Luận Văn Tìm Hiểu Một Số Hợp Chất Thứ Cấp Có Khả Năng Trị Bệnh Ung Thư

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Theo thống kê, thế giới sẽ có 21, 4 triệu người được phát hiện mới mắc bệnh ung thư và hơn 13, 2 triệu người chết vì căn bệnh này vào năm 2030. Tỷ lệ này sẽ có nguy cơ tăng dần so với thời gian. Hiện nay, cả thế giới đang phải đối mặt với bệnh ung thư, một căn bệnh đang trở thành hiểm họa cho cuộc sống chúng ta và có xu hướng ngày càng phát triển. Mặt khác nếu điều trị ung thư bằng hóa trị sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn làm suy giảm sức đề kháng, mệt mỏi, rụng tóc, đau nhức Trong bối cảnh như hiện nay, chúng ta phải tìm ra giải pháp nhằm phòng chóng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư, hạn chế dùng hóa trị trong điều trị bệnh ung thư
    Trong những năm gần đây, tình hình nghiên cứu về hợp chất thứ cấp thực vật ngày càng phát triển. Các hợp chất thứ cấp được chiết xuất từ thực vật có hoạt tính và rất có giá trị đối với cuộc sống. Một số hợp chất thuộc các nhóm alkaloid, terpenoid, phenolic, saponin được biết đến như là các hợp chất có khả năng trị bệnh ung thư. Các hợp chất thứ cấp thường chỉ được tạo ra ở một số loại tế bào rễ, biểu mô, hoa, lá một trong những hợp chất thứ cấp rất có giá trị trong điều trị ung thư là taxol, alkaloid, saponin và được chiết xuất từ một số thực vật tiêu biểu như thông đỏ, dừa cạn, trinh nữ hoàng cung, nấm linh chi, giảo cổ lam Nhu cầu hợp chất thứ cấp cao nhưng hàm lượng chiết xuất từ các loại thực vật rất ít. Điều này đã làm cho những loại thực vật trên trở nên đặc biệt hơn và được các nhà khoa học trong và ngoài nước hướng đến để nghiên cứu.
    Tuy nhiên những nghiên cứu chỉ mới được bắt đầu từ vài thập niên gần đây, kết quả nghiên cứu vẫn còn hạn chế chưa đưa ra được nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Mặt khác nếu để những thực vật trên sống trong điều kiện tự nhiên nhiều tác nhân (nắng, mưa, gió, bão, sâu hại ) sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng hợp chất trong cây sẽ bị giảm đi.
    Vì vậy ở nước ta đã và đang nhân giống, trồng, nuôi cấy, tạo ra nhiều hơn nữa những thực vật có giá trị nhằm thu được nguồn hợp chất có hoạt tính cao đưa vào trong ngành dược hướng đến bảo vệ nâng cao sức khỏe cho con người
    Vì những lí do trên đồng thời dưới sự phân công của bộ môn Công Nghệ sinh Học và dưới sự hướng dẫn của thầy Bùi Văn Thế Vinh tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp
    Tìm Hiểu Một Số Hợp Chất Thứ Cấp Có Khả Năng Trị Bệnh Ung Thư
    v Mục đích nghiên cứu đề tài
    Tìm hiểu một số hợp chất thứ cấp có khả năng trị bệnh ung thư từ thực vật như: Cây dừa cạn, cây thông đỏ, cây trinh nữ hoàng cung, cây giảo cổ lam, nấm linh chi.
    v Giới hạn đề tài
    Do thời gian còn hạn chế nên tôi dừng lại ở việc tìm hiểu một số hợp chất có khả năng trị bệnh ung thư ở một số thực vật chỉ ở mức độ tổng quan

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cảm ơn i
    Mục lục ii
    Danh mục bảng, các sơ đồ iii
    Danh mục hình iv
    Đặc vấn đề 1
    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH UNG THƯ VÀ HỢP
    CHẤT THỨ CẤP 3
    1.1. Tổng quan về bệnh ung thư 3
    1.1.1. Những đặc tính chung của bệnh ung thư 3
    1.1.2. Nguyên nhân gây ung thư 4
    1.1.2.1. Tác nhân vật lý 4
    1.1.2.2. Thuốc lá 5
    1.1.2.3. Dinh dưỡng 6
    1.1.2.4. Những yếu tố nghề nghiệp 8
    1.1.2.5. Các tác nhân sinh học 9
    1.1.2.6. Yếu tố di truyền và suy giảm miễn dịch 11
    1.1.2.7. Suy giảm miễn dịch và AIDS 13
    1.1.3. Quá trình tiến triển tự nhiên của ung thư 15
    1.1.3.1. Giai đoạn khởi phát 15
    1.1.3.2. Giai đoạn tăng trưởng 15
    1.1.3.3. Giai đoạn thúc đẩy 16
    1.1.3.4. Giai đoạn chuyển biến 17
    1.1.3.5. Giai đoạn lan tràn 17
    ii
    1.1.3.6. Giai đoạn tiến triển (xâm lấn- di căn) 17
    1.2. Tổng quan về hợp chất thứ cấp 18
    1.2.1. Các chất chứa phenol 19
    1.2.2. Flavonoid 19
    1.2.3. Lignin 19
    1.2.4. Alkaloid 19
    1.2.5. Terpene 20
    Chương 2. MỘT SỐ THỰC VẬT CHỨA HOẠT CHẤT THỨ CẤP CÓ KHẢ NĂNG TRỊ BỆNH UNG THƯ 21
    2.1. Cây Dừa cạn (Catharathus roseus) 21
    2.1.1. Phân loại 21
    2.1.2. Đặc Điểm 21
    2.1.3. Nguồn gốc và sự phân bố 22
    2.1.4. Tình hình nghiên cứu về cây dừa cạn 22
    2.2. Cây thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) 25
    2.2.1. Phân loại 25
    2.2.2. Đặc điểm 26
    2.2.3. Nguồn gốc và sự phân bố 27
    2.2.4. Tình hình nghiên cứu cây thông đỏ 28
    2.3. Cây trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) 33
    2.3.1. Phân loại 33
    iii
    2.3.2. Đặc điểm 33
    2.3.3. Nguồn gốc và sự phân bố 34
    2.3.4. Tình hình nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung 35
    2.4. Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) 37
    2.4.1. Phân loại 37
    2.4.2. Đặc điểm 37
    2.4.3. Nguồn gốc và sự phân bố 38
    2.4.4. Tình hình nghiên cứu về giảo cổ lam 38
    2.5. Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) 39
    2.5.1. Phân loại 39
    2.5.2. Đặc điểm 40
    2.5.3. Nguồn gốc và sự phân bố 40
    2.5.4. Tình hình nghiên cứu về giảo cổ lam 41
    2.6. Một số thực vật khác có khả năng ngăn ngừa ung thư 42
    Chương 3. Kết luận và kiến nghị 44
    3.1. Kết luận 44
    3.2. Kiến nghị 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...