Thạc Sĩ Tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ hiện nay - khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biể

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    7
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên
    toàn thế giới, và Việt Nam luôn được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn
    đối với du khách. Qua các số liệu hàng năm cùng các chính sách phát triển du
    lịch của Chính phủ đã cho thấy du lịch đang trở thành một ngành kinh tế lớn và
    mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước. Hàng năm, Việt Nam thu hút hơn tám
    triệu lượt du khách quốc tế ghé thăm không chỉ bởi những lợi thế về tài nguyên
    thiên nhiên phong phú, mà còn bởi những giá trị nhân văn của dân tộc. Tuy
    nhiên, có một thực trạng là lượng khách quay trở lại mới chỉ chiếm khoảng hơn
    20%, đây là một tỉ lệ còn quá thấp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến du khách
    không muốn quay trở lại Việt Nam, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sản
    phẩm du lịch của chúng ta còn nghèo nàn, phần lớn chỉ khai thác một cách hời
    hợt các yếu tố tài nguyên. Trong khi đó, nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách
    quốc tế ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao, không chỉ đơn thuần là được tham
    quan, nghỉ dưỡng mà còn mong muốn được “thưởng thức” những điều mới lạ,
    độc đáo. Chính vì vậy, việc tìm kiếm và phát triển những loại hình du lịch mới
    nhằm mang đến một góc nhìn mới, một cách thức trải nghiệm mới trong du lịch
    tại Việt Nam là vô cùng cần thiết để thu hút du khách trong và ngoài nước.
    Trong một vài năm trở lại đây, thị trường du lịch nội địa xuất hiện một trào
    lưu mang tính lan tỏa nhanh chóng - “du lịch phượt”, thu hút ngày càng đông
    các đối tượng khách từ thanh niên (là sinh viên, học sinh) đến trung niên (là cán
    bộ các cơ quan, doanh nghiệp) tham gia.
    “Du lịch phượt” phổ biến trên thế giới từ vài chục năm nay, trong tiếng Anh
    được gọi là “backpacking” và những “phượt gia” được gọi là “backpacker” - chỉ
    những người năng đi lại, dịch chuyển. Đến nay, thị trường này là một phân đoạn
    quan trọng trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy phân đoạn thị trường du lịch này
    có những đặc điểm như đi du lịch lâu hơn, tiêu tốn nhiều chi phí hơn và đi nhiều
    vùng miền hơn so với các khách hàng du lịch thông thường. Tại Việt Nam phân
    đoạn thị trường khách quốc tế này thường được gọi dưới tên dân dã là “Tây ba
    lô” hoặc “du lịch bụi”. Với xu hướng những năm gần đây ở khách nội địa, thị
    trường này được nhận diện dưới tên gọi là “Du lịch phượt”.
    Khách du lịch “phượt” ở Việt Nam thường thích thực hiện các chuyến đi du
    lịch khám phá mạo hiểm, tìm hiểu, trải nghiệm những vùng đất mới, những
    phong tục mới, những con người mới đầy thú vị trên chính mảnh đất quê hương 8
    mình cũng như các nước trên thế giới. Gần đây, xu hướng này ngày càng phổ
    biến trong giới trẻ. Họ ưa tìm về những khu vực còn hoang sơ, đậm đà bản sắc
    văn hóa các tộc người - những nơi có thể mang lại cho họ những trải nghiệm và
    nhận thức mới. Và có thể nói, khu vực Tây Bắc Việt Nam chính là một trong
    những khu vực rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch phượt.
    Với địa hình núi non hiểm trở cùng với hơn 20 cộng đồng các tộc người thiểu
    số sinh sống tại đây, Tây Bắc mang đến những màu sắc văn hóa lạ lẫm rất thu
    hút đối tượng khách du lịch phượt. Bằng chứng là đã có rất nhiều những chuyến
    “phượt” đến vùng núi Tây Bắc của các “phượt thủ” trong và ngoài nước, mang
    theo đó là tiềm năng để phát triển loại hình du lịch cũ mà mới đó trên mảnh đất
    này.
