Luận Văn Tìm hiểu một số nhận thức về triệu chứng khàn tiếng và các mối liên quan của khàn tiếng ở người lớn

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Giọng nói rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Giọng nói là công cụ tốt nhất giúp chúng ta giao tiếp. Một số ngành nghề dùng giọng nói nhiều như: ca sĩ, giáo viên, bán hàng, luật sư . Nếu không biết tự bảo vệ giọng nói của mình, để khàn tiếng thường xuyên xảy ra có khi phải đổi nghề mà không thể tiếp tục hành nghề với giọng khàn được[32].
    Giọng nói được tạo ra nhờ sự phối hợp của nhiều cơ quan như: não, phổi, thanh quản mà đặc biệt là 2 dây thanh âm, thanh quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lời nói. Lời nói được tạo ra khi có luồng không khí từ phổi đi lên; sự rung động của dây thanh tác động lên cột không khí này, tạo nên âm thanh. Khi phát âm, dây thanh đóng kín, hình dạng dây thanh có thể biến đổi lúc dày, lúc mỏng, khi căng ít, khi căng nhiều . tùy theo nhu cầu phát âm. Khi chúng ta bị bệnh, các bộ phận này bị tổn thương sẽ làm giọng nói thay đổi như nói khàn, mất tiếng, giọng đôi, vỡ tiếng, tiếng cứng, tiếng nói giọng hoạn thi, nói lắp, nói ngọng .[30]
    Các rối loạn về giọng nói xuất hiện do sự biến đổi nhất thời hoặc lâu dài của chức năng phát âm. Triệu chứng chủ yếu là khàn tiếng hoặc mất tiếng do sự rung động của dây thanh không đều, hoặc khép không kín khi phát âm. Những tổn thương tại chỗ như viêm mạn tính (làm dây thanh dày và cứng, rung động kém), hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh . Các biểu hiện khàn, mất tiếng cũng có thể do rối loạn chức năng giọng thanh quản ở tuổi dậy thì, hoặc do nhược cơ dây thanh, bệnh thần kinh, ngộ độc .[30]
    Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho biết những nguyên nhân, triệu chứng khàn tiếng. Tuy nhiên, sự nhận thức và hiểu biết trong cộng đồng nhân dân còn nhiều hạn chế về bệnh Tai Mũi Họng nói chung và triệu chứng khàn tiếng nói riêng. Vì vậy, để tìm hiểu, nhận thức tác hại của triệu chứng khàn tiếng nhằm phòng tránh bệnh tật cho người dân, rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng ngày một tốt hơn.
    Chúng tôi chọn đề tài: Tìm hiểu một số nhận thức về triệu chứng khàn tiếng và các mối liên quan của khàn tiếng ở người lớn phường Phú Hội thành phố Huế”.
    Với mục tiêu:
    - Tìm hiểu một số nhận thức về triệu chứng khàn tiếng của người lớn ở phường Phú Hội, thành phố Huế.
    - Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến triệu chứng khàn tiếng ở người lớn Phường Phú Hội - Thành phố Huế.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHẦN TIẾNG VIỆT
    1. Bộ môn Giải phẫu (2005), “Thanh quản”, Giáo trình giải phẫu, Trường Đại học Y Khoa Huế , tr.85-93.
    2. Bộ môn Tai Mũi Họng (2007), “Họng-Thanh quản”, Bệnh học Tai Mũi Họng (giáo trình giảng dạy đại học), Học viện quân Y , tr.157-180.
    3. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), “Thanh quản”, Cẩm nang phòng và chữa các chứng bệnh Tai, Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, tr.157-183
    4. Nguyễn Văn Đức (1964), “Giới thiệu thanh môn soi nội thanh quản”, Nội san Tai Mũi Họng, số 9, tr. 70 – 74
    5. Trần Công Hòa, Nguyễn Tuyết Sương (2005), “ Nghiên cứu tình hình u lành tính dây thanh và đánh giá kết quả phẫu thuật qua phân tích ngữ âm”, Tạp chí Tai Mũi Họng, số 1, tr.34-74
    6. Đỗ Xuân Hợp (1971), Giải phẫu đại cương đầu mặt cổ, NXB y học, tr. 433 – 443
    7. Đặng Xuân Hùng (1995), Nghiên cứu phù hợp giữa hình ảnh nội soi và hình ảnh giải phẫu bệnh một số u lành tính dây thanh và ứng dụng trong phẫu thuật dây thanh qua nội soi,
    8. Trương Ngọc Hùng (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả cắt hạt xơ dây thanh bằng nội soi treo thanh quản, Luận án chuyên khoa cấp II, tr 3-4
    9. Nguyễn Khôi, Trần Việt Hồng (1996), “Nhận xét về điều trị hạt dây thanh bằng vi phẫu thuật”, Nội san Tai Mũi Họng, số đặc biệt, Hội Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh, tr. 28-31
