Thạc Sĩ Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) ở Cần Thơ và Sóc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    CAM KẾT KẾT QUẢ . i
    LỜI CẢM TẠ . ii
    TÓM TẮT . iii
    MỤC LỤC . iv
    DANH SÁCH BẢNG vii
    DANH SÁCH HÌNH . viii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    1.1 Giới thiệu 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2
    1.3 Nội dung nghiên cứu 2

    CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
    2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học tôm Sú 3
    2.1.1 Vị trí phân loại . 3
    2.1.2 Tập tính sống . 3
    2.1.3 Vòng đời phát triển của tôm Sú . 4
    2.1.4 Phân biệt đực cái . 5
    2.1.5 Kích cỡ thành thục . 6
    2.1.6 Tập tính giao vĩ 6
    2.1.7 Sự phát triển của buồng trứng . 7
    2.1.8 Tập tính đẻ trứng . 9
    2.2 Tình hình sản xuất và nuôi tôm Sú trên thế giới 9
    2.3 Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm Sú ở Việt nam và ĐBSCL . 11
    2.4 Các kỹ thuật liên quan đến quá trình ương tôm . 15
    2.4.1 Ương ấu trùng theo quy trình thay nước . 15
    2.4.2 Ương ấu trùng theo quy trình tuần hoàn . 15
    2.4.3 Một số yếu tố môi trường bể ương ấu trùng 16
    2.4.4 Nguyên lý hoạt động của lọc sinh học 16
    2.5 Tình hình dịch bệnh trên tôm sú . 17
    2.6 Một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm Sú 19
    2.6.1 Bệnh Vi-rút 19
    2.6.1.1 Bệnh Vi-rút MBV . 19
    2.6.1.2 Bệnh đầu vàng (YHV) 20
    2.6.1.3 Bệnh đốm trắng( WSSV) . 21
    2.6.1.4 Bệnh phân trắng 22
    2.6.2 Bệnh vi khuẩn 23
    2.6.2.1 Bệnh do vi khuẩn Vibriosis 23
    2.6.2.2 Bệnh vi khuẩn dạng sợi 24
    2.6.2.3 Bệnh hoại tử gan ở tôm 25
    2.6.3 Bệnh nấm và động vật nguyên sinh . 25
    2.6.3.1 Bệnh nấm ấu trùng ở giáp xác (nấm Mycosis) . 25
    2.6.3.2 Bệnh do sinh vật bám . 26
    2.6.4 Bệnh do các nguyên nhân khác . 26
    2.6.4.1 Bệnh mang (mang đen, mang đỏ, phồng nấp mang) 26
    2.6.4.2 Bệnh cong thân . 27

    CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28
    3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài . 28
    3.2 Vật liệu nghiên cứu 28
    3.2.1 Bố trí thí nghiệm . 28
    3.2.2 Điều tra tình hình nuôi tôm ở Sóc Trăng . 28
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 28
    3.3.1 Theo dõi quá trình sản xuất giống . 28
    3.3.1.1 Cách bố trí thí nghiệm 28
    3.3.1.2 Nguồn nước sử dụng 29
    3.3.1.3 Chuẩn bị bể ương . 29
    3.3.1.4 Nuôi cấy tảo 29
    3.3.1.5 Bố trí ấu trùng vào bể . 30
    3.3.1.6 Thức ăn và chế độ cho tôm ăn 30
    3.3.1.7 Quản lý môi trường bể ương 30
    3.3.1.8 Chuẩn bị bể lọc sinh học 31
    3.3.1.9 Theo dõi các chỉ tiêu môi trường và ấu trùng 31
    3.3.2 Điều tra tình hình dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm Sú 32
    3.3 Phương pháp phân tích số liệu . 32

    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 33
    4.1 Kết quả sản xuất giống tôm Sú . 33
    4.1.1 Tổng quan về trại sản xuất giống Hậu Giang 33
    4.1.2 Các yếu tố môi trường bể ương . 33
    4.1.3 Thời gian biến thái của ấu trùng 36
    4.1.4 Kết quả theo dõi ấu trùng và hậu ấu trùng 37
    4.1.5 Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng . 37
    4.2 Kết quả điều tra tình hình nuôi tôm Sú ở Sóc Trăng 39
    4.2.1 Thông tin chung về nông hộ nuôi tôm ở địa bàn điều tra . 39
    4.2.2 Một vài khía cạnh kỹ thuật trong các mô hình nuôi 40
    4.2.3 Tình hình dịch bệnh trong các mô hình nuôi tôm . 44
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 48
    5.1 Kết luận 48
    5.2 Đề xuất 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

