Luận Văn Tìm hiểu lược đồ chữ ký số chống chối bỏ

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 25/11/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Tìm hiểu lược đồ chữ ký số chống chối bỏ




    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG 1: MẬT MÃ KHÓA CÔNG KHAI 5
    1.1. Lịch sử phát triển . 5
    1.1.1. Giới thiệu. 5
    1.1.2. Định nghĩa hệ mật 5
    1.2. Một vài hệ mật đơn giản 7
    1.2.1. Mã dịch chuyển 7
    1.2.2. Mã thay thế. 8
    1.2.3. Mã Affine 9
    1.2.4. Mã Vigenere. 10
    1.2.5. Mã hoán vị. 11
    1.3. Mật mã khoá công khai. 12
    1.3.1. Cơ sở của mật mã khóa công khai. 13
    1.3.2. Một số hệ mật điển hình . 15
    CHƯƠNG 2: CHỮ KÝ SỐ . 19
    2.1. Giới thiệu . 19
    2.2. Định nghĩa lược đồ chữ ký số: . 20
    2.3. Một số lược đồ chữ ký số . 20
    2.3.1. Lược đồ chữ ký RSA . 20
    2.3.2. Lược đồ chữ ký Elgamal 22
    CHƯƠNG 3: HÀM HASH . 26
    3.1. Chữ ký và hàm Hash 26
    3.1.1. Đặt vấn đề . 26
    3.1.2. Định nghĩa hàm HASH . 26
    3.2. Một số hàm HASH sử dụng trong chữ ký số . 28
    3.2.1. Các hàm HASH đơn giản 28
    3.2.2. Hàm HASH MD5: . 29
    CHƯƠNG 4: CHỮ KÝ CHỐNG CHỐI BỎ 39
    4.1. Giới thiệu . 39
    4.2. Sơ đồ chữ ký chống chối bỏ. 40
    4.2.1. Thuật toán ký: . 40
    4.2.2. Thuật toán xác minh: 40
    4.2.3. Giao thức từ chối: . 40
    CHƯƠNG 5 : ÁP DỤNG CHỮ KÝ CHỐNG CHỐI BỎ VÀO QUẢN LÝ
    HÀNH CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG 45
    5.1. Đặt vấn đề. 45
    5.2. Giải quyết vấn đề 45
    CHƯƠNG 6: CHƯƠNG TRÌNH . 48
    6.1. Giải thích chương trình . 48
    6.2. Các phép toán hỗ trợ 48
    6.3. Demo chương trình 52
    KẾT LUẬN 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 55




