Luận Văn Tìm hiểu một số khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yê

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Sống trong xã hội, con người không chỉ có quan hệ với thế giới sự vật hiện tượng mà còn quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội. Đó là quan hệ giao tiếp.
    Nhà tâm lí học Lômov cho rằng: Khi ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể giới hạn ở sự phân tích xem nó làm cái gì và làm như thế nào.
    ở mỗi độ tuổi, mỗi môi trường tập thể khác nhau sẽ tạo ra những mục đích, nhu cầu giao tiếp khác nhau.
    ở lứa tuổi học sinh tiểu học, nhân cách đang được hình thành và phát triển. Lúc này giao tiếp có vị trí đặc biệt quan trọng bởi vì các phẩm chất của nhân cách chỉ được hình thành trong hoạt động học, hoạt động cùng nhau trong quá trình giao tiếp là điều kiện. Thông qua hoạt động giao tiếp, đứa trẻ tiếp thu lĩnh hội được kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình, biến nó thành những phẩm chất nhân cách của mình.
    ở giai đoạn đầu tiểu học, học sinh tiểu học phải thiết lập các mối quan hệ: mối quan hệ thầy trò với tính chất nghiêm túc, với sự kiểm tra đánh giá thường xuyên, chặt chẽ; quan hệ với bạn bè với sự phối hợp cao trong những hoạt động chung, vị trí của học sinh tiểu học trong gia đình cũng có nhiều đổi khác . Và trong môi trường mới ấy, học sinh lớp 3 tuy đã dần quen với môi trường học tập nhưng những khó khăn trong giao tiếp của trẻ vẫn tồn tại, nó cản trở hoạt động của các em. Nếu phát hiện và tháo gỡ những khó khăn đó thì hoạt động của các em sẽ đạt hiệu quả cao hơn và nhân cách được phát triển, hoàn thiện.

    Hơn nữa, những kĩ năng giao tiếp không mang tính chất bẩm sinh, nó chỉ được thông qua các quá trình tích luỹ, rèn luyện một cách thường xuyên, liên tục và thực tế cho thấy việc rèn luyện chỉ có kết quả tốt nếu học sinh có ý thức rèn luyện và biện pháp rèn luyện phù hợp.
    Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu một số khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” có ý nghĩa nhất định về mặt lí luận và thực tiễn, nhằm bổ sung thêm vào vốn tri thức tâm lí học lứa tuổi, giúp hiểu rõ hơn về lứa tuổi học sinh tiểu học. Từ đó đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tháo gỡ khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả trong giao tiếp của học sinh tiểu học, từ đó nâng cao kết quả học tập và rèn luyện cho học sinh, ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển nhân cách cho học sinh.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Đã có rất nhiều nhà tâm lí học nghiên cứu về vấn đề giao tiếp và cỏc khía cạnh của giao tiếp. Tác giả Bùi Văn Huệ trong cuốn “Giáo trình tâm lí học Tiểu học” đã đưa ra khái niệm chung về giao tiếp, chức năng giao tiếp nhưng chưa nghiên cứu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh tiểu học. Một số tác giả nghiên cứu khó khăn trong giao tiếp của học sinh tiểu học như: Tác giả Nguyễn Xuân Thức đã có công trình nghiên cứu “Khó khăn tâm lí của trẻ đi học lớp 1”. Tác giả đã nhận xét “Trẻ gặp khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp với thầy cô bạn bè đặc biệt là giao tiếp với giáo viên”. Bởi vì “quan hệ cô - trò trong trường Tiểu học mang tính chất công việc và nguyên tắc khác với quan hệ cô - trò ở mẫu giáo mang tính chất tình cảm”.
    Tác giả Vũ Ngọc Hà và Lê Thị Thu Hà có công trình nghiên cứu về: “Khó khăn tâm lí trong quá trình của học sinh lớp 1 ở 2 trường Tiểu học tỉnh Sơn La”.
    Tác giả Đào Thị Oanh đi sâu nghiên cứu “Nội dung giao tiếp của học sinh cuối tiểu học” .Tác giả nhận xét: “Nội dung giao tiếp của học sinh cuối bậc tiểu học khá đa dạng và phong phú”. Những vấn đề được các em quan tâm, trao đổi khi gặp nhau được nhóm lại và trải rộng từ lĩnh vực học tập đến chuyện trong gia đình, trường lớp của mình và xã hội.
    Tuy nhiên đề tài “Tìm hiểu những khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” chưa có ai nghiên cứu. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu một số khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
    Tìm hiểu nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lí của học sinh của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
    Đề xuất thử nghiệm một số biện pháp tháo gỡ khó khăn mà học sinh gặp phải.
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 3.
    Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
    5. Giả thuyết khoa học
    Học sinh lớp 3 đã dần quen với môi trường học tập, với vai trò vị trí mới trong gia đình nhưng các em vẫn gặp một số khó khăn trong giao tiếp ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động học tập, vui chơi của các em . Nếu phát hiện và khắc phục được những khó khăn đó sẽ có tác động tích cực đến hoạt động học tập và sự phát triển hoàn thiện nhân cách của học sinh.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu lí luận
    6.2. Điều tra thực trạng những khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
    6.3. Thử nghiệm một số biện pháp khắc phục những khó khăn tâm lí trong giao tiếp mà học sinh gặp phải
    7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài chỉ nghiên cứu một số khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
    8. Phương pháp nghiên cứu
    8.1. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
    8.2. Phương pháp điều tra
    8.3. Phương pháp quan sát
    8.4. Phương pháp trò chuyện
    8.5. Phương pháp thống kê toán học
    8.6. Phương pháp tác động thực nghiệm
    9. Dự kiến công trình nghiên cứu
    Phần 1: Mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    3. Mục đích nghiên cứu
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    5. Giả thuyết khoa học
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    7. Phạm vi nghiên cứu
    8. Phương pháp nghiên cứu
    9. Cấu trúc công trình nghiên cứu
    Phần 2: Nội dung
    Chương 1. Cơ sở lí luận
    1.1. Giao tiếp là gỡ?
    1.2. Đặc điểm giao tiếp của học sinh tiểu học
    1.3. Giao tiếp với sự hình thành nhân cách của học sinh tiểu học
    1.4. Một số trở ngại trong giao tiếp
    Chương 2. Thực trạng một số khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
    2.1. Thực trạng một số khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
    2.2. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
    Chương 3. Một số tác động thử nghiệm nhằm giảm bớt khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
    3.1. Mục tiêu thử nghiệm
    3.2. Nội dung thử nghiệm
    3.3. Kết qủa quá trình thử nghiệm
    Phần kết luận và kiến nghị
    1. Kết luận
    2. Kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...