Luận Văn Tìm hiểu mối liên quan giữa bất thường nhiễm sắc thể với tăng khoảng sáng sau gáy ở tuổi thai từ 11

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    CHUYÊN NGÀNH : SẢN PHỤ KHOA
    Hà nội - 2011

    MỤC LỤC ( Luận văn dài 120 trang có File WORD)
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 14
    1.1. Đặc điểm bộ nhiễm sắc thể người .14
    1.1.1. Tiêu chuẩn để xếp bộ nhiễm sắc thể người 14
    1.1.2. Các quy ước quốc tế về xếp bộ nhiễm sắc thể người 15
    1.2. Bất thường nhiễm sắc thể .17
    1.2.1. Bất thường về số lượng NST 17
    1.2.2. Các bất thường cấu trúc NST .28
    1.2.3. Bất thường NST dạng khảm .28
    1.3. Một số phương pháp sàng lọc và chẩn đoán trước sinh .28
    1.3.1. Phương pháp siêu âm .29
    1.3.2. Các phương pháp chẩn đoán xác định thai bất thường di truyền. 31
    1.3.3. Một số kỹ thuật di truyền được áp dụng để chẩn đoán trước sinh 34
    1.4. Phương pháp siêu âm đo khoảng sáng sau gáy (KSSG) 36
    1.4.1. Kỹ thuật đo .36
    1.4.2. Cơ chế hình thành của KSSG bình thường 38
    1.4.3. Cơ chế của tăng khoảng sáng sau gáy 38
    1.4.4. Phương pháp đánh giá kết quả của đo KSSG 39
    1.4.5. Tình hình nghiên cứu mối liên quan tăng khoảng sáng sau gáy với bất thường NST ở trên thế giới và Việt Nam. 41
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    2.1. Đối tượng nghiên cứu .44
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .44
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 44
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 44
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 44
    2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 45
    2.2.3. Các biến số nghiên cứu 45
    2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu này .46
    2.4. Phương tiện nghiên cứu. 47
    2.5. Phương pháp thu thập số liệu .47
    2.5.1 Thời điểm thu thập số liệu 47
    2.5.2. Các bước tiến hành và thu thập số liệu .48
    2.6. Phương pháp sử lý số liệu 48
    2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 49
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
    3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 50
    3.1.1. Tuổi thai phụ 50
    3.1.2. Đặc điểm của thai nhi trong nghiên cứu .51
    3.1.3. Tỷ lệ thai nhi có bất thường về hình thái trên siêu âm 52
    3.1.4. Phân loại bất thường hình thái của thai nhi theo giải phẫu định khu 52
    3.1.5. Kích thước khoảng sáng sau gáy của thai nhi 54
    3.2. Kết quả phân tích nhiễm sắc thể 55
    3.2.1. Tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể với tăng khoảng sáng sau gáy .55
    3.2.2. Kết quả phân tích nhiễm sắc thể trong những trường hợp tăng khoảng sáng sau gáy 56
    3.2.3. Tuổi thai phụ theo kết quả phân tích nhiễm sắc thể .57
    3.2.4. Tỷ lệ giới tính trong nghiên cứu 58
    3.2.5. Tỷ lệ dị tật hình thái theo kết quả phân tích nhiễm sắc thể .59
    3.2.6. Kích thước khoảng sáng sau gáy với kết quả phân tích nhiễm sắc thể 61
    3.3. Mối liên quan của thai có tăng khoảng sáng sau gáy .62
    3.3.1. Mối liên quan giữa tuổi thai phụ với bất thường nhiễm sắc thể .62
    3.3.2. Mối liên quan giữa số dị tật và kết quả phân tích nhiễm sắc thể 64
    3.3.3. Mối liên quan giữa kích thước khoảng sáng sau gáy với dị tật thai nhi .65
    3.3.4. Liên quan giữa kích thước khoảng sáng sau gáy với bất thường nhiễm sắc thể 66
    3.3.5. Mối liên quan kích thước khoảng sáng sau gáy với hội chứng Down và hội chứng Turner 67
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .69
    4.1 Tình hình chung .69
    4.1.1. Tuổi thai phụ 69
    4.1.2. Tuổi thai và chiều dài đầu mông trong nghiên cứu. 69
    4.1.3. Tuổi thai ở thời điểm chọc hút ối 70
    4.1.4. Thai bất thường hình thái trên siêu âm. 71