    Chính vì vậy, việc nhận biết được xu hướng du lịch đang lan tỏa rất nhanh
    này để từ đó nghiên cứu sâu hơn về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch
    phượt tại khu vực Tây Bắc Việt Nam là việc làm cần thiết. Từ những yêu cầu và
    thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu loại hình du lịch phượt
    trong giới trẻ hiện nay - khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây
    Bắc” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng rằng đề tài nghiên cứu
    này sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch,
    là gợi ý cho các địa phương nơi có tài nguyên du lịch có các giải pháp định
    hướng phát triển hơn nữa đối với loại hình du lịch phượt. Từ đó giúp cho thị
    trường có thể xây dựng các sản phẩm dịch vụ phù hợp, mang lại nguồn lợi kinh
    tế to lớn cho cả nước nói chung và ngành du lịch nói riêng.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về loại hình du lịch phượt trên thế giới
    nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, chẳng hạn như có thể điểm qua một
    số bài viết tiêu biểu của các tác giả sau:
    a). Trên thế giới:
    - “The Backpacker and Scotland: A Market Analysis” (2005) của David
    Leslie và Julie Wilson thuộc trường đại học Glasgow Caledonian - Scotland: đề
    tài này nghiên cứu thị trường khách du lịch “ba lô” với các kết luận đánh giá đây
    là một thị trường tiềm năng mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế đối với đất nước
    Scotland.
    - “Backpacker tourism: Suitainable or purposeful?” (2010) của Natalie
    Ooi, Jennifer H. Laing: Nghiên cứu về backpacker và những liên quan về động
    cơ du lịch của họ với du lịch tình nguyện. Nghiên cứu này chỉ ra những điểm 9
    tương đồng và xu thế chuyển từ du lịch “ba lô” sang du lịch tình nguyện. Nghiên
    cứu này được thực hiện tại Na Uy.
    - “Backpacker in motivations: The role of culture and nationality” của
    Darya Maoz: Đây là nghiên cứu về động cơ du lịch của du lịch “ba lô”, những
    ảnh hưởng của quốc tịch, văn hóa, tuổi tác, giới tính tác động đến động cơ du
    lịch. Nghiên cứu này dành cho du lịch phượt tại Isarel.
    - “Backpacker tourism and economic development” MP Hampton -
    Annals of Tourism Research, 1998 - Elsevier.
    - “Backpacker in global Sydney”, Centre for Culture Ressearch,
    University of Western Sydney, 2008.
    b). Tại Việt Nam:
    Hiện nay, các tài liệu về loại hình này mới chỉ được đăng tải trên một số
    bài báo, tạp chí, báo điện tử như: “Trào lưu Phượt trong giới trẻ Việt Nam”
    đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn hóa - Đại học văn hóa của tác giả Mai Quỳnh
    Hương; “Phượt và trào lưu sống cuả lớp trẻ” đăng trên
    (http://www.baomoi.com); “Phượt là gì và phượt như nào”; “Du lịch bụi -
    Phiêu lưu cùng bụi đường”; Cộng đồng những người yêu Phượt còn lập ra cả
    trang web: www.dulichbui.vn, www.phuot.vn . Các bài báo này bước đầu đề
    cập đến trào lưu, xu hướng này đang lan tỏa trong giới trẻ, chủ yếu ở đây mới
    chỉ mang tính trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm để giúp những người yêu thích
    loại hình du lịch này tiếp cận được với nó.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề lí luận chung về Du lịch phượt trong
    và ngoài nước, tìm hiểu thực trạng thị trường khách du lịch Phượt tại Việt Nam,
    đặc biệt với đối tượng khách là giới trẻ và vai trò của thị trường khách này trong
    phát triển du lịch, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng khai thác loại hình Du
    lịch phượt tại khu vực Tây Bắc Việt Nam thời gian gần đây. Cuối cùng trên cơ
    sở phân tích thực trạng, tiến tới đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm phát triển
    hơn nữa đối với loại hình du lịch mới mẻ này tại Tây Bắc nói riêng và Việt Nam
    nói chung.
