Luận Văn Tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu ở khu vực Việt Bắc góp phần phát triển du lịch nhân văn

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu ở khu vực Việt Bắc góp phần phát triển du lịch nhân văn


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
    5. Đóng góp của đề tài . 4
    6. Kết cấu của đề tài 4
    CHƯƠNG 1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC VIỆT BẮC . 5
    1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 5
    1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ . 10
    1.3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA . 11
    1.4. TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ 14
    1.5. TÀI NGUYÊN DU LỊCH 16
    1.6. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI . 18
    TIỂU KẾT . 20
    CHƯƠNG 2. MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
    LỄ HỘI Ở VIỆT BẮC 21
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI . 21
    2.1.1. Lễ hội . 21
    2.1.2. Du lịch lễ hội . 23
    2.1.3.Đặc Điểm của du lịch lễ hội . 25
    2.2. MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở KHU VỰC VIỆT BẮC . 26
    2.2.1. Lễ hội Nhảy Lửa . 26
    2.2.2. Lễ hội Chợ tình Khau Vai . 31
    2.2.3. Lễ hội Cầu Mùa 35
    2.2.4. Lễ hội Lồng Tồng . 39
    2.2. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊ CH LỄ HỘI Ở VIỆT BẮC 44
    TIỂU KẾT . 45
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI VÀ NHỮNG
    GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI Ở VIỆT BẮC 46
    3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI 46
    3.1.1. Thực trạng về khả năng thu hút khách và doanh thu 46
    3.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật . 47
    3.1.3. Thực trạng đầu tư cho du lịch . 50
    3.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực và công tác tổ chức quản lý 51
    3.2. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI . 53
    3.2.1. Thuận lợi, khó khăn 53
    3.2.2. Định hướng phát triển . 55
    3.2.3. Những giải pháp 56
    3.2.3.1. Nâng cao công tác tổ chức quản lý 56
    3.2.3.2. Khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống . 58
    3.2.3.3. Tuyên truyền quảng bá cho du lịch lễ hội 58
    3.2.3.4. Xây dựng các dịch vụ bổ sung 59
    3.2.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch . 60
    3.2.3.6. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch 61
    3.2.3.7. Nâng cao nh ận thức của cư dân về vai trò của lễ hội trong ho ạt
    động du lị ch 62
    3.3. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN KHU
    VỰC VIỆT BẮC . 63
    3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ . 64
    TIỂU KẾT . 65
    KẾT LUẬN 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu du lịch càng tăng cao. Du lịch
    không chỉ là một nhu cầu hưởng thụ mà còn là một cách trau dồi kiến thức, vốn
    văn hóa, mở rộng sự hiểu biết. Từ xa xưa du lịch được xem như là một sở thích
    của giới thượng lưu, hầu hết các danh thắng, cảnh đẹp ở nước ta các vua chúa đã
    từng đặt chân đến và có đề bút tích ở đó, như: Vịnh Hạ Long, Chùa Hương, Tam
    Cốc - Bích Động
    Ngày nay trên phạm vi thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu cần thiết của
    con người, nó vượt qua phạm vi của một dân tộc, một quốc gia, một lãnh thổ, và
    lan rộng ra toàn cầu. Du lịch là nơi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kiến thức, văn hoá
    giữa con người với con người, con người với tự nhiên, góp phần làm phong phú
    thêm đời sống tinh thần
    Hoạt động du lịch ở Việt Nam trongnhững năm gần đây liên tục có sự
    phát triển. Theo số lượng thống kê của Bộ VH TT và Du lịch. Số lượng khách
    du lịch từ năm 1990 đến năm 2007 lượng khách du lịch luôn duy trì được mức
    tăng trưởng, khách du lịch quốc tế tăng 17 lần từ 250.000 lượt (1990) lên xấp xỉ
    4.253 triệu lượt (2008). Khách du lịch nội địa ước tăng 20 lần từ 1triệu lượt
    (1990) lên 20,5 triệu lượt năm (2008).
    Về thu nhập du lịch: du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh
    tế mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho các đối tượng trực
    tiếp kinh doanh du lịch, mà gián tiếp đối với các ngành liên quan. Tốc độ tăng
    trưởng nhanh về thu nhập, năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì
    đến năm 2009, con số đó ước đạt 70.000 tỷ đồng, gấp trên 50 lần.
    Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần
    xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội. Du lịch phát triển góp phần tăng tỉ
    trọng GDP của ngành du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu du lịch phát triển, ở
    đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, đời sống nhân dân được cải
    thiện rõ nét như: Sa Pa, ( Lào Cai), Sầm Sơn ( Thanh Hoá)
    Trong sự phát triển của ngành du lịch, du lịch lễ hội góp phần quan trọng
    vào việc thu hút du khách, đặc biệt là lễ hội của các dân tộc có sắc thái văn hóa
    và những nét độc đáo riêng.
    Khu vực Việt Bắc bao gồm sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái
    Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Đây là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc
    như: Tày, Nùng, Dao, Hmông, Cao Lan truyền thống sinh hoạt đã tạo nên nét
    văn hoá đặc sắc với điệu múa Khèn của người Mông, điệu hát then của người
    Tày nơi đây cũng có rất nhiều lễ hội đặc sắc mang đậm bản sắc văn hoá : Lễ
    hội Lồng Tồng, lễ hội Cầu Mùa, lễ hội Giã Cốm, Nhảy Lửa
    Ngoài ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp Việt Bắc cũng là nơi, Bác
    Hồ, các cán bộ chủ chốt của Đảng sống và làm việc. Vì vậy, khu vực này còn
    lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị. Góp phần làm tăng thêm tiềm năng du
    lịch nhân văn.
    Là một người con sinh ra và lớn lên tại khu vực Việt Bắc nơi có lịch sử cách
    mạng hào hùng, lớn lên cùng với các lễ hội dân tộc truyền thống. Em mong muốn
    giới thiệu nét văn hoá độc đáo của quê hương mình, thông qua du lịch lễ hội để giới
    thiệu quảng bá hình ảnh khu vực Việt Bắc thơ mộng, nếp sống sinh hoạt cộng đồng
    của các dân tộc, để mọi người hiểu, biết đến một khu vực giàu truyền thống cách
    mạng.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Mục đích:
    Đề tài nhằm tìm hiểu, khai thác giá trị của các lễ hội ở khu vực Việt Bắc
    từ đó đánh giá ưu và nhược điểm của du lịch nói chung và du lịch lễ hội ở Việt
    Bắc nói riêng. Bên cạnh đó đề tài cũng nhằm mục đích giới thiệu những tập
    quán văn hóa lâu đời, những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc khu vực này
    thông qua các lễ hội.
    Bước đầu đưa ra một số giải pháp cụ thể để khai thác tốt hơn du lịch lễ
    hội - nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Bắc. Góp phần giữ gìn và tôn
    tạo các giá trị văn hóa truyền thống , nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh
    thần cho cư dân các vùng lễ hội.
    - Nhiệm vụ:
    Nghiên cứu các nghi thức, các trò chơi dân gian trong một số lễ hội tiêu
    biểu của các dân tộc ở Việt Bắc; Đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp để
    nâng cao công tác tổ chức quản lý, ý thức của người dân về vai trò của lễ hội ,
    phục vụ cho việc phát triển du lịch lễ hội ở khu vực Việt Bắc.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng:
    Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu, đánh giá một số lễ hội tiểu biểu của các
    dân tộc ở khu vực Việt Bắc có khả năng khai thác phục vụ cho việc phát triển du
    lịch lễ hội.
    - Phạm vi:
    Khu vực Việt Bắc là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc, trong đó mỗi dân
    tộc có một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, lối sống, phong tục, tập quán riêng .
    hình thành nên đời sống tinh thần phong phú. Việt Bắc có nhiều lễ hội chứa
    đựng nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
    Với khả năng và điều kiện thời gian trong khuôn khổ của một khóa luận
    tốt nghiệp đại học, người viết tập trung nghiên cứu một số lễ hội tiêu biểu của
    các dân tộc ở Việt Bắc. Từ đó làm cơ sở để tiếp tục mở rộng khai thác lễ hội
    trong phạm vi không gian văn hóa rộng hơn.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Đề tài sử dụng những phương pháp cơ bản sau của phương pháp nghiên
    cứu khoa học xã hội - nhân văn.
