Tìm hiểu lương giáo viên phổ thông của một số nước

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2013-02
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Mạc Thị Việt Hà
    Các thành viên tham gia: PGS. TS. Đỗ Bích Loan
                                                  CN. Nguyễn Thị Hòa
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 20013/ tháng 8 năm 2014

    2. Tính cấp thiết


    Giáo dục nói chung và GV nói riêng là vấn đề thách thức với mọi quốc gia. Báo cáo “GV cho trường học ngày mai” của UNESCO (2001) đã khuyến nghị: “Trong một vài thập kỉ tới, việc phát triển đội ngũ GV có chất lượng và có động lực sẽ là thách thức chính của nhiều quốc gia. Điều đó phải được thể hiện thành một ưu tiên GD trong ngân sách quốc gia.”

    Nghi quyết TW 02 khóa VIII Đảng CSVN nêu rõ : “Lương GV được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp“ NQ 29/Ban CHTƯ lại nhấn mạnh: “Chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục chưa thỏa đáng.” Nghĩa là vấn đề được nêu nhiều lần nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng. Vì vậy, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế để tham khảo cải thiện tình hình lương GV nước ta là vấn đề thiết thực.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Trên cơ sở tìm hiểu lương GVPT của một số nước, đề xuất một số khuyến nghị về vấn đề tiền lương đối với GVPT của Việt Nam.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Làm rõ nội hàm một số khái niệm cơ bản và các vấn đề liên quan lương và định nghĩa lương
    - Tổng quan nghiên cứu quốc tế về vấn đề liên quan, một số nội dung cụ thể về lương GVPT của 3 quốc gia Hàn quốc, Trung quốc và Singapore
    - Nhận xét chung rút ra kết luận và khuyến nghị về lương giáo viên Việt Nam.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu lương GV phổ thông trường công lập của 03 quốc gia Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu so sánh và phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Cơ sở lý luận về lương giáo viên phổ thông

    1.1. Các khái niệm cơ bản
    1.2. Tầm quan trọng của chính sách lương đối với GVPT
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến lương GVPT

    Chương 2. Tìm hiểu lương giáo viên phổ thông ở một số nước

    2.1. Lương giáo viên phổ thông ở Hàn Quốc
    2.2. Lương giáo viên phổ thông ở Singapore
    2.3. Lương giáo viên phổ thông ở Trung Quốc

    Chương 3. Nhận xét chung và khuyến nghị

    3.1. Nhận xét về lương GVPT ở các quốc gia được tìm hiểu
    3.2. Lương GVPT Việt Nam
    3.3. Khuyến nghị

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Nghiên cứu, tổng quan kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong nước để làm rõ cơ sở lí luận về lương GVPT, bao gồm các khái niệm lương, giáo viên phổ thông, lương giáo viên phổ thông; tầm quan trọng của chính sách lương đối với GVPT, các yếu tố ảnh hưởng đến lương GVPT.

    Đề tài đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu chế độ làm việc, chế độ lương và chế độ đãi ngộ đối với GVPT ở 03 quốc gia: Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc.

    Nghiên cứu so sánh chế độ làm việc, lương và chế độ đãi ngộ đối với GVPT giữa Việt Nam và các nước được tìm hiểu, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm đối mới và nâng cao hiệu quả của chính sách lương đối với GVPT ở Việt Nam.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Thông qua việc tìm hiểu lương của một số quốc gia, đề tài đưa ra một số khuyến nghị như sau:

    - Cải cách tuyển chọn HS giỏi vào đào tạo sư phạm và có chính sách ưu tiên để có những GV giỏi (như Singapore).

    - Về chế độ làm việc: Phát huy quyền chủ động, sáng tạo của đội ngũ GV thông qua việc giảm sức ép giờ làm việc trên lớp, giảm các công việc hành chính, sự vụ mà GV phải đảm nhiệm, tăng thời gian trống để GV có điều kiện học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu, tìm tòi.

    - Chính phủ cần có nỗ lực và lộ trình để giảm sĩ số lớp học cũng như tỉ lệ HS/GV, đặc biệt là ở thành phố lớn.

    - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với các mô hình học tập linh hoạt, sáng tạo.

    - Về lương: Lương GV phải thực sự được xếp ở mức cao nhất trong bảng lương công chức như Nghị quyết TW 8 đã đề ra. Tiền lương phải thực sự được coi là giá cả sức lao động (giá cả đặc biệt). Trả lương theo việc, không trả lương theo người (có thể tham khảo cách trả lương hiệu quả của Trung Quốc). Nếu thực sự coi trọng GD và coi GD là quốc sách hàng đầu, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thang, bảng lương cho đội ngũ GV phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp, tính chất công việc và ổn định lâu dài.

    - Đảm bảo các chính sách, chế độ bảo hiểm bắt buộc, tiền thưởng, phúc lợi (phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội, trợ cấp, nhà ở công vụ .) và các khoản thu nhập chính đáng khác của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục nhằm nâng cao động lực làm việc, khuyến khích được các GV học tập, nâng cao trình độ, .

    - Về lương hưu, có thể tham khảo cách trả lương hưu của Singapore (chỉ tính lương trung bình của 3 năm cuối thay vì tính lương trung bình của cả quá trình) để tránh thiệt thòi cho GV nói riêng và người lao động nói chung.

    - Cho phép thành lập Hiệp hội GV/giáo chức thay vì chỉ có Hội cựu giáo chức như hiện nay để có tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp, tham gia tích cực vào việc phát triển nghề nghiệp, tư vấn và phản biện xã hội về các chính sách về GV.

    - Bộ GD&ĐT phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tham mưu với Chính phủ về lĩnh vực tiền lương, phụ cấp, các chính sách, cơ chế đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo. Xây dựng hệ thống thang bảng lương gắn với công tác đánh giá chất lượng đội ngũ GV thường xuyên

    - Tăng cường các nghiên cứu về vấn đề chính sách GV nói chung và vấn đề lương, đãi ngộ GV nói riêng. Nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là những quốc gia có những đặc trưng tương đồng với Việt Nam về trình độ phát triển, đặc điểm văn hóa, xã hội, qua đó vận dụng các mô hình phù hợp vào thực tiễn Việt Nam.



    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...