Luận Văn Tìm hiểu một số đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch) sau khi tiêm chủng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Tìm hiểu một số đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch) sau khi tiêm chủng vi khuẩn Streptococcus iniae đã được bất hoạt bằng formalin


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC HÌNH . iv
    DANH MỤC BẢNG . v
    MỞ ĐẦU 1
    PHẦN 1: TỔNG QUAN 3
    1.1 Hệ thống phân loại của cá chẽm 3
    1.2 Đặc điểm hình thái 3
    1.3 Đặc điểm phân bố . 4
    1.4 Tình hình bệnh Streptococcosis ở cá . 4
    1.5 Khái quát đặc điểm hệ thống miễn dịch ở cá xương. Sơ lược các công trình
    nghiên cứu có liên quan đến đáp ứng Miễn dịch đặc hiệu ở cá. 6
    1.6 Chất bổ trợ và những nghiên cứu về ảnh hưởng của chất bổ trợ đến đáp ứng
    miễn dịch đặc hiệu ở cá 11
    PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16
    2.1 Đối tượng nghiên cứu . 16
    2.2 Thời gian thực hiện 16
    2.3 Địa điểm thực hiện . 16
    2.4 Mục tiêu của đề tài . 16
    2.5 Phương pháp nghiên cứu 17
    2.5.1 Sơ đồ khối của đề tài . 17
    2.5.2 Mẫu cá . 17
    2.5.3 Chuẩn bị kháng nguyên . 18
    2.5.4 Lấy mẫu máu cá và huyết thanh cá 18
    2.5.5 Phân tích lysozyme . 19
    2.5.6 Phân lập đại thực bào và hoạt tính thực bào . 19
    2.5.7 Xác định hiệu giá kháng thể sau khi tiêm nhắc lại vi khuẩn đã bất hoạt21
    2.5.8 Xử lý số liệu và phân tích thống kê 21
    iii
    PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 22
    3.1 Xác định sự biến động của lysozyme trong huyết thanh của cá chẽm . 22
    3.2 Xác định sự thay đổi về hoạt tính thực bào và chỉ số thực bào của đại thực bào
    24
    3.2.1 Hoạt tính thực bào . 24
    3.2.2 Chỉ số thực bào . 25
    3.3 Xác định sự biến động của kháng thể trong cơ thể cá sau khi tiêm nhắc lại vi
    khuẩn đã bất hoạt . 26
    PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 35
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 36
    PHỤ LỤC 39


    MỞ ĐẦU
    ----------------Trong những năm gần đây tại tỉnh Khánh Hòa, khi con tôm sú đang mất dần vị thế
    do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường thì đề tài nghiên cứu sinh sản cá chẽm (Lates
    calcarifer) do các thầy, cô Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
    thực hiện (2002-2006), thật sự đã tạo một bước ngoặtlớn trong việc đưa đối tượng cá
    chẽm trở thànhđối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao tại nước ta. Với cácưu điểm như:
    khả năng kháng bệnh cao, sinh trưởng nhanh, tiêu thụ tốt . đã giúpcá chẽm dần “lên
    ngôi” và được tiến hành nuôi thương phẩm tại nhiều địa phương trên cả nướcnhư: Hà
    Tĩnh, Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu
    [4]
    .Tuy vậy, sản lượng hàng năm vẫn chưa
    đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ chương trình xuất khẩu qua các thị
    trường chính nhưÚc, châu Âu và Mỹ.
    Trước nhu cầu lớn như vậy, cùng với việc người dân tự động mở rộng diện tích
    nuôi một cách thiếu quy hoạch; đồng thờichưa có sự phối hợp đồng bộ với cáccơ
    quan chức năng, cũng nhưkhông chúý đảm bảo yếu tố môi trường là những điều kiện
    đểdịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại lớn đến sản lượng thu hoạch, cũng như nguồn thu
    kinh tế thủy sản của đất nước. Trong số các bệnh thường gặp ở cá chẽm có thể kể đến
    bệnh Streptococcosis gây ra thiệt hại đáng kể đến nghề nuôi cá chẽm trên thế giới,
    cũng như tại Việt Nam. Và khi sử dụng kháng sinh để chữa trị, nếu không đúng
    nguyên tắc thì có thể để lại dư lượng, làm giảm giá trị sản phẩm. Do đó, các nhà khoa
    học đã chú ý đến việc sử dụng vaccine phòng bệnh cho cá như một giải pháp tối ưu
    nhất cho sự phát triển bền vững nghề nuôi thủy sảnnói chung và nghề nuôi cá chẽm
    nói riêng. Mặc dù, trên thế giới vaccine phòng bệnh trong nuôi trồng thủy sản đã được
    bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ năm 1973 và cho đến nay đã có nhữngthành tựu
    nhất định, nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều bước chuyển trong lĩnh vực này, đặc
    biệt là vaccine phòng bệnh ở đối tượng cá chẽm
    [1]
    . Với mục tiêu nâng cao sản lượng
    thu hoạch và hạn chế dịch bệnh bùng phát, đến nay, việc nghiên cứu vaccine phòng
    bệnh Streptococcosis trên đối tượng cá chẽm ở nước ta cũng đã được quan tâm và
    đang tiến hành thực hiện.
