Tiểu Luận Tìm hiểu một số công nghệ đốt trong quản lý chất thải nguy hại.

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu một số công nghệ đốt trong quản lý chất thải nguy hại.

    I. MỞ ĐẦU.

    Quản lý chất thải nguy hại (CTNH) là một vấn đề tương đối mới mẻ và đang khá bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta, lượng chất thải cũng liên tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Theo Cục Bảo vệ môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường 2004 thì tổng lượng CTNH phát thải của Việt Nam trong năm 2003 vào khoảng 160 ngàn tấn và dự báo tăng lên khoảng 500 ngàn tấn vào năm 2010. Tuy nhiên, theo báo cáo về công tác quản lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 2009, số lượng CTNH phát sinh từ các địa phương này đã vào khoảng gần 700 ngàn tấn. Riêng số lượng CTNH được thu gom, vận chuyển, xử lý bởi các đơn vị hành nghề quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép trong năm 2009 là hơn 100 tấn, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ tổng lượng phát sinh. Lượng phát thải CTNH lớn như vậy, nếu không được quản lý chặt chẽ và xử lý an toàn như những năm trước đây, là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hơn nữa, sự phát sinh CTNH ở Việt Nam rất đa dạng về nguồn cũng như chủng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn kém càng dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý và xử lý.
    Trước sự gia tăng nhanh chóng của chất thải nguy hại (CTNH), công tác quản lý, xử lý hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Một số công nghệ đã được sử dụng để xử lí chất thải như: lò đốt tĩnh hai cấp, chôn lấp, hóa rắn (bê tông hóa), xử lí tái chế dầu thải, xử lí chất thải điện tử, và một công nghệ cũng rất được quan tâm đó là đồng xử lí trong lò nung xi măng, xử lý chất thải bằng công nghệ Plasma, lò đốt tầng sôi. Hiện nay, ở Việt Nam đã có gần 200 lò đốt rác thải y tế vận hành xử lý cho 73,3% số bện viện còn lại là sử dụng phương pháp đốt hoặc thiêu hủy ngoài trời, thủ công.
    Với lượng rác thải như vậy thì mức độ đầu tư sẽ cực lớn. Vì vậy, yếu tố then chốt hiện nay là nghiên cứu tìm giải pháp công nghệ phù hợp, có suất đầu tư nhỏ mà vẫn đáp ứng nhu cầu hiện tại của Việt Nam. Thách thức lớn nhất hiện nay đa số là công nghệ rất thô sơ, gây ô nhiễm MT.Thách thức thứ 2 là quy mô đầu tư. Với mức đầu tư cao, chi phí mặt bằng lớn, nên công nghệ VN hiện rất hạn chế.Thách thức về nhận thức cũng là rào cản. Hiện có rất ít hỗ trợ từ chính quyền TW lẫn địa phương trong xử lý chất thải.



    II. Một số công nghệ đốt trong quản lý chất thải nguy hại.
    II.1 . Đặc điểm chung của công nghệ đốt .
    - Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rất phù hợp để xử lý CTRCN và CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng. Hiện tại, vùng KTTĐPN đang quan tâm đến việc liên kết với các nhà máy xi măng để xử lý một số loại CTNH (đã có dự án đốt thử nghiệm tại Nhà máy ximăng Holcim ở Kiên Giang). Tuy nhiên, để triển khai được theo hướng này, cần có thời gian chuẩn bị nhiều mặt, cả về pháp lý, nguồn lực thu gom vận chuyển, sự đồng thuận của cộng đồng và doanh nghiệp.
    - Theo các tài liệu kỹ thuật thì khi thiết kế lò đốt chất thải phải đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản: cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư; khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để đốt cháy hoàn toàn (thông thường ít nhất là 4 giây); nhiệt độ phải đủ cao (thông thường cao hơn 1.000 độ C); yêu cầu trộn lẫn tốt các khí cháy - xoáy.
    Ø Ưu điểm của phương pháp đốt là:
    + Phân hủy hầu như hoàn toàn chất hữu cơ.
    + Áp dụng cho các chất thải có khả năng cháy, cả chất thải nguy hại rắn, lỏng, khí, khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấp nhưng cũng có một số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm.
    + Tùy theo các thành phần của chất thải mà khí thải sinh ra có các thành phần khác và sự oxhvà phân hủy nhiệt độ, các chất hữu cơ sẽ được khử độc tính và phá vỡ cấu trúc, các sản phẩm này thông thường được tạo là bụi, CO2, CO, Sox, Nox .
    + Nhiệt độ đốt >1500 dộ c thì tỉ lệ phân hủy chất hữu cơ đạt đến 99,9999% thời gian xử lý nhanh, diện tích công trình nhỏ gọn
    Ø Nhược điểm:
    + Việc thiêu đốt chất thải thường tạo ra các khí: HCL, HS, Cl2 và một số khí độc khác như đioxin và furan trong diều kiện không được giám sát chặt chẽ ( t0< 900 độ c).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...