Luận Văn Tìm hiểu loại hình du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà Nội

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 4
    3.Mục đích nghiên cứu . 6
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
    4.1 Đối tượng nghiên cứu . 6
    4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
    5. Phương pháp nghiên cứu 7
    6. Kết cấu của đề tài . 7
    CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH NÔNG NGHIỆP 8
    1.1 Khái quát chung . 8
    1.1.1 Khái niệm về du lịch nông nghiệp . 8
    1.1.2 Đặc điểm du lịch nông nghiệp . 9
    1.1.3 Phân loại du lịch nông nghiệp 11
    1.1.4 Vai trò của loại hình du lịch nông nghiệp 13
    1.2 Lịch sử hình thành và phát triển loại hình du lịch nông nghiệp 15
    1.3 Khả năng phát triển du lịch nông nghiệp ở Việt Nam 23
    Tiểu kết chương I . 28
    CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI TRANG TRẠI ĐỒNG QUÊ - BA VÌ – HÀ NỘI . 29
    2.1 Giới thiệu chung về huyện Ba Vì . 29
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 29
    2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội . 30
    2.2 Tiềm năng phát triển du lịch của huyện Ba Vì 32
    2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên . 32
    2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 41
    2.3 Thực trạng khai thác du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê Ba Vì 47
    2.3.1 Giới thiệu về Trang trại Đồng Quê Ba Vì . 47
    2.3.2 Hình thức tổ chức . 49
    2.3.3 Nguồn khách 55
    2.3.4 Kết quả bước đầu đạt được 60
    Tiểu Kết Chương II 61
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI BA VÌ . 62
    3.1 Một số nhận xét và đánh giá 62
    3.1.1 Những lợi thế của Ba Vì trong việc phát triển du lịch nông nghiệp62
    3.1.2 Những khó khăn của Ba Vì trong việc phát triển du lịch nông nghiệp . 64
    3.2 Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê Ba Vì . 65
    3.2.1 Đẩy nhanh và tăng cường hiệu quả công tác quy hoạch phát triển du lịch . 66
    3.2.2 Thu hút vốn đầu tư cho hoạt động du lịch . 66
    3.2.3 Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch . 68
    3.2.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 71
    3.2.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá . 73
    3.2.6 Giải pháp thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch 75
    3.2.7 Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch . 78
    3.2.8 Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch . 79
    3.2.9 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch . 80
    3.3 Một số kiến nghị 80
    Tiểu Kết Chương III . 83
    KẾT LUẬN . 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86
    PHỤ LỤC 88
    PHỤ LỤC 1 89
    PHỤ LỤC 2 90
    PHIẾU ĐIỀU TRA 99

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Thế giới bước vào nền kinh tế tri thức, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ nhân loại đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Khi nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống văn hóa xã hội ngày càng được nâng cao thì du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân. Tổ chức Du lịch thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (UNWTO) vừa công bố báo cáo cho biết ngành du lịch toàn cầu đã phục hồi như mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008. Theo UNWTO, tám tháng đầu năm 2010 lượng du khách trên thế giới đạt 642 triệu lượt người, tăng khoảng 40 triệu lượt so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 1 triệu lượt so với năm trước khi xảy ra khủng hoảng năm 2008. Ngành du lịch quốc tế đang tiếp tục quá trình phục hồi, sau khi sụt giảm 4,2% năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế. UNWTO dự kiến ngành này sẽ tăng trưởng 5-6% cả năm 2010 và khoảng 4% trong năm 2011, trong đó "đầu máy" kéo "đoàn tàu du lịch thế giới" tiếp tục là các nền kinh tế đang nổi. Mặc dù ngành du lịch ở nhiều nơi thuộc châu Âu và châu Mỹ vẫn phát triển rất chậm, song nhiều điểm đến khác đang cho thấy thực lực tăng trưởng với lượng khách đến thăm kỷ lục, trong đó đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
    Sau khi bất ngờ chịu tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới hồi cuối năm 2008, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đầu tiên trên thế giới cho thấy các dấu hiệu hồi phục, với lượng khách quốc tế đến du lịch tăng ấn tượng 14% trong tám tháng đầu năm 2010, cao hơn 10 triệu lượt so với cùng kỳ
    năm 2008, trong đó hầu hết điểm đến đạt mức tăng hai con số, thậm chí có điểm tăng hơn 20%. UNWTO cho biết có phát triển mạnh mẽ ở khu vực Trung Đông, với mức tăng tương ứng 16% và châu Phi (9%) nhờ tổ chức tốt vòng chung kết Cúp Bóng đá thế giới (World Cup) 2010 tại Nam Phi. UNWTO kêu gọi chính phủ các nước tạm ngừng tăng thuế lữ hành, giao thông đường không, nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa ngành du lịch thế giới, góp phần tạo việc làm và kích thích kinh tế tăng trưởng. ( Theo báo Thông tấn xã Việt Nam viết về “ Du lịch thế giới phục hồi nhanh chóng năm 2010”.) Khi nền kinh tế phát triển, các quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tăng lên càng thúc đẩy du lịch phát triển, đó là xu hướng phát triển chung của thế giới. Khi mật độ dân số cao, sự ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, khủng hoảng lương thực, . tất cả những mặt trái của giao thông đô thị hóa đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Trong khi ngành du lịch tăng trưởng ngày càng đạt được kết quả cao thì ngành nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn do sự biến đổi của khí hậu, làm trái đất ngày càng nóng lên đã dẫn đến nhiều thiên tai,lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến năng suất của việc canh tác nông nghiệp của người dân. Hơn nữa,chi phí đầu tư cho ngành nông nghiệp như việc mua phân bón, cây giống, thuê nhân công, thuê máy móc sản xuất tăng cao hơn so với giá sản phẩm nông nghiệp được bán ra.
    Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển làm cho quá trình đô thị hóa ngày càng mở rộng, người dân tập trung hết về các thành phố lớn để làm ăn và sinh sống. Vì vậy, các nhà chức trách đã quyết định đầu tư xây dựng các khu chung cư, tòa nhà cao ốc để giải quyết vấn đề chỗ ở cho dân cư. Nhưng, chính quá trình đô thị hóa đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhiều người nông dân không còn ruộng để canh tác, đời sống của họ không
    năm 2008, trong đó hầu hết điểm đến đạt mức tăng hai con số, thậm chí có điểm tăng hơn 20%. UNWTO cho biết có phát triển mạnh mẽ ở khu vực Trung Đông, với mức tăng tương ứng 16% và châu Phi (9%) nhờ tổ chức tốt vòng chung kết Cúp Bóng đá thế giới (World Cup) 2010 tại Nam Phi. UNWTO kêu gọi chính phủ các nước tạm ngừng tăng thuế lữ hành, giao thông đường không, nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa ngành du lịch thế giới, góp phần tạo việc làm và kích thích kinh tế tăng trưởng. ( Theo báo Thông tấn xã Việt Nam viết về “ Du lịch thế giới phục hồi nhanh chóng năm 2010”.) Khi nền kinh tế phát triển, các quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tăng lên càng thúc đẩy du lịch phát triển, đó là xu hướng phát triển chung của thế giới. Khi mật độ dân số cao, sự ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, khủng hoảng lương thực, . tất cả những mặt trái của giao thông đô thị hóa đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Trong khi ngành du lịch tăng trưởng ngày càng đạt được kết quả cao thì ngành nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn do sự biến đổi của khí hậu, làm trái đất ngày càng nóng lên đã dẫn đến nhiều thiên tai,lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến năng suất của việc canh tác nông nghiệp của người dân. Hơn nữa,chi phí đầu tư cho ngành nông nghiệp như việc mua phân bón, cây giống, thuê nhân công, thuê máy móc sản xuất tăng cao hơn so với giá sản phẩm nông nghiệp được bán ra.
    Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển làm cho quá trình đô thị hóa ngày càng mở rộng, người dân tập trung hết về các thành phố lớn để làm ăn và sinh sống. Vì vậy, các nhà chức trách đã quyết định đầu tư xây dựng các khu chung cư, tòa nhà cao ốc để giải quyết vấn đề chỗ ở cho dân cư. Nhưng, chính quá trình đô thị hóa đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhiều người nông dân không còn ruộng để canh tác, đời sống của họ không
    ven hơn 2.000ha, có mặt nước hồ, có những hòn đảo nhỏ xanh mát hứa hẹn cho du khách những phút nghỉ ngơi thư giãn. Ngoài ra, Ba Vì còn có nguồn nước khoáng nóng Thuần Mỹ thuận lợi cho việc khai thác du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe . Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động du lịch Ba Vì chỉ dừng lại ở một số khu du lịch nằm ở sườn Đông núi Ba Vì như: Khoang Xanh, Đầm Long, Tản Đà, Ao Vua Những địa danh để du khách tìm đến khá quen thuộc và không có nhiều chuyển biến trong nhiều năm trở lại đây. Một số khu du lịch có quy mô lớn của Ba Vì hiện tại có thể kể đến: sân gorl Đồng Mô,( được đánh giá là sân gorl hàng đầu miền Bắc hiện tại), khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên, khu du lịch Thác Đa, khu du lịch Thiên Sơn - Thác Ngà, khu du lịch Suối Mơ, du lịch Ao Vua, khu du lịch Suối Hai và vườn Quốc Gia Ba Vì. Thêm nữa, có thể nhìn thấy tiềm năng phát triển du lịch ở Ba Vì trên những thảo nguyên cỏ xanh mướt, những hệ thống trang trại với những loại hình nông nghiệp độc đáo hấp dẫn, đặc trưng như những trang trại bò sữa, trang trại đà điểu, trang trại Dê, cừu, thỏ, trang trại Ong mật, nông trường Dứa . đều có khả năng khai thác cho phát triển du lịch và dịch vụ.Trong đó, có thể nhắc tới Trang trại Đồng Quê Ba Vì - một mô hình mới ở Việt Nam khai thác phát triển du lịch nông nghiệp dựa vào các sản phẩm nông nghiệp sẵn có. Với những lý do trên mà em chọn đề tài “ Tìm hiểu loại hình du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê - Ba Vì - Hà Nội” làm đề tài khóa luận nhằm cung cấp cho mọi người một loại hình du lịch mới đang manh nha xuất hiện ở Việt Nam, góp một phần nhỏ bé của mình cho sự phát triển hoạt động du lịch nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung của quê hương mình.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Sự phát triển của du lịch nông nghiệp và nông thôn thu hút sự quan tâm của các học giả trên thế giới bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước.