    - Thu thập và xử lý thông tin:
    Đây là phương pháp hết sức cần thiết cho việc thực hiện đề tài, để có một
    lượng thông tin cần thiết, và đầy đủ về mọi mặt tự nhiên, văn hóa, xã hội trong
    khu vực, người viết cần tiến hành thu thập thông tin, tự liệu từ nhiều lĩnh vực,
    nhiều nguồn khác nhau, sau đó xử lý chúng để hoàn thành bài viết của mình.
    - Nghiên cứu thực địa: (điền dã)
    Đây là phương pháp nghiên cứu rất cơ bản để khảo sát thực tế. Nó là một
    phương pháp quan trọng được sử dụng để thu thập số liệu, thông tin về vấn đề
    nghiên cứu.
    - Tổng hợp và phân tích
    Là phương pháp sử dụng để phân tích, đánh giá, tổng hợp đưa ra nhận xét
    dựa trên các tư liệu đã thu thập được từ những phương pháp trên. Từ đó có cái nhìn
    tổng quát hơn, có những đánh giá nhận, xét khách quan về vấn đề mà mình nghiên
    cứu.
    5. Đóng góp của đề tài
    Bước đầu khắc họa được bức tranh Lễ hội tiêu biểu của đồng bào các dân
    tộc khu vực Việt Bắc với nếp sống sinh hoạt phong phú, các phong tục tập quán
    lâu đời của cư dân các dân tộc vùng cao này.
    Đánh giá thực trạng việc khai thác du lịch lễ hội ở Việt Bắc; Từ đó có
    những kiến nghị, đề xuất các giải pháp, góp phần nâng cao hoạt động du lịch lễ
    hội ở Việt Bắc.
    Trong quá trình thực hiện đề tài này tuy có nhiều khó khăn,bỡ ngỡ của
    người tập sự nghiên cứu khoa học. Nhưng người viết đã cố gắng để hoàn thành
    những nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra, bước đầu có những đóng góp cho việc giới
    thiệu hình ảnh lễ hội của các dân tộc Việt Bắc.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
    của khóa luận được trình bày trong ba chương:
    Chương I: Vài nét khái quát về khu vực Việt Bắc
    Chương II: Một số Lễ hội tiêu biểu và hoạt động du lịch Lễ hội ở
    Việt Bắc
    Chương III: Thực trạng hoạt động du lịch Lễ hội và những giải
    pháp nhằm phát triển du lịch Lễ hội ở Việt Bắc


    CHƯƠNG 1
    VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC VIỆT BẮC
    1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
    Việt Bắc còn được gọi một cách văn hoa là Thủ đô kháng chiến, bởi đây
    là nơi trú đóng của đầu não Đảng cộng sản Việt Nam thời trước khởi nghĩa năm
    1945, và là nơi trú đóng của đầu não chính phủ Việt Minh trong thời kì kháng
    chiến chống Pháp.
    - Địa giới hành chính:
    Chiến khu Việt Bắc xưa, thuộc sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,
    Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Trong đó thủ đô kháng chiến, trọng tâm
    ở hai tỉnh: Tỉnh Tuyên Quang từ năm 1944 đến năm 1945, nơi có “ Mái đình
    Hồng Thái, cây đa Tân Trào”, là nơi sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
    Và thủ đô kháng chiến, thủ đô gió ngàn ở Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên,
    nơi “ Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng).
    Ngày nay khi nói đến Việt Bắc chúng ta vẫn hiểu đó là ranh giới của sáu
    tỉnh Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà. Đây là khu vực có diện tích rộng lớn:
    37.139,83 km
    2
    với số dân là 4.112 nghìn người (2009). [22,1]
    Theo số liệu thống kê năm 2009 địa giới hành chính của các tỉnh:
    Tỉnh Cao Bằng có diện tích: 6.690,7 km
    2
    , dân số là 510,9 nghìn người,
    bao gồm thị xã Cao Bằng và 12 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng,
    Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Yên, Thạch An, Thông Nông, Trà
    Lĩnh, Trùng Khánh.
    Cao Bằng phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp
    tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao
    Bằng được xem là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn
    của cách mạng Việt Nam.
    Tỉnh Bắc Kạn có diện tích 4.857,2 km
    2
    , với số dân là 294,7 nghìn người,
    là tỉnh ít dân nhất trong cả nước. Tỉnh lị gồm một thị xã Bắc Kạn và 7 huyện:
    Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pắc Nặm. Phía Bắc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...