    4.1.5. Phân loại bất thường hình thái thai nhi theo giải phẫu định khu 72
    4.1.6. Kích thước khoảng sáng sau gáy 75
    4.2. Kết quả phân tích nhiễm sắc thể 75
    4.2.1. Tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể 75
    4.2.2. Tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể với tuổi thai phụ .77
    4.2.3. Tỷ lệ giới tính trong nghiên cứu 80
    4.2.4. Vị trí dị tật với bất thường NST 81
    4.2.5. Tỷ lệ kích thước khoảng sáng sau gáy với kết quả phân tích nhiễm sắc thể .82
    4.3. Mối liên quan của thai nhi có tăng KSSG .84
    4.3.1. Mối liên quan tuổi thai phụ với bất thường nhiễm sắc thể 84
    4.3.2. Mối liên quan số dị tật với kết quả phân tích nhiễm sắc thể .86
    4.3.3. Mối liên quan kích thước khoảng sáng sau gáy với dị tật thai nhi .88
    4.3.4. Mối liên quan khoảng sáng sau gáy với bất thường nhiễm sắc thể 88
    4.3.5. Mối liên quan kích thước khoảng sáng sau gáy với HC Down, HC Turner, HC Edwards 91
    4.3.6. Nghiên cứu tương lai 91
    KẾT LUẬN 94
    KIẾN NGHỊ 95
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 3.1. Tuổi thai ở thời điểm chọc hút ối . 51
    Bảng 3.2. Tỷ lệ bất thường về hình thái trên siêu âm 52
    Bảng 3.3. Phân loại dị tật của thai nhi theo giải phẫu định khu . 53
    Bảng 3.4. Kích thước khoảng sáng sau gáy của thai nhi 54
    Bảng 3.5. Kết quả phân tích nhiễm sắc thể trong những trường hợp tăng khoảng sáng sau gáy . 56
    Bảng 3.6. Tuổi thai phụ theo kết quả phân tích nhiễm sắc thể . 57
    Bảng 3.7. Tỷ lệ giới tính thai nhi theo bất thường nhiễm sắc thể . 58
    Bảng 3.8. Tỷ lệ giới tính thai nhi theo kết quả phân tích bất thường nhiễm sắc thể . 58
    Bảng 3.9. Tỷ lệ vị trí dị tật của thai nhi theo kết quả phân tích nhiễm sắc thể59
    Bảng 3.10. Các dấu hiệu SÂ chỉ điểm trong các bất thường nhiễm sắc thể . 60
    Bảng 3.11. Tỷ lệ giữa kích thước khoảng sáng sau gáy với kết quả phân tích nhiễm sắc thể . 61
    Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tuổi thai phụ với bất thường nhiễm sắc thể . 62
    Bảng 3.13. Mối liên quan tuổi mẹ với HC Down . 63
    Bảng 3.14. Mối liên quan tuổi mẹ với HC Edwards . 63
    Bảng 3.15. Mối liên quan giữa kích thước khoảng sáng sau gáy với dị tật thai nhi 65
    Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kích thước khoảng sáng sau gáy với bất
    thường nhiễm sắc thể 66
    Bảng 3.17. Mối liên quan kích thước khoảng sáng sau gáy với hội chứng Down . 67
    Bảng 3.18. Mối liên quan kích thước khoảng sáng sau gáy với hội chứng Turner 68
    Bảng 3.19. Mối liên quan kích thước khoảng sáng sau gáy với hội chứng
    Edwards 68
    Bảng 4.1. Tuổi thai lý tưởng ở thời điểm chọc hút ối. 70
    Bảng 4.2. Phân loại bất thường hình thái trên siêu âm . 72
    Bảng 4.3. Tỷ lệ dị tật theo vị trí giải phẫu 73
    Bảng 4.4. Tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể của các tác giả 76
    Bảng 4.5. Tuổi thai phụ liên quan bất thường NST 78
    Bảng 4.6. Uớc tính nguy cơ cho HC Down, HC Edward, HC Patau liên quan tuổi người mẹ 79
    Bảng 4.7. Tăng KSSG liên quan bất thường NST . 83
    Bảng 4.8. Mối liên quan tuổi mẹ và bất thường nhiễm sắc thể . 85
    Bảng 4.9. Tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể liên quan số dị tật thai nhi 87
    Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu của Pandya và cộng sự . 89
    Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu của Kagan và cộng sự 90
    Bảng 4.12. Nhận xét các nghiên cứu về sau khi sinh của trẻ em có tăng KSSG
    ở tuổi thai 11 tuần đến 14 tuần của thai kỳ với NST bình thường 93

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1. Tuổi thai phụ có thai bị tăng khoảng sáng sau gáy 50
    Biểu đồ 3.2. NST bất thường và bình thường trong những trường hợp có tăng