    CHƯƠNG 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Giới thiệu
    Trong vài năm trở lại đây, ngành thủy sản Việt Nam không ngừng phát triển, đặc biệt là nghề nuôi tôm nước lợ. Ở Việt Nam nghề nuôi tôm Sú phát triển từ Bắc tới Nam, và Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng nuôi thủy sản trọng điểm của cả nước, đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt vùng nông thôn ven biển. Nghề nuôi tôm ở ĐBSCL trong những năm gần đây không những gia tăng về diện tích nuôi mà còn phong phú về hình thức, ngoài hình thức nuôi tôm Sú quảng canh theo kiểu tôm rừng, nuôi tôm thâm canh ở các tỉnh ven biển thì các hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh và đặc biệt là mô hình luân canh tôm-lúa mang đến nhiều hứa hẹn cho con tôm Sú trong tương lai. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản (2006), thì năm 2005 sản lượng tôm nuôi khoảng 330 nghìn tấn và sản xuất gần 29 tỷ tôm giống. Tính đến hết tháng 11/2009, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 1,518 tỷ USD tăng 0,73% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008, năm 2010 vừa qua sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 2,82 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2009, giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt 4,7 tỉ USD. Trong đó, diện tích nuôi tôm Sú là 613.718 ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng 25.397 ha, tăng 32% so năm 2009. Năm 2010 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu tôm Sú đạt hơn 2 tỷ USD (Thanh Thúy, 2010). ĐBSCL là vùng nuôi thủy sản trọng điểm với sản lượng tôm nuôi chiếm 80% và 30% tôm giống được sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, nghề nuôi tôm đặc biệt là tôm Sú đang có nhu cầu cao về con giống. Theo tính toán, hàng năm các tỉnh khu vực ĐBSCL có nhu cầu thả nuôi 24-25 tỷ tôm giống, với diện tích trên 540.000 ha nhưng nguồn tôm Sú giống sản xuất tại chỗ mới chiếm khoảng 30- 50%, số còn lại phải nhập từ các tỉnh khu vực Miền Trung (theo số liệu của Sở
    Thủy Sản các tỉnh ven biển ĐBSCL, 2009).
    Việc không chủ động được nguồn tôm giống ảnh hưởng lớn đến nghề nuôi tôm thương phẩm ở các tỉnh khu vực ĐBSCL trong thời gian qua, mặt khác do chạy theo lợi nhuận và do sự quản lý thiếu chặt chẽ giữa các ngành chức năng nên chất lượng con giống trong vài năm trở lại đây giảm đi rất nhiều. Mặt khác do sự gia tăng về diện tích, mô hình nuôi một cách tự phát vượt qua khả năng quản lý của các ngành chức năng nên vấn đề kỹ thuật nuôi và quản lý dịch bệnh chưa đảm bảo dẫn đến sự gia tăng về ô nhiễm môi trường từ đó dịch bệnh phát sinh.
    Hiện nay các trại sản xuất giống tôm Sú ở Cần Thơ không ngừng phát triển về năng suất cũng như cải tiến về kỹ thuật, ứng dụng và phát triển quy trình sản xuất giống tôm Sú của Trường Đại học Cần Thơ tạo được nguồn tôm giống có chất lượng đã và đang là địa chỉ tin cậy cho người nuôi tôm ở ĐBSCL. Nhằm tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm Sú, những bất thường và dịch bệnh xảy ra trong quá trình sản xuất giống cũng như tình hình nuôi và dịch bệnh của nghề nuôi tôm thương phẩm. Từ đó đề tài: “ Tìm hiểu một số bệnh thường gặp
    trong quá trình ương nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) ở Cần Thơ và Sóc Trăng” được thực hiện.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương tôm Sú (Penaeus monodon) ở Cần Thơ và tình hình nuôi, dịch bệnh trong nghề nuôi tôm Sú ở tỉnh Sóc Trăng.

    1.3 Nội dung nghiên cứu
    Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm Sú trong hệ thống lọc sinh học tuần hoàn, theo dõi những bất thường và một số bệnh thường xảy ra trong quá trình ương ấu trùng tôm Sú ở Cần Thơ.
    Tổng hợp về tình hình nuôi, dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi tôm Sú ở tỉnh Sóc Trăng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...