch định chính sách dành cho người khuyết tật hoặc đang công tác hỗ trợ cho người khuyết tật.
    Trong nghiên cứu : “Tìm hiểu một số thuận lợi – hạn chế trong tiến trình hội nhập và phát triển của người khuyết tật” chúng tôi thử phân tích những khía cạnh thuận lợi và cản trở người khuyết tật phát huy những tiềm năng để vươn lên và hội nhập vào đời sống xã hội trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.
    5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI :
    Đề tài nghiên cứu về người khuyết tật, do chính người khuyết tật thực hiện hy vọng sẽ cung cấp thêm những cách nhìn mới về vấn đề người khuyết tật từ chính cảm nhận của họ trong cuộc sống. Những khám phá này sẽ góp phần nhỏ bé của mình trong việc thúc đẩy xã hội tạo điều kiện bình đẳng cho người khuyết tật trong tiến trình hòa nhập và phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...