Tiểu Luận Tìm hiểu luật hợp tác xã

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu luật hợp tác xã

    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 1

    GIỚI THIỆU 3

    I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ 3

    1.1. Giai đoạn trước hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954) 3

    1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 4

    1.3. Giai đoạn từ năm 1976 đến trước khi Luật Hợp tác xã năm 1996 4

    1.4. Giai đoạn năm 1996 đến trước khi có Luật HTX 2003 6

    1.5. Giai đoạn từ khi có Luật Hợp tác xã năm 2003 đến nay 7

    II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM HTX 7

    2.1. Khái niệm 8

    2.2. Đặc điểm 9

    III. XÃ VIÊN HTX 10

    3.1 Điều kiện trở thành xã viên HTX 10

    3.2. Quyền của xã viên HTX 10

    3.3. Nghĩa vụ của xã viên HTX 11

    3.4. Chấm dứt tư cách xã viên HTX 12

    IV. THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH HTX 12

    4.1. Các sáng lập viên tiến hành tuyên truyền, vận động thành lập HTX 12

    4.2. Tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã 13

    4.3. Đăng ký kinh doanh 16

    a. Hồ sơ đăng ký kinh doanh 16

    b). Điều kiện để HTX được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : 16

    4.4. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh 17

    V. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ 17

    5.1 Đại hội xã viên 17

    5.2 Ban quản trị hợp tác xã 19

    5.2.1 Hợp tác xã có bộ máy quản lý và điều hành chung 20

    5.2.2 Hợp tác xã có bộ máy quản lý và điều hành riêng 22

    5.3 Ban kiểm soát hợp tác xã 23

    5.4 Nhận xét 25

    VI. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HTX 25

    6.1 Quyền của hợp tác xã 25

    6.2 Nghĩa vụ của hợp tác xã 26

    VII.TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN 27

    7.1 Tổ chức lại HTX 27

    7.1.1 Thủ tục chia, tách hợp tác xã: 27

    7.1.2 Hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã 28

    7.2 Giải thể HTX 30

    a. Giải thể tự nguyện: 30

    b. Giải thể bắt buộc: 30

    7.3 Phá sản HTX 31

    VIII. LIÊN HIỆP HTX; LIÊN MINH HTX 31

    8.1 Liên hiệp HTX 31

    8.2 Liên minh HTX 31

    IX. NHẬN XÉT LUẬT HTX 2003 VÀ KIẾN NGHỊ 32

    9.1 Nhận xét luật HTX 2003 32

    9.2 Kiến nghị 34

    X. NHỮNG ĐIỂM MỚI LUẬT HTX 2012 34

    XI. HTX VẬN TẢI SỐ 9 35

    11.1.Giới thiệu 35

    11.2 Cơ cấu tổ chức 36

    11.3 Chức năng, nhiệm vụ 37

    11.4 Năng lực vận tải 38

    11.5 Mạng lưới dịch vụ 38

    11.6 Thành tích đạt được 39

    11.7 Kết luận 40

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 40


    GIỚI THIỆU

    Hợp tác xã đầu tiên được ra đời ở Anh quốc vào đầu thế kỉ 19, đến nay đã được gần 200 năm với nhiều thăng trầm, khủng hoảng nhưng phong trào hợp tác xã vẫn tồn tại và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam mô hình hợp tác xã được nhà nước quan tâm và phát triển từ rất sớm, ngay từ khi đất nước giành được độc lập năm 1945. Trải qua nhiều giai đoạn, phong trào hợp tác xã đã có những thời kỳ phát triển mạnh mẽ cũng như có lúc suy yếu nhưng không thể phủ nhận mô hình hợp tác xã đã trở nên rất quen thuộc và đã từng đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế Việt Nam, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu sâu thêm về hợp tác xã.

    I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ

    Vương quốc Anh, quê hương của hợp tác xã. Hợp tác xã đầu tiên được ra đời tại Anh Quốc vào năm 1844, đến nay đã qua 167 năm, với nhiều thăng trầm, nhiều khủng hoảng của nền kinh tế thị trường trên thế giới nhưng phong trào hợp tác xã vẫn tồn tại và phát triển mạnh ở 4 châu lục, 96 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, là sự ra đời của Liên minh hợp tác xã Quốc tế (International Cooperative Aliancen, viết tắt là ICA) vào ngày 18 tháng 8 năm 1895 tại London – thủ đô của Vương quốc Anh. ICA là tổ chức phi chính phủ lâu đời nhất, lớn nhất và tồn tại liên tục kể từ khi thành lập, hiện là tổ chức tham vấn có uy tín và tiếng nói có trọng lượng trong Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (UN). Năm 1988, Việt Nam chính thức tham gia thành viên của tổ chức ICA.

