Chuyên Đề Tìm hiểu một số công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón mà Việt Nam đang áp dụng

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    209922964"I. Khái quát chung. 2
    209922965"1.1 Khái niệm về chất thải và phân loại chất thải. 2
    209922966"1.1.1 Khái niệm chất thải. 2
    209922967"1.1.2. Phân loại chất thải 3
    209922968"1.1.2.1. Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh. 3
    209922969"1.1.2.2. Phân loại theo trạng thái chất thải 3
    209922970"1.1.2.3. Phân loại theo tính chất nguy hại 3
    209922971"1.2. Khái niệm về xử lý chất thải. 4
    209922972"1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị. 4
    209922973"1.3.1. Phươmg pháp chôn lấp. 4
    209922974"1.3.2. Giải pháp xử lý ủ rác lên men sản xuất phân hữu cơ. 5
    209922975"1.3.3. Đốt rác sinh hoạt. 6
    209922976"1.3.4. Một số giải pháp khác. 6
    209922977"1.3.4.1. Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex. 6
    209922978"1.3.4.2. Công nghệ ép kiện và cách ly rác. 7
    209922979"II. Một số công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón trên thế giới 7
    209922980"2.1 Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ ở Mỹ. 7
    209922981"2.2. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ- Canada. 8
    209922982"2.3. Công nghệ xử lý rác làm phân bón của Đức. 9
    209922983"2.4. Công nghệ xử lý rác của Trung Quốc. 10
    209922984"III. Tìm hiểu một số công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón mà Việt Nam đang áp dụng. 11

    209922985"3.1. Công nghệ dano system 11
    209922986"3.2. Xử lý rác thải bằng công nghệ mới Seraphin. 12
    209922987"3.3. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở nhà máy phân hữu cơ Cầu Diến. 14
    209922988"3.4. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của nhà máy chế biến phế thải Việt Trì. 19
    I. Khái quát chung 1.1 Khái niệm về chất thải và phân loại chất thải. 1.1.1 Khái niệm chất thải. Chất thải là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh ra trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tịên giao thông đường bộ, đường thuỷ . Chất thải là kim loại, hoá chất và từ các loại vật liệu khác.
    - Phế thải của sản xuất công nghiệp có thể là nguyên liệu phục vụ cho các nghành công nhiệp khác như hoá dầu phục vụ làm đường giao thông, làm ra các sản phẩm tiêu dùng.
    - Phế thải nông thôn sinh ra trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt.
    - Phế thải sinh ra trong quá trình sản xuất thực phẩm được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành khác như phế thải nhà máy bia, rượu dùng cho chăn nuôi. Tóm lại, các chất thải sinh ra có loại phải loại bỏ để tránh làm ảnh hưởng môi trường, có chất thải dùng được cho các ngành công nghiệp khác( phải thông qua quá trình tái chế các sản phẩm cho xã hội theo hướng phát triển bền vững)
    - Kim loại nặng: các chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có thành phần As( asen), Pb( chì), Hg( thuỷ ngân), Cd( cadimi) .là mầm mống gây bệnh ung thư cho con người.
    - Các chất phóng xạ: các phế thải có chất phóng xạ sinh ra trong úa trình xử lý giống cây trồng, bảo quản thực phẩm, khai khoáng, năng lượng .
    - Quá trình sinh trưởng thải ra phân (cung cấp phân bón phục vụ cây trồng, làm khí gas sinh hoạt).
    - Da (nguyên liệu thuộc da dung trong đời sống sinh hoạt).
    - Thịt (làm thức ăn, nguyên liệu công nghiệp thực phẩm).
    - Xương, sừng (nguyên liệu cho mỹ nghệ, thức ăn cho gia súc).
    Do đó, trong quá trình xử lý chất thải phải nắm vững việc phân loại chất thải để đưa ra các giải pháp công nghệ xử lý chất thải làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác. Xử lý triệt để và kiếm soát chặt chẽ các sản phẩm xử lý để không gây ảnh hưởng môi trường (chất thải bệnh viện, hoá dầu )
    1.1.2. Phân loại chất thải 1.1.2.1. Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh - Chất thải sinh hoạt: phát sinh hằng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu du lịch, nhà ga, trường học, công viên
    - Chất thải công nghiệp: phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ (nhiều thành phần phức tạp, đa dạng trong đó chủ yếu các dạng rắn, lỏng, khí)
    - Chất thải nông nghiệp: sinh ra trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch
    1.1.2.2. Phân loại theo trạng thái chất thải - Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải nhà máy chế máy, xây dựng (kim loại, da, hoá chất sơn, nhựa, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng )
    - Chất thải trạng thái lỏng: phân bùn bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước ở nhà máy sản xuất giấy và vệ sinh công nghiệp
    - Chất thải trạng thái khí: bao gồm khí thải các động cơ đốt trong máy động lực, giao thong: ôtô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu
    1.1.2.3. Phân loại theo tính chất nguy hại - Vật phẩm nguy hại sinh ra tại các bệnh viện trong quá trình điều trị người bệnh (các loại vật phẩm gây bệnh thong thường được xử lý ở chế độ nhiệt cao, từ 1.150[SUP]o[/SUP]C trở lên; cá biệt có loại vi sinh vật gây bệnh chỉ bị tiêu diệt khi nhiệt độ xử lý lên tới 3.000[SUP]o[/SUP]C )
    - Kim loại nặng: các chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có thành phần As (asen), Pb (chì), Hg (thủy ngân), Cd (cadimi) là mằm mống gây bệnh ung thư cho người.
    - Các chất phóng xạ: các phế thải có chất phóng xạ sinh ra qua quá trình xử lý giống cây trồng, bảo quản thực phẩm, khai khoáng, năng lượng
    1.2. Khái niệm về xử lý chất thải. Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không làm ảnh hưởng đến môi trường; tái tạo lại các sản phẩm có lợi ích cho xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. Xử lí chất thải là một công tác quyết định đến chất lượng bảo vệ môi trường. Hiện nay, ô nhiễm môi trường và suy thoái về môi trường là nỗi lo của nhân loại: môi trường đất bị huỷ hoại, môi trường nước bị ô nhiễm, đặc biệt môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, nhất là các thành phố lớn tập trung đông dân cư, tài nguyên môi trường cạn kiệt.
    1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị. 1.3.1. Phươmg pháp chôn lấp. Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
    Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt ruồi và rắc bột vôi . Theo thời gian, sự phân huỷ vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích của rác giảm xuống. Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi mới. Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt. Việc chôn lấp rác thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển. Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đấy sét
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...