Luận Văn Tìm hiểu một số mô hình chủ nghĩa xã hội tiêu biểu trên thế giới từ năm 1917 đến nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN TÓM TẮT
    Trên cơ sở phê phán chủ nghĩa tư bản một cách khoa học, C. Mác đã chỉ ra mô hình mục tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa và điều kiện tiên quyết để thực hiện nó.
    V.I. Lênin là người đầu tiên lãnh sứ mạng hiện thực hóa lý tưởng của C. Mác. Song, trong điều kiện đặc thù của nước Nga, V.I. Lênin đã sớm nhận ra là không thể trực tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội được. Vì vậy, ngay từ năm 1921, NEP đã được đưa ra và V.I. Lênin đã hết sức tập trung suy nghĩ, tìm tòi bước đi sao cho thích hợp với đặc thù nước Nga. Nhưng đáng tiếc là Ông đã không đủ thời gian.
    Trong bối cảnh đặc biệt của Liên Xô giữa những năm 20 của thế kỷ XX, J.V. Xtalin đã dựng lên và thực thi ở Liên Xô một mô hình chủ nghĩa xã hội “trực tiếp” và duy ý chí. Nét đặc thù của nó là tập trung quyền lực vô hạn vào tay nhà nước. Do thực hiện kéo dài mô hình Xtalin đã biến nó trở thành sợi dây trói buộc sự nghiệp phát triển lý luận và thực thi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác.
    Sớm nhận ra những bất cập trong mô hình Liên Xô, từ năm 1948, G.B. Tito ở Nam Tư đã tìm đến mô hình phân tán quyền lực của nhà nước trung ương, chuyển quyền sở hữu tư liệu sản xuất xuống với người trực tiếp sản xuất. Mô hình tự quản xã hội chủ nghĩa ra đời như là một thái cực khác của mô hình Liên Xô.
    Do có nhiều hạn chế, cả hai mô hình đã lâm vào bất cập. Hệ quả là, chúng đã bị phủ định sạch trơn, kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở chính ngay “quê hương” của chúng. Phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới bị giáng một đòn nặng nề, lâm vào tình trạng thoái trào.
    Bất chấp thực tế nghiệt ngã đó, Một trào lưu chủ nghĩa xã hội cải cách, đổi mới mà Trung Quốc là nước đi tiên phong đã xuất hiện. Khác với hai mô hình trên, mô hình Trung Quốc hướng trọng tâm vào phát triển toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Tính đúng đắn, phù hợp thực tiễn của mô hình Trung Quốc đã đưa đất nước phát triển ngoạn mục trong hơn 30 năm qua. Trung Quốc đã trở thành một hiện tượng nổi bật của thế giới. Mô hình Trung Quốc đang chỉ cho nhân loại thấy rằng, chủ nghĩa xã hội chưa phải đã là quá khứ mà đang là tương lai của nhân loại.
    Ở Việt Nam, qua 10 năm (1976 – 1986) cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trước thực trạng đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã tích cực tìm tòi con đường đổi mới. Sau những năm tháng tìm tòi, thử nghiệm, đấu tranh tư tưởng tổng kết thực tiễn, đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện, trên cơ sở đó lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới. Đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng.