    2
    Được sự định hướng và tạo điều kiện của thầy Trần Vĩ Hích, tôi đã thực hiện
    đồ án tốt nghiệp với tiêu đề “ Tìm hiểu một số đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cá
    chẽm (Lates calcarifer, Bloch) sau khi tiêm chủngvi khuẩn Streptococcus iniaeđã
    được bất hoạt bằng formalin”.
    Nội dung thực hiện:
    1. Tìm hiểu sự biến động của lysozyme trong huyết thanh của cá
    2. Tìm hiểu sự thay đổi về hoạt tính thực bào và chỉ số thực bào của đại thực bào.
    3. Tìm hiểu sự biến động của kháng thể trong cơ thể cá sau khi tiêm nhắc lại vi
    khuẩn đã bất hoạt.
    Hi vọng kết quả có được từ đề tài sẽ góp phần hỗ trợ vào các nghiên cứu tiếp theo
    trong việc sử dụng vaccine phòng bệnh Streptococcosis gây ra trên đối tượng cá chẽm.


    PHẦN 1: TỔNG QUAN
    ----------------1.1 Hệ thống phân loại của cá chẽm
    Ngành: Chordata
    Lớp: Actinopterygii
    Bộ: Perciformes
    Họ: Latidae
    Giống: Lates Hình 1.1 Cá chẽm (Lates calcarifer)
    Loài: Lates calcarifer (Bloch, 1790)
    Tên tiếng Việt: Cá chẽm, cá vược
    Tên tiếng Anh: Sea bass, Barramundi, Giant seaperch
    [5]
    1.2 Đặc điểm hình thái
    Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Chiều dài
    thân bằng 2.7 - 3.6 lần chiều cao, thường từ19-25 cm
    [6]
    .Đầu nhọn, nhìn bên cho
    thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng và hơi so le,
    hàm trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt. Răng dạng nhung, không có răng
    nanh, trên nắp mang có gai cứng, vây lưng gồm có 2 vi: vi trước có 7-9 gai cứng và
    vi saucó 10-11 tia mềm. Vi hậu môn có 3 gai cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt.
    Vẩy dạng lược và có kích cỡ vừa phải, có 61 vẩy đường bên.
    Khi cá còn khoẻ, trên mặt lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi
    sống trong môi trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước
    ngọt. Khi cá ở giai đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng
    và màu vàng bạc ở mặt bụng.
    [8]
    4
    1.3 Đặc điểm phân bố
    1.3.1Trên thế giới
    Cá chẽm là loài phân bố rộng từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới thuộc Tây Thái
    Bình Dươngvà Ấn Độ Dương
    [8]
    . Khu vực sinh sống bản địa của nó là vùng Bắc và
    Đông Australia tới eo biển Torresvà New Guinea. Nhưng hiện nay đã được nuôi tại
    nhiều nơi trên thế giới như Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Vương quốc Anh,
    Hoa Kỳvà Hà Lan
    [6]
    .
    1.3.2 Việt Nam
    Tại Việt Nam, cá chẽm có thể được tìm thấy ở vịnh bắc bộ, vùng biển Nam Bộ.
    Hiện nay, đối tượng này được nuôi rộng rãi tại nhiều địa phương trên cả nước từ Bắc
    vào Nam.