    MỞ ĐẦU
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự giao lưu thông tin
    ngày càng trở nên phổ biến trên các mạng truyền thông, thì vấn đề đảm bảo an toàn
    thông tin đã trở thành một yêu cầu chung của mọi hoạt động kinh tế, xã hội và giao
    tiếp của con người.
    Để thực hiện yêu cầu về bảo mật thông tin thì cách hay dùng nhất là mã hoá
    thông tin trước khi gửi đi. Vì vậy mật mã đã được nghiên cứu và sử dụng từ rất lâu
    trong lịch sử loài người. Tuy nhiên chỉ vài ba chục năm gần đây, nó mới được
    nghiên cứu công khai và tìm được các lĩnh vực ứng dụng trong đời sống công cộng
    cũng với sự phát triền của kỹ thuật tính toán và viễn thông hiện đại. Và từ đó,
    ngành khoa học này đã phát triển rất mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả lý thuyết sâu
    sắc và tạo cơ sở cho việc phát triển các giải pháp bảo mật và an toàn thông tin trong
    mọi lĩnh vực hoạt động của con người trong thời đại mà công nghệ thông tin được
    ứng dụng rộng rãi.
    Các hệ thống mật mã được chia làm hai loại: mật mã bí mật và mật mã khoá
    công khai.
    Trong các hệ thống mật bí mật, hai người muốn truyền tin bí mật cho nhau phải
    thoả thuận một khóa mật mã chung K, K vừa là khóa để lập mã vừa là khóa để giải
    mã. Và khóa K phải giữ kín chỉ có hai người biết.
    Đề tài dựa trên cơ sở là các hệ thống mật mã khóa công khai. Ở đây, quan niệm
    về bí mật được gắn với độ phức tạp tính toán: ta xem một giải pháp là bí mật, nếu
    để biết được bí mật thì cần phải thực hiện một quá trình tính toán cực kỳ phức tạp,
    phức tạp đến mức mà ta coi là “không thể được” trên thực tế. Với quan niệm đó,
    người ta đã cải tiến và tạo mới nhiều giải pháp mật mã chỉ có thể thực hiện được
    bằng các công cụ tính toán hiện đại. Mật mã khóa công khai là cống hiến mới của
    lý thuyết mật mã hiện đại và có nhiều ứng dụng mà các hệ thống mật mã cổ điển
    không thể có được. Mật mã khóa công khai dựa trên ý tưởng: có thể tách riêng khóa
    làm hai phần tương ứng với hai quá trình lập mã và giải mã. Bí mật là dành cho
    người nhận tin, nên phần khóa giải mã phải được giữ bí mật cho người nhận tin,
    còn phần khóa dành cho việc lập mã để gửi đến một người A có thể công khai để
    mọi người có thể dùng để gửi thông tin mật cho A. Ý tưởng đó được thực hiện nhờ
    vào các hàm cửa sập một phía. Tính ưu việt của các hệ thống mật mà này thể hiện ở
    chỗ: trong một hệ truyền tin bảo mật không ai phải trao đổi khóa bí mật trước với ai
    cả, mỗi người chỉ giữ cái bí mật riêng của mình mà vẫn truyền tin bảo mật với mọi
    người khác. Điều này rất quan trọng khi việc truyền tin được phát triển trên các
    mạng rộng với số người sử dụng gần như không hạn chế.
    Mật mã khóa công khai không chỉ có tác dụng bảo mật, mà còn có nhiều ứng
    dụng khác, một trong các ứng dụng đó là xác thực, chữ ký số. Trong cách giao
    thiệp truyền thống, một chữ ký viết tay của người gửi dưới một văn bản không có
    tẩy, xoá là đủ xác nhận người gửi là ai, người gửi có trách nhiệm về văn bản và sự
    toàn vẹn của văn bản và cũng không thể chối bỏ trách nhiệm về chữ ký của mình.
    Nhưng trong truyền tin điện từ, văn bản chỉ là một dãy bít, nên để đảm bảo được
    hiệu lực như truyền thống thì người ta phải dùng chữ ký số. Chữ ký số cũng có
    nhiệm vụ giống chữ ký tay nghĩa là nó dùng để thực hiện các chức năng xác nhận
    của một người gửi trên một văn bản. Nó phải làm sao vừa mang dấu vết không chối
    cãi được của người gửi, vừa phải gắn bó với từng bit của văn bản mà nếu thay đổi
    dù chỉ một bit của văn bản thì chữ ký cũng không còn được chấp nhận. May thay,
    những yêu cầu này có thể thực hiện được bằng phương pháp mật mã khoá công
    khai. Nói chung các sơ đồ chữ ký số thì không cần đối thoại. Tuy nhiên, trong một
    số trường hợp để tăng thêm trách nhiệm trong việc xác nhận, người ta dùng các
    giao thức có tính chất đối thoại (hay chất vấn )qua một vài lần hỏi đáp để chính
    thức xác nhận tính đúng đắn (hoặc không đúng đắn) của chữ ký, tính toàn vẹn của
    văn bản, hay để buộc chấp nhận (không thể thoái thác, chối bỏ) chữ ký của mình.
    Trên cơ sở đó, trong đề tài tốt nghiệp tôi tìm hiểu về lược đồ chữ ký số chống chối
    bỏ và việc áp dụng nó trong quản lý hành chính trên mạng của trường Đại học




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Phan Đình Diệu(2002): Lý thuyết mật mã và an toàn thông tin. NXB Đại
    học Quốc gia Hà Nội, 2002.
    [2]Nguyễn Đ. Cương(2007) : Mật mã và an toàn thông tin( sách điện tử).
    [3]Hồ Văn Canh : Vai trò của chữ ký số chống chối bỏ trong thương mại
    điện tử(2011).
    [4]Alfred J. Menezes, Paul C. van Oorschot, Scott A. Vanstone : Handboof
    of Applied Cryptography CRC press : Boca Raton, New York, London,
    Tokyo(1997).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...