    1
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN TÓM TẮT .1
    MỤC LỤC 2
    MỞ ĐẦU .3
    NỘI DUNG .6
    Chương 1
    SỰ NHẬN THỨC, TÌM TÒI MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
    CỦA CÁC NHÀ MÁC XÍT KINH ĐIỄN 6
    1.1. Sự nhận thức của C. Mác – Ph. Ăngghen về mô hình, mục tiêu
    của chủ nghĩa xã hội .6
    1.2. Sự tìm tòi và nhận thức của V.I. Lênin về mô hình chủ nghĩa xã hội
    hiện thực ở nước Nga trong những năm (1917 – 1924) .7
    Chương 2
    TÌM HIỂU MỘT SỐ MÔ HÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
    TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI .14
    2.1. Tìm hiểu mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô (1925 – 1991) 14
    2.2. Tìm hiểu mô hình chủ nghĩa xã hội Nam Tư (1848 – 2006) 22
    2.3. Tìm hiểu quá trình hoàn thiện lý luận (1941 – 1992) và thành tựu,
    triển vọng của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc (1978 – 2010) .30
    Chương 3
    CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM .43
    3.1. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và sự tìm tòi đổi mới của
    Đảng Cộng sản Việt Nam (1979 – 1986) .43
    3.2. Giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước (1986 – 2010) .45
    3.3. Những thành tựu chủ yếu đạt được qua 25 năm đổi mới (1986 – 2010) 51
    KẾT LUẬN 58
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .60
    2
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Từ khi mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô được thiết lập cho đến năm 1991, đa số những người Mác xít trên thế giới đều xem mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là có tính phổ biến và mang tính quy luật. Vì thế khi Nam Tư tìm kiếm một mô hình con đường đi riêng, thì các nhà Mác xít xem Nam Tư không phải là nước xã hội chủ nghĩa. Sau khi Liên Xô sụp đổ, họ lại cho rằng mô hình đó chứa quá nhiều khuyết tật, thiếu dân chủ, chưa hợp quy luật v.v và dần dần người ta mới nhận ra rằng các quan niệm như trên là quá thiển cận và giáo điều.
    Lịch sử chủ nghĩa xã hội hiện thực một thời tưởng như đã được nhận thức, giờ đây lại trở nên khó nắm bắt, rất nhiều tiêu chí nhận thức trước đây bị đảo lộn. Sự nhận thức lại đang trong quá trình tạo lập, tư duy cũ, mới còn chưa phân minh. Để đạt đến sự phân minh về nhận thức, việc triển khai nghiên cứu sâu rộng về lịch sử chủ nghĩa xã hội đặt ra vô cùng cấp thiết.
    Việt Nam là một trong số ít nước đang kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội, đang đổi mới để lột bỏ những cái cũ không phù hợp, xây dựng chủ nghĩa xã hội mới thực chất hơn và hiệu quả hơn. Vì thế, việc đi sâu nghiên cứu, nhận thức lại những đúng sai trong quá khứ xây dựng chủ nghĩa xã hội chắc chắn là những cơ sở quan trọng cho sự phát triển lí luận về chủ nghĩa xã hội và giúp Đảng ta chỉ đạo đúng đắn công cuộc đổi mới thành công.
    Lịch sử chủ nghĩa xã hội hiện thực từ 1917 đến nay là một mảng kiến thức rất quan trọng trong chương trình lịch sử thế giới hiện đại, nhưng chưa được biên soạn đầy đủ trong các sách giáo khoa, giáo trình và các sách chuyên khảo. Việc tìm hiểu sâu về lịch sử chủ nghĩa xã hội hiện thực sẽ góp phần bổ sung phần nào khiếm khuyết nêu trên. Từ đó đề tài sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của giáo viên, sinh viên cũng như tất cả những ai quan tâm về vấn đề này.
    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn “ Tìm hiểu một số mô hình chủ nghĩa xã hội tiêu biểu trên thế giới từ năm 1917 đến nay” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
    Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời luôn gắn liền với hoạt động thực tiễn của các Đảng Cộng sản lớn trên thế giới cùng với các lãnh tụ như V.I. Lênin, J.V. Xtalin (Liên Xô), G.B. Tito (Nam Tư), Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình (Trung Quốc). Tùy theo thời cuộc, đặc điểm đất nước và tùy thuộc vào nhận thức, mà mỗi Đảng – Lãnh tụ đã đề xướng và chỉ đạo thực thi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo những mô hình khác nhau. Từ thực tiễn ấy đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều học giả trên thế giới, kể cả các học giả tư sản. Chính vì thế, sách báo viết về chủ nghĩa xã hội hiện thực rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt cuối thế kỉ XX, trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào khủng hoảng, sụp đổ một mảng lớn thì công tác nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước được đẩy mạnh, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều công trình nghiên cứu. Có thể dẫn ra đây một số công trình có liên quan đến đề tài ở những mức độ khác nhau mà chúng tôi đã có điều kiện tiếp xúc:
    Ở nước ngoài:
    Năm 2003, các học giả Mác xít Trung Quốc đã cho ra mắt nhiều công trình tham khảo quy mô liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu, trong đó nổi bật nhất là bộ sách tham khảo “Lịch sử chủ nghĩa Mác” gồm 4 tập do Trang Phúc Linh làm chủ biên đã
    3
    được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành. Công trình “Hai chủ nghĩa một trăm năm” của Tiêu Phong cũng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004. Các công trình này đã bàn nhiều về các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực trên phương diện lí luận và cả về thực tiễn, trong đó mô hình Nam Tư và Mô hình Liên Xô được tìm hiểu khá sâu.