    10. Phạm Kim (1994), Đại cương về thanh học-Tai mũi họng thực hành, Nhà xuất bản Y học, tập 3, tr.6.
    11. Phạm Kim (1995), Vài nhận xét bước đầp trên 23 trường hợp hột thanh đới gặp ở khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai, Nội san Tai Mũi Họng, số 10, tr. 64 – 71
    12. Phạm Kim, Nguyễn Thị Liên (1996), Về 89 trường hợp hột thanh đới gặp ở khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai, Tai Mũi Họng, Tài liệu nghiên cứu số 1, tr. 30 – 39
    13. Ngô Ngọc Liễn, Phạm Tuấn Cảnh (1997), Bệnh lý thanh quản, bệnh học Tai Mũi Họng (tài liệu dịch), tr. 92 – 106.
    14. Lê Văn Lâm, Hồ Trường Bảo Lâm (1997), Góp phần nghiên cứu nguyên nhân khàn tiếng ở những bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế,
    15. Lê Văn Lợi (1999), Thanh học, các bệnh về giọng nói, lời nói và ngôn ngữ. Nhà xuất bản Y học, tr.15-72
    16. Ngô Đức Lương, Đào Mộng Lâm (2007), Vi phẫu thuật thanh quản qua nội soi điều trị U lành tính dây thanh tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng, Chuyên đề Hội nghi Khoa học miền trung, tr.540-545
    17. Nguyễn Văn Lý (2004), “Nghiên cứu ứng dụng Laser CO[SUB]2[/SUB] trong điều trọ phẫu thuật bệnh lý Tai Mũi Họng”,Tạp chí Tai Mũi Họng, số 4, tr.58-65
    18. Lê Sỹ Nhơn, Phạm Thị Ngọc (1991), “252 ca rối loạn giọng được điều trị tại viện Tai Mũi Họng”, Nội san đại hội Ngành Tai Mũi Họng lần IX, tr.39-41
    19. Nguyễn Quang Quyền (1997), Bài giảng giải phẫu học, tập I, Nhà Xuất Bản Y Học, tr. 373 – 381
    20. Võ Tấn (1994), Bệnh học Thanh quản – Tai mũi họng thực hành, Nhà xuất bản Y học, tr 7-10.
    21. Đặng Thanh, Nguyễn Tư Thế, Phan Văn Dưng (2002), Nhận xét về nguyên nhân khàn tiếng ở 130 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trung ương Huế, Kỷ yếu tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học- Đại học Y khoa Huế, tr.164
    22. Nguyễn Tư Thế (2007), Giáo trình Tai Mũi họng - Chương trình đào tạo bác sỹ đa khoa. Nhà xuất bản đại học Huế.
    23. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (2005), Ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, QĐ/ số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Chính phủ
    TIẾNG ANH
    24. Ballenger J.J. (1991), Diseases of the laryn, Diseases of the ENT, Head and Neck, Lea & Febiger, USA, pp.473-630
    25. Charles W. Cummings. (2005), Otolaryngolory Head & Neck Surgery, Volume four, pp. 2227 – 2228
    26. Michael M. Paparella, M.D. (1992), Otolarynlogory, Head and Neck, volume III, pp. 2215 – 2228
    27. Muller F.(1986) Hoarseness-Klinik und Polilinik fur Hals-Nasen- Ohr. Un an denoberen Luft-un Speisewegen-VEB Gustav Fischer Verlag Jena, p:357.
    28. Sulica L. (2006),Voice: Anatomiy, Physyology and Clinical Evaluation, Head &Neck Surgery-Otolaryngology, Byron J. Bailey (4[SUP]th[/SUP] Edition), Lippincott William & Wilkins Inc, pp 817-820)
    29. http://www.vnmedia.vn (2007), Khàn tiếng kéo dài, dấu hiệu của ung thư thanh quản, Chủ nhật 23/11/2007.
    30. www.vnexpress.net (2004), Các nguyên nhân gây khàn tiếng (Phạm Trần Anh), ngày 08/2004.
    31. www.webtretho.com (2009), Đông y điều trị mất tiếng khàn tiếng, ngày 5/2/2009.
    32. http://suckhoedoisong.vn (2009) Tự bảo vệ giọng nói của mình, ngày 17/3/2009.
    33. www.thaythuoccuaban.com , (2006)Mất tiếng (Aphonia),
    34. www.answer.com/topic/hieronymus-fabricius, (2001) Italia anatomist and embryologist (1537-1619)
    35. www.vietbao.vn (2003), Khàn tiếng dấu hiệu của nhiều loại bệnh, ( Phạm Kim) ngày 5/8/2003.
    36. www.news.bacsi.com , Khàn tiếng có thể do ung thư thanh quản (Lê Minh Hương)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...