    4. Ý nghĩa của đề tài
    - Ý nghĩa khoa học:
    Đề tài góp phần tổng hợp và bổ sung cơ sở lí luận khoa học của loại hình Du
    lịch phượt, khẳng định hướng nghiên cứu loại hình này như một hướng nghiên
    cứu cần thiết đối với ngành học. 10
    - Ý nghĩa thực tiễn:
    Chỉ ra những điều kiện thuận lợi nhằm phát triển loại hình Du lịch phượt tại
    Tây Bắc, đánh giá thực trạng loại hình du lịch này tại Việt Nam. Từ đó có thể
    đưa ra những đề xuất, định hướng và các giải pháp tích cực nâng cao nhận thức,
    trách nhiệm của các nhà quản lí, cộng đồng địa phương và du khách trong việc
    phát triển loại hình Du lịch phượt, góp phần đưa Tây Bắc trở thành khu vực hấp
    dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Đồng thời làm phong phú thêm hệ
    thống sản phẩm du lịch của khu vực Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.
    Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu này sẽ là một trong những tài liệu giúp cho các
    nhà quản lí du lịch, các nhà làm tour và du khách biết đến các giá trị du lịch của
    khu vực Tây Bắc một cách đầy đủ và rõ ràng hơn.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    5.1. Đối tượng nghiên cứu
    Loại hình Du lịch phượt, cơ sở lí luận và thực trạng khai thác.
    5.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về mặt không gian: Khu vực Tây Bắc Việt Nam, các tuyến - điểm nổi bật
    tại khu vực này đặt trong mối quan hệ với cả nước.
    - Về mặt thời gian: từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015
    - Về mặt nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lí luận chung về loại hình Du
    lịch phượt và thực trạng phát triển tại khu vực Tây Bắc - Việt Nam. Từ đó
    đề xuất ý kiến phát triển loại hình này trong khu vực nói riêng và cả nước
    nói chung.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
    Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông
    tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài
    nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được
    tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
    6.2. Phương pháp thực địa
    Quá trình thực địa giúp sưu tầm thu thập tài liệu, nhằm nhận được thông tin
    xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài.
    Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa điểm sau:
    - Sapa (Lào Cai)
    - Mù Cang Chải (Yên Bái)
    - Mộc Châu (Sơn La) 11
    - Mai Châu (Hòa Bình)
    Qua khảo sát thực tế đã thấy được thực trạng khai thác và tổ chức Du lịch
    phượt tại các điểm này, kết hợp với các phương thức khác đã có kết luận về hiện
    trạng phát triển của loại hình này tại khu vực Tây Bắc.
    6.3. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp
    Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn
    tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du
    lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và
    số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các
    chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển
    du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    7. Bố cục của đề tài
    Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
    phần nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương như sau:
    Chương 1: Tổng Quan Về Du Lịch Phượt: Chương này giới thiệu khái
    quát về du lịch phượt như khái niệm, đặc điểm, đối tượng khách, vai trò của du
    lịch phượt đối với việc phát triển du lịch.
    Chương 2: Tìm hiểu loại hình du lịch phượt trong giới trẻ hiện nay
    khảo sát qua một số điểm du lịch tiêu biểu tại Tây Bắc: Chương 2 đi sâu tìm
    hiểu Tây Bắc, những tài nguyên du lịch, điều kiện có thể khai thác du lịch phượt,
    thực trạng khai thác du lịch phượt những năm gần đây, trong đó đi sâu tìm hiểu
    loại hình du lịch phượt trong giới trẻ Việt Nam hiện nay và phân tích, đánh giá
    những mặt tích cực cũng như những điểm hạn chế trong thực trạng đó.
    Chương 3: Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác Và Phát Triển Du Lịch Phượt
    Tại Tây Bắc: Trên cơ sở những vấn đề lí luận và thực tiễn đã trình bày ở
    chương 1 và chương 2, chương 3 sẽ đề xuất một số định hướng và giải pháp
    nhằm khai thác và phát triển hơn nữa loại hình du lịch phượt ở Tây Bắc.
     
Đang tải...