    Ở trong nước:
    Năm 2000, tác giả Vũ Quang Vinh có công trình “Một số vấn đề cải cách mở cửa của Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam” do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. Tác giả đã khái quát về đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc giai đoạn đầu 1978 – 1986. Sự phát triển lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc giai đoạn 1986 – 1994 và ảnh hưởng của nó đến chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên những đặc trưng chủ yếu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc và thành tựu của nó chưa được tác giả thể hiện rõ.
    Năm 2006, cuốn sách “Việt Nam 20 năm đổi mới”, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản, đây là công trình tập hợp nhiều bài viết của các giáo sư tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong các ngành, lĩnh vực cụ thể. Những bài viết trong tác phẩm là sự tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới ở Việt Nam.
    Đặc biệt năm 2008, nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản công trình của Nguyễn Huy Quý, nhà nghiên cứu Trung Quốc học thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc. Đây là tác phẩm tập hợp những bài viết chọn lọc của tác giả được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc và Tạp chí Cộng sản từ năm 1993 đến năm 2008. Tác phẩm đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong quá trình cải cách, phát triển của Trung Quốc về các mặt kinh tế, chính trị, quan hệ đối ngoại v.v
    Chắt lọc từ nguồn tài liệu trên và nhiều tài liệu khác sưu tầm được, chúng tôi cố gắng hệ thống lại và đi sâu tìm hiểu ba mô hình chủ nghĩa xã hội tiêu biểu là mô hình Liên Xô và mô hình Nam Tư do J.V. Xtalin và G.B. Tito tạo lập, mô hình Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình tạo dựng và công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    3. Mục tiêu của đề tài
    Đề tài đi sâu tìm hiểu bối cảnh, sự ra đời, các đặc trưng cơ bản và kết cục, khuynh hướng của các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực tiêu biểu trên thế giới đó là mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và mô hình chủ nghĩa xã hội ở Nam Tư do J.V. Xtalin và G.B. Tito tạo lập, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình tạo dựng và công cuộc tìm tòi, đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu ba mô hình chủ nghĩa xã hội tiêu biểu trên thế giới từ năm 1917 đến nay, đó là mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Nam Tư do Xtalin và Tito tạo lập; mô hình chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình tạo dựng và công cuộc tìm tòi, đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc trình bày bối cảnh, sự xuất hiện, các đặc trưng cơ bản, thành tựu chủ yếu của mỗi một mô hình, từ đó cố gắng nêu ra một vài nhận xét bước đầu về vấn đề nghiên cứu.
    4
    5. Nội dung nghiên cứu
    Đề tài trình bày: Sự nhận thức mô hình, mục tiêu và sự tìm tòi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nhà Mác xít kinh điển; Bối cảnh lịch sử, sự xác lập, những đặc trưng cơ bản và những sai lầm dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô và Nam Tư; Quá trình hoàn thiện lí luận và thành tựu, triển vọng của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc; Công cuộc tìm tòi, đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài là một vấn đề thuộc chuyên ngành lịch sử, vì vậy chúng tôi tuân thủ phương pháp nghiên cứu của bộ môn đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, trên cơ sở phương pháp luận sử học của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp lịch sử xem xét, nghiên cứu các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực tiêu biểu trên thế giới từ năm 1917 đến nay trong tính đầy đủ, hiện thực, cố gắng dựng lại bức tranh toàn cảnh về các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực như đã từng diễn ra với những nét cơ bản nhất. Phương pháp lôgic nhằm làm rõ cái cốt lõi, bản chất, khuynh hướng của các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực.
    Ngoài ra, để có thể lí giải sâu sắc các vấn đề xung quanh các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu giữa các mô hình để có cái nhìn toàn diện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...