    Ở Việt Nam, kinh tế hợp tác, hợp tác xã chính thức được Đảng và Nhà nước quan tâm và phát triển từ rất sớm. Bắt đầu phát triển từ khi đất nước được giành độc lập (1945), đưa nhân dân ta thoát khỏi cảnh áp bức, nô lệ của thực dân đế quốc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển phong trào kinh tế hợp tác xã được hình thành và phát triển có khác nhau. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế hợp tác xã ở nước ta có thể sơ lược như sau:

    1.1. Giai đoạn trước hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954)

    Giai đoạnnày các hợp tác xã tổ chức với mô hình đơn giản, trình độ thấp, hợp tác xã được hình thành trong giai đoạn này chủ yếu ở vùng căn cứ cách mạng Việt Bắc. Ngày 08/3/1948, từ một lô sản xuất chai lọ và ống tiêm cho ngành y tế phục vụ cho yêu cầu kháng chiến ở vùng ATK (vùng an toàn khu ở Thái Nguyên), hợp tác xã Thủy tinh Dân chủ được thành lập. Mặc dù mới ra đời, năng lực hạn chế, nhưng đây là cột mốc để xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã sau này.

    1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975

    Đây là giai đoạn khó khăn của Việt Nam, vừa xây dựng phát triển kinh tế miền Bắc, vừa chi viện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

    Tại Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa II) tháng 8/1955 đã đề ra chủ trương xây dựng thí điểm một số hợp tác xã nông nghiệp. Trong 3 năm thực hiện thí điểm, chúng ta xây dựng được 45 hợp tác xã và trên 100.000 tổ đổi công. Đến tháng 4/1959, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) đã quyết định chính thức đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và Trung ương đã triệu tập nhiều hội nghị nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hóa. Đến cuối năm 1960, đại bộ phận nông dân ở miền Bắc đã tham gia hợp tác xã bậc thấp. Riêng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, tháng 6/1958 Phủ Thủ tướng đã ban hành Quy tắc tổ chức tạm thời của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp – mở đầu cho thời kỳ phát triển hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.

    Năm 1961, Nhà nước công bố điều lệ hợp tác xã thủ công nghiệp Việt Nam làm căn cứ thống nhất để củng cố tổ chức và cải tiến quản lý hợp tác xã. Hệ thống quản lý hợp tác xã cũng được kiện toàn, liên hiệp hợp tác xã thủ công nghiệp được thành lập tại các tỉnh, thành phố. Ngày 06/06/1961 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất các hợp tác xã thủ công nghiệp đã thông qua Điều lệ hợp tác xã thủ công nghiệp và bầu ra Ban chủ nhiệm Trung ương.

    Sau năm 1972, tình hình kinh tế của các hợp tác xã nhìn chung còn rất nhiều khó khăn, do thiếu hẳn về con người và vật chất, công tác quản lý hợp tác xã không được tăng cường, việc quản lý vốn, tài sản lỏng lẻo, tình trạng quản lý sử dụng lao động không khoa học theo kiểu làm chung và phân phối theo ngày công, gắn với hiện tượng “rong công, phóng điểm” làm cho giá trị ngày công rất thấp, thậm chí có hợp tác xã xảy ra tình trạng giá trị ngày công “âm” thực sự đã làm giảm động lực của xã viên.

    1.3. Giai đoạn từ năm 1976 đến trước khi Luật Hợp tác xã năm 1996

     Giai đoạn từ 1976 – 1986

    Ở miền Bắc, tiến hành cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý hợp tác xã theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết 61/CP ngày 05/04/1976 của Chính phủ. Sau 02 năm thực hiện Nghị quyết 61/CP, có 3.927 hợp tác xã đã tiến hành tổ chức lại sản xuất, trong đó có 3.573 hợp tác xã quy mô toàn xã.

    Ở miền Nam, sau giải phóng, Đảng chủ trương giải quyết vấn đề ruộng đất công bằng cho người dân, sau đó Ban Chấp hành Trung ương có Chỉ thị 15-CT/TW ngày 04/08/1977 về việc thí điểm tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam, hầu hết nông dân được đưa vào hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất theo đúng cách làm, quản lý giống hệt các hợp tác xã ở miền Bắc. Kết quả là phong trào hợp tác xã không thành công như mong muốn; những nguyên tác cơ bản trong xây dựng hợp tác xã đã không được tôn trọng, cộng với tình hình thiên tai liên tục trong thời kỳ này đã làm cho các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất vốn đã yếu ớt càng khó khăn gấp bội. Tình hình đó đã dẫn tới chỗ nhiều hợp tác xã và đặc biệt là tập đoàn sản xuất đã bị tan rã hàng loạt hoặc không hoạt động. Đứng trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 6 (khoá IV) tháng 9/1979 đã ra Nghị quyết về những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện cho sản xuất “bung ra”; một số hợp tác xã thực hiện việc khoán sản phẩm đến hộ, cho phép xã viên bỏ vốn, sức lao động đầu tư thâm canh để được hưởng phần sản phẩm vượt khoán và hiện tượng “khoán chui” ngày càng mở rộng. Để chấn chỉnh tình hình, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra thông báo số 22 cho tổ chức tổng kết thực tiễn đến ngày 13/01/1981 chính thức ra Chỉ thị 100-CT/TW khẳng định chủ trương áp dụng hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...