    KSSG 55
    Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa số dị tật và kết quả phân tích nhiễm sắc thể 64
    Biểu đồ 3.4. NST bất thường và bình thường với chỉ số KSSG. 66
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1 Nhiễm sắc đồ bình thường 16
    Hình 1.2. Karyotype 47, XX, +21 . 21
    Hình 1.3. Karyotype 47, XX,+ 18 . 23
    Hình 1.4. Karyotype 47, XX, +13 . 25
    Hình 1.5. Karyotype 45, X 27
    Hình 1.6. Liên quan của KSSG với chiều dài đầu mông 39
    Hình 1.7 Kỹ thuật đo KSSG 37
    Hình 1.8 Hình ảnh KSSG bình thường 37
    Hình 1.9 Hình ảnh bất thường có tăng KSSG. 38
    Hình 1.10. Biểu đồ tương quan giữa tuổi thai và KSSG 40
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Mong muốn của mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng sinh được một đứa trẻ hoàn thiện, khỏe mạnh về cả thể chất, tinh thần để duy trì nòi giống và nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên trong quá trình mang thai người phụ nữ chịu tác động của nhiều yếu tố có thể gây ra các dị tật cho thai. Trong đó phải nói tới nguyên nhân từ bất thường nhiễm sắc thể, có thể bất thường về số lượng hoặc cấu trúc có liên quan đến nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính. Một số nhiễm sắc thể gây dị tật nặng về hình thái và nội tạng làm đứa trẻ có thể chết trong tử cung, một số phát triển đến đủ tháng và ở những trẻ này, một số trẻ sẽ chết ngay sau sinh, phần lớn chết ngay trong năm đầu tiên của cuộc sống, số trẻ còn sống thì thiểu năng trí tụê, kém phát triển thể lực để lại di chứng suốt cuộc đời. Đây không chỉ là nỗi đau riêng của gia đình mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội. Do đó việc phát hiện sớm các bất thường thai nhi để giảm tỷ lệ các trẻ mang dị tật bẩm sinh và tử vong chu sinh là rất cần thiết.
    Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để sàng lọc, phát hiện những bất thường của thai ngay khi còn trong tử cung. Việc phối hợp siêu âm với các xét nghiệm sinh hóa, chọc hút dịch ối phân tích bộ nhiễm sắc thể thai nhi (karyotyp) giúp việc phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể.
    Siêu âm qúy đầu ngoài mục tiêu xác định có thai, xác định sự sống của thai, tính tuổi thai thì đo khoảng sáng sau gáy là một chỉ tiêu quan trọng để sàng lọc các bất thường nhiễm sắc thể của thai [7].
    Khoảng sáng sau gáy bản chất là một lớp dịch nằm ở giữa phần mềm của cột sống và da vùng gáy nó có thể kéo dài từ chẩm cho đến lưng thai nhi trong quý đầu của thai kỳ. Khoảng sáng sau gáy bình thường < 3mm, khoảng sáng sau gáy tăng khi ≥ 3mm. Người ta nhận thấy nó tăng lên một cách đáng kể trong một số trường hợp thai nhi mang một số bất thường nhiễm sắc thể. Từ năm 1990 các nghiên cứu cho thấy có sự liên quan tăng khoảng sáng sau gáy và thai bất thường nhiễm sắc thể. Tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể trong phạm vi từ 11 – 88%, tương ứng với kết quả đo kích thước khoảng sáng sau gáy trong phạm vi từ 2 – 10mm [15], [52].
    Ở Việt nam, việc siêu âm đo khoảng sáng sau gáy đã được thực hiện từ lâu và được làm một cách hệ thống từ khi Trung Tâm Chẩn Đoán trước sinh được thành lập tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về liên quan giữa khoảng sáng sau gáy và bất thường nhiễm sắc thể. Với lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu mối liên quan giữa bất thường nhiễm sắc thể với tăng khoảng sáng sau gáy ở tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngàyvới mục tiêu:
    1. Nhận xét tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở những trường hợp tăng khoảng sáng sau gáy.
    2. Mô tả mối liên quan giữa kích thước khoảng sáng sau gáy với bất thường nhiễm sắc thể .
     
Đang tải...