Luận Văn Tìm hiểu một số đặc điểm sinh trưởng - phát triển và năng suất của giống cỏ Va06 (Varisme số 6) trồn

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chăn nuôi trâu bò là một trong những ngành truyền thống phát triển ở nước ta, đa số người dân chăn thả tự nhiên ngoài đồng cỏ, do đó chỉ phù hợp với trước kia khi mà diện tích đồng cỏ tự nhiên còn rộng lớn. Ngày nay cùng với việc phát triển nhanh chóng của xã hội và sự bùng nổ dân số một cách chóng mặt đã làm cho diện tích trồng cỏ suy giảm một cách nhanh chóng, mặt khác diện tích trồng cỏ giảm nhanh còn do những nguyên nhân khác như: trồng rừng, trồng cây công nghiệp, xây dựng công trình, đường xá giao thông đã làm cho diện tích cũng như sản lượng cỏ để cung cấp cho trâu bò giảm một cách đáng kể.
    Thực tế trong những năm gần đây nhờ chủ trương chuyển đổi trong nông nghiệp, đã làm cho ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Khi số lượng loài đã tăng nhanh lên thì cũng đòi hỏi thức ăn cung cấp cho chúng cũng phải đủ, theo cục chăn nuôi Việt Nam với tổng đàn gia súc ăn cỏ chiếm tới 11,5 triệu con thì diện tích 45000 ha cỏ hiện có chỉ mới đáp ứng được khoảng 7,6% nhu cầu thức ăn thô xanh cho đại gia súc. [14]
    Tuy nhiên, với một số lượng lớn gia súc như vậy, người chăn nuôi không thể trông đợi vào nguồn cỏ tự nhiên mà phải chủ động tạo ra nguồn thức ăn cho gia súc, để giải quyết vấn đề thức ăn cho đại gia súc thì một số cơ quan nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát một số giống cỏ mới, chú trọng hơn đến việc trồng cỏ. Trồng cỏ mới với năng suất cao kết hợp với thâm canh là một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thức ăn cho gia súc. Một trong những giống cỏ có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản đó là cỏ Va06 (Varisme số 6). Cỏ Va06 được hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam đưa trồng khảo nghiệm vào tháng 1/2006. Trồng cỏ Va06 không những cung cấp được nhu cầu về mặt dinh dưỡng mà còn góp phần cải tạo đất, góp phần bảo vệ môi trường. [14]
    Xuất phát từ thực tế sản xuất và thấy được lợi ích của việc trồng cỏ và sử dụng cỏ trong chăn nuôi. Vì vậy mà tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu một số đặc điểm sinh trưởng - phát triển và năng suất của giống cỏ Va06 (Varisme số 6) trồng ở vùng đất bạc màu thuộc xã Hoài Châu - Hoài Nhơn - Bình Định”. Từ đó chúng ta lựa chọn cho mình một hướng chăn nuôi gia súc phù hợp nhất với điều kiện của địa phương để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
    - Nghiên cứu, đánh giá những chỉ tiêu về sinh trưởng - phát triển cũng như những chỉ tiêu về phẩm chất cỏ Va06.
    - Đánh giá được năng suất và lợi ích của việc trồng cỏ Va06.
    - Học tập phương pháp nghiên cứu khoa học.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Tình hình thực tế của việc trồng cỏ trên thế giới và ở Việt Nam . 3
    1.2. Cỏ Va06 (Varisme số 6) . 4
    1.2.1. Nguồn gốc phân bố và hệ thống phân loại . 4
    1.2.2. Đặc điểm về hình thái, sinh trưởng - phát triển của cỏ Va06 4
    1.2.3. Đặc điểm sinh thái của cỏ Va06 4
    1.2.4. Một số đặc tính sinh lí, sinh hóa và giá trị dinh dưỡng của cỏ Va06 5
    1.2.5. Tình hình thực tế của việc trồng cỏ Va06 ở Việt Nam 6
    1.2.6. Quy trình trồng và chăm sóc cỏ Va06 6
    1.3. Cỏ Voi (Pennisetum purpureum) . 10
    1.3.1. Nguồn gốc phân bố và hệ thống phân loại . 10
    1.3.2. Đặc điểm về hình thái sinh trưởng - phát triển của cỏ voi . 10
    1.3.3. Đặc điểm sinh thái, sinh lý sinh hoá của cỏ Voi . 10
    1.3.4. Quy trình trồng và chăm sóc cỏ 11
    1.4. Thời tiết trong thời gian trồng . 13
    1.5. Tìm hiểu một số phương pháp sử dụng cỏ Va06 và cỏ Voi] . 13
    1.5.1. Sử dụng cỏ tươi . 13
    1.5.2. Sử dụng cỏ khô và ủ xanh 14
    1.5.3. Sử dụng cỏ khô . 14
    1.5.4. Sử dụng cỏ ủ xanh 14
    1.6. Ý nghĩa của cỏ đối với gia súc . 15
    CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
    2.1.1. Đặc điểm cỏ Va06 . 17
    2.1.2. Đặc điểm cỏ Voi . 17
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17
    2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 17
    2.3.1. Trồng thực nghiệm 17
    2.3.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển 18
    2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu . 23
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN . 24
    3.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng - phát triển và năng suất của hai giống cỏ qua ba giai đoạn . 24
    3.1.1. Thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hai giống cỏ 24
    3.1.2. Chiều cao cây của giống cỏ Voi và Va06 qua các giai đoạn 25
    3.1.3. Đường kính thân của hai giống cỏ qua các giai đoạn 27
    3.1.4. Chiều dài lá và tổng số lá/cây của hai giống cỏ qua các giai đoạn 28
    3.1.5. Số lượng nhánh của hai giống cỏ qua các giai đoạn 32
    3.1.6. Năng suất thu hoạch .33
    3.1.7. Thời gian và tỷ lệ ra hoa . 34
    3.1.8. Tình hình sâu bệnh . 35
    3.2. Các chỉ tiêu về dinh dưỡng 36
    3.2.1. Hàm lượng nước tổng số và hàm lượng chất khô của cỏ Va06 và cỏ Voi 36
    3.2.2. Hàm lượng nitơ tống số trong lá của hai giống cỏ qua các giai đoạn 39
    3.2.3. Hàm lượng photpho trong lá của hai giống cỏ ở các giai đoạn 41
    3.2.4. Hàm lượng xơ thô trong lá của hai giống cỏ . 43
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
    1. Kết luận . 46
    2. Đề nghị . 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 48
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...