    Đầu tiên, theo một số học giả ở Châu Âu như Mormont 1987, Bethemont 1994, Nitsch and der Straaten 1995, Hjalager 1996 đã nghiên cứu về du lịch nông thôn ở Châu Âu phát triển trong quá trình một thế kỷ với các bài học kinh nghiệm. Tại nhiều nơi trên thế giới đã có những chương trình phát triển du lịch nông nghiệp mang tầm quốc gia như “ du lịch nông nghiệp” ở Ý, “ ngủ trong rơm rạ” ở Thụy Sỹ, “ ngủ tại nông trang” ở New Zealand. Theo nghiên cứu của Saugeres 2002: Phát triển du lịch nông thôn giúp tăng cường vai trò của phụ nữ. Khi phát triển du lịch nông thôn, phụ nữ khẳng định được vai trò quản lý, vị trí và sự độc lập của mình. Việc điều hành hoạt động ở trang trại hay cơ sở lưu trú phục vụ du khách được xem như tăng thêm một chút việc nhà đối với người phụ nữ mà thôi. Tác giả Curtis E. Beus (2008) đã nghiên cứu khái quát về du lịch nông nghiệp, bài học kinh nghiệm tại Châu Âu, một số kết quả đạt được tại bang Vermont và Kentucky đề xuất mô hình phát triển các trang trại theo hướng du lịch nông nghiệp tại Mỹ. Ngoài ra, Duncan Hilchey (1993) đã nghiên cứu về du lịch nông nghiệp và một số kết quả đạt được tại một số bang của Mỹ như New York, Califonia. Hiện nay, ở nước ta cũng có một vài học giả đã nghiên cứu về sự phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng được nhiều người quan tâm. PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn nghiên cứu sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn thế giới, nông thôn Việt Nam và tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam. [4;15] PGS.TS.Nguyễn Văn Mạnh và ThS. Trần Huy Đức đã đánh giá nhận thức về du lịch nông thôn, những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch nông thôn ở Hà Nội, các đề xuất và khuyến nghị dưới góc độ kinh tế du lịch.
    ThS.Bùi Thị Lan Hương (2010) đã nghiên cứu phân biệt khái niệm du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn. TS.Lê Anh Tuấn (2010) đã nghiên cứu về sự phát triển du lịch nông thôn ở một số quốc gia như Vương quốc Anh, CHLB Đức, Pháp. TS.Ngô Kiều Oanh (2010) đánh giá về sức hấp dẫn của du lịch nông nghiệp Việt Nam qua việc xây dựng hệ thống tour du lịch nông nghiệp vùng xứ Đoài thuộc ngoại ô Hà Nội mở rộng. Theo nghiên cứu của Bộ môn Văn Hóa Du Lịch – Đại học Dân Lập Hải Phòng (2010) đưa ra nhận xét tổng quan về du lịch nông nghiệp và nông thôn, kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới, điều kiện phát triển tại Việt Nam.
    3.Mục đích nghiên cứu
    Lựa chọn và xây dựng đề tài “ Khả năng phát triển du lịch tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà nội” người viết nhằm mục đích giới thiệu về một loại hình du lịch mới xuất hiện ở nước ta – du lịch nông nghiệp. Phản ánh thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà Nội. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê Ba Vì một cách có hiệu quả hơn.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là “du lịch nông nghiệp ở Trang trại Đồng Quê - Ba Vì -Hà Nội”.
    4.2 Phạm vi nghiên cứu
    Thời gian nghiên cứu mà đề tài đề cập đến là trong giai đoạn 2008-2011. Không gian nghiên cứu của đề tài là trang trại Đồng Quê ở Ba Vì - Hà Nội.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành đề tài khóa luận, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Là thu thập thông tin liên quanv đến đề tài nghiên cứu rồi xử lý các thông tin đó nhằm chọn lọc các thông tin tốt nhất. Các tư liệu bao gồm là các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, bài báo khoa học .
    Phương pháp điền dã: tác giả đã đi đến Trang trại Đồng Quê tìm hiểuv thực tế thực trạng du lịch nông nghiệp từ đó có những tài liệu, số liệu để đề tài khóa luận chính xác, cập nhật đáng tin cậy hơn