    1.4 Tình hình bệnh Streptococcosis ở cá
    1.4.1 Trên thế giới
    Streptococcosis là một bệnh truyền nhiễm xảy ra không chỉ ở cá nước ngọt, cá
    nước mặn trong các trang trại nuôi mà còn thấy ở ngoài tự nhiên. Theo thống kê đã có
    trên 27 loài cá nước ngọt và nước mặn nhiễm bệnh. Các đối tượng nuôi nước mặn
    được báo cáo thấy xuất hiện bệnh như: yellowtail (Kitao 1982), cá chẽm (lates
    calcarifer), Angullla japonica, Menhaden (Brevoortia patronus) (Plumb et al. 1974,
    Cook & Lofton 1975), striped mullet (Mugi1 cephalus), bluefish (Pomatomus
    saltatrix),striped bass (Morone saxatilis) (Baya et al. 1990)
    [16]
    và hybrid striped bass
    (Evans et al, 2000)
    [2]
    . Bệnh cũng có thể xảy ra ở một số loài cá nước ngọt như: cá rô
    phi (Press et al, 1998), cá hồi (Eldar & Ghittino 1999), cá ba sa (Pangasius bocourti),
    cá chép (Cyprinus carpio)
    [2]
    . Các chủng Streptococcichính gây ra bệnh ở động vật
    thủy sản là: Lactococcus garvieae, S. iniaevà S. parauberis
    [3]
    . Các nhà khoa học phát
    hiện bệnh Streptococosis xảy ra đầu tiên ở châu Á vào năm 1957 ở cá hồi vân tại Nhật
    Bản (Hoshina et al, 1958) và bắt gặp lần đầu ở châu Âu vào năm 1993
    .[26]
    Hiện nay,
    bệnh cũng đã thấy xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới: Nhật, Israel, Mỹ,
    Indonesia, Malaysia, Thái Lan . Bệnh Streptococosis cũng đã gây ra các vấn đề
    nghiêm trọng cho nền kinh tế thủy sản ở Nam Phi và Nhật Bản. Ngoài ra cũng đã phát
    5
    hiện Streptococcus sptrong nước và trong dạ dày-ruột ở một số ít cá cảnh nhập khẩu
    vào Bắc Mỹ từ các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á (Trust & Bartlett 1974, Shotts et
    al. 1975).
    (Nguồn: Aquatic Animal Health)
    Hình 1.2 Sựphân bốbệnh Streptococcosis ởkhu vực Châu Á-Thái Bình Dương
    Những loài cá khác nhau khi bị nhiễm vi khuẩn Streptococcusđều xuất hiệnmột số
    dấu hiệu chung, bao gồm: Màu sắc đen tối, bơi lội không bình thường, mắt cá lồi và
    đục, xuất huyết ở các vây và xương nắp mang. Các vết xuất huyết lan rộng thành lở
    loét, nhưng các vết loét thường nông hơn các bệnh có lở loét khác. Cá bị bệnh vận
    động khó khăn, không định hướng, cá bệnh có hình thức bơi xoắn, thận và lá lách tăng
    lên về thể tích do phù nề. Sự thương tổn nội quan là lý do gây chết. Tuy vậy, bệnh
    cũng có thể xảyra ở thể nhẹ (mãn tính), chỉ có một vài nốt xuất huyết trên thân mà
    không có hiện tượng thương tổn nội tạng. Nhưng nếu bệnh ở dạng cấp tính, tỷ lệ gây
    chết cao
    [2]
    . Từ các mẫu cá nhiễm bệnh, người ta đã phân lập được ba nhóm
    Streptococci: alpha- hemolytic, beta- hemolytic (Boomker et al. 1979, Kitao et al.
    1981) và non-hemolytic (Plumb et al. 1974, Rasheed et al. 1985, Baya et al. 1990). Vi
    khuẩn Streptococcus iniae cũng đã gây thiệt hại lớn ở đối tượng cá Bơn tại nhiều quốc
    gia (Kitao, 1993)
    [25]
    .
    Đi sâu tìm hiểu về bệnh Streptococosis xảy ra trên cá chẽm (Lates calcarifer) có
    thể thấy: Australia là quốc gia đầu tiên thông báo phát hiện thấy bệnh Streptococosis
    trên đối tượng này với các dấu hiệu tương tự như bệnh xảy ra trên các đối tượng khác
    đã được thông báo trước đó.
    [10]


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Phần Tiếng Việt
    1. Bùi Thị Bích Hằng. Vaccine-công cụ quản lý sức khỏe cá hữu hiệu. Cổng
    thông tin: chonhanong.com. 14/5/2011.
    2. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2004.
    Đại cương bệnh thủy sản. Trang 111, 121, 124, 195. Nhà xuất bản Nông
    Nghiệp.
    3. Văn Đình Hoa, Nguyễn Ngọc Lanh, 1997. Miễn dịch học. Trường ĐH Y
    Hà Nội. trang 30, 293.
