Tiểu Luận Tìm hiểu một số công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí M

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu một số công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý CTNH tại thành phố Hồ Chí Minh

    MỞ ĐẦU

    Như chúng ta biết chất thải rắn đang là một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý, không chỉ số lượng phát sinh ngày càng nhiều mà việc quản lý quá trình xử lý chất thải rắn cũng rất khó khăn, đặc biệt là với các loại chất thải có tính chất nguy hại cao. Đây là những loại chất thải nếu không xử lý an toàn sẽ gây hại rất lớn cho môi trường cũng như con người. Để có thể quản lý tốt chất thải rắn nói chung và chất thải nguy hại nói riêng nhà nước ta đã chỉ đạo áp dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý ngay từ nguồn phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng.
    Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý là việc làm tuy không mới trên thế giới nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam, hiện nay mô hình được đưa ra để áp dụng thí điểm ở thành phố Hồ Chí Minh.Vậy cơ sở nào để áp dụng công cụ tin học này vào trong công tác quản lý ?; Các phần mềm tin học được áp dụng hiện nay ở nước ta là các phần mềm nào?; Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu một số công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý CTNH tại thành phố Hồ Chí Minh















    I. Sơ lược về tình hình quản lý chất thải nguy hại ở thành phố HCM
    Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đứng đầu cả nước về dân số và đứng thứ hai về diện tích (sau Hà Nội), thành phố được xác định là trung tâm công nghiệp dịch vụ, khoa học công nghệ của cả nước. Hằng năm thành phố này đóng góp khoảng 30% tổng ngân sách cả nước. Mức thu nhập bình quân đầu người ở thành phố này cao nhất cả nước với 2000 USD/năm.
    Là thành phố đầu tàu về phát triển kinh tế lại có dân số cao nên lượng chất thải rắn phát sinh hằng ngày ở thành phố này rất cao gần như đứng đầu cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2009 của phòng quản lý chất thải rắn thuộc Sở TN-MT thành phố, hằng ngày TP.HCM thải ra khoảng trên 6.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, 1.000 - 1.500 tấn chất thải rắn xây dựng, 9 - 11 tấn chất thải rắn y tế, 200 - 250 m[SUP]3[/SUP] bùn hầm cầu, khoảng 250-350 tấn chất thải nguy hại. Ngoài ra, TP.HCM cũng là nơi tiếp nhận chất thải từ các tỉnh lân cận, số lượng khoảng 1.000 tấn chất thải rắn công nghiệp, 100 – 150 tấn chất thải nguy hại mỗi ngày. Để thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý và chôn lấp toàn bộ lượng chất thải trên, thành phố đang phải vận hành một hệ thống khổng lồ gồm: Quản lý 12.000-14.000 chủ nguồn thải, 700 xe chuyên chở chất thải rắn sinh hoạt, 120 xe chuyên chở bùn hầm cầu, gần 150 xe vận chuyển CTNH công nghiệp, y tế, hơn 21 công ty vận chuyển và 7 công ty xử lý chất thải nguy hại , hiện tại số công ty vận chuyển đã lên con số 40 còn công ty xử lý là 12.
    Số liệu tính toán sơ bộ cho thấy, nếu nhập số liệu trên bằng tay, mỗi năm Sở tài nguyên & môi trường phải nhập 2.040.000 chứng từ, nếu mỗi người nhập được 200 chứng từ/ngày, thì phải cần đến 10.200 ngày công (tương đương ngày công làm việc của 40 người/năm). Đó là chưa tính đến với số lượng cán bộ môi trường các sở ngành, quận huyện . khoảng 300 người không thể theo dõi được các xe vận chuyển trên đường. Nếu tính đến cả công tác sàng lọc để kiểm tra, giám sát và thanh tra sẽ thấy khối lượng tăng khổng lồ. Nếu với số lượng trên mà việc quản lý chất thải nguy hại đạt hiệu quả khả quan thì chúng ta cũng chấp nhận được, tuy nhiên thực tế hiện nay là công tác quản lý CTNH như hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, chúng ta cần thay đổi cách thức quản lý.


    II. Cơ sở pháp lý quản lý chất thải nguy hại
    - Chương VIII, Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
    - Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại.
    III. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải nguy hại
    3.1 Vai trò của áp dụng CNTT trong quản lý CTNH
    Như đã nói ở trên công tác quản lý CTNH hiện nay cho thấy nhiều nhược điểm, gây ra nhiều khó khăn cho người quản lý, cụ thể như sau:
    ü Bộ máy của công tác quản lý cồng kềnh, không khoa học, tốn chi phí nhiều cho việc trả lương cho nhân viên.
    ü Việc nhập và lưu trữ các dữ liệu về chất thải nguy hại mất nhiều thời gian và công sức.
    ü Việc tìm kiếm thông tin trong dữ liệu khó khăn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...