    4. Sỹ Thắng. Khánh Hòa: Mô hình nuôi cá Chẽm hiệu mang lại hiệu quả kinh
    tế, giảm ô nhiễm môi trường. Cổng điện tử của Bộ Tài Nguyên và Môi
    trường Việt Nam. 23/11/2006.
    . 5. Vạn Xuân. Báo Nông thôn ngày nay. Số 150, 28/7/2004
    6. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Từ khóa: Cá chẽm
    7. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Từ khóa: Immunologic adjuvant
    8. Viện Thủy sản Đại học Cần Thơ. Sinh học và kĩ thuật nuôi cá Chẽm.
    II. Phần Tiếng Anh
    9. Bobadilla, O. Palenzuela, P. Alvarez-Pellitero, 2007. Immune response of
    turbot, Psetta maxima (L.) (Pisces: Teleostei), to formalin-killed
    scuticociliates (Ciliophora) and adjuvanted formulations.
    10. Bromage, A Thomas, L Owens, 1999. Streptococcus iniae, a bacterial
    infection in barramundi Lates calcarifer. Volume:36, Issue: 3, Pages: 177-181
    11. Cecchini và M Saroglia. Antibody response in sea bass (Dicentrarchus labrax L.)
    in relation to water temperature and oxygenation. Aquaculture Research 2002, 33,
    607-613.
    12. Chaves, R. Luvizzotto-Santos , L.A.N. Sampaio, A. Bianchini, P.E.
    Martı´nez, 2005. Immune adaptive response induced by Bicotylophora
    37
    trachinoti (Monogenea: Diclidophoridae) infestation in pompano.
    Trachinotus marginatus(Perciformes: Carangidae)
    13. Crosbie and B F Nowak. Immune responses of barramundi, Lates calcarifer
    (Bloch), after administration of an experimental Vibrio harveyi bacterin by
    intraperitoneal injection, anal intubation and immersion. Journal of Fish
    Diseases 2004, 27, 623–632
    14. Diegane Ndong et al, 2007. The immune response of tilapia Oreochromis
    mossambicusand its susceptibility to Streptococcus iniaeunder stress in low
    and high temperatures. Fish & Shellfish Immunology 22, 686-694.
    15. Evensen. Development in fish vaccinology with focus on delivery
    methodologies, adjuvants and formulations.
    16. Fergulson, A. Morales, V. E. Ostland, 1994. Streptococcosis in aquarium
    fish. Diseases of aquatic organisms. Vol 19
    17. Hekmat M. Ali, 1994. The effect of adjuvants on immunization of the Nile
    Tilapia, Oreochromis niloticus with Aeromonas hydrophilabacterin.Vol 9,
    pp 35-41.
    18. Humphrey, S. Benedict and L. Small, 2005. Streptococcosis,
    Trypanosomiasis, Vibriosis And Bacterial Gill Disease In Sea-Caged
    Barramundi At Port Hurd, Bathurst Island, July -August.
    19. John D. Drennan, Scott E. LaPatra, Christine M. Swan ,Sue Ireland , Kenneth
    D. Cain, (2007. Characterization of serum and mucosal antibody responses
    in white sturgeon (Acipenser transmontanus Richardson) following
    immunization with WSIV and a protein hapten antigen. Fish & Shellfish
    Immunology 23
    20. Sitjà-Bobadilla, 2008. Fish Immune Response To Myxozoan Parasites. Pp
    420-425.
    21. Souter. Immunization With Vaccines
    22. Rahman MH, Otokate M, Iida Y, Yokomizo Y, Nakanishi T.Efficacy of oiladjuvanted vaccine for coldwater disease in ayu
    38
    23. Roger C. Palm Jrl M, arsha L., Robert A.Route of vaccine administration:
    effects on the specific humoral response in rainbow trout Oncorh ynch us
    mykiss . DISEASES OF AQUATIC ORGANISMS. Vol. 33: 157-166,1998.
    24. Unal Ispir, H. Bayram Gokhan, Mikail Ozcan, Mustafa Dorucu, Naim
    Saglam, 2009. Immune Response of Rainbow Trout (Oncorhynchus
    mykiss). Pp 145-150.
    25. Zhan Wenbin, Liu Hongming, Xing Jing, ShengXiuzhen, Tang Xiaoqian.
    Variation in the immunoglobulin levels in turbot (Scophthalmus maximus)
    after vaccination with Streptococcus iniae. Chinese Journal of
    Oceanology and Limnology. Vol 27, No. 3, P. 536-542, 2009.
    26. http://aqua.intervet.com/diseases/streptococcosis/020_the-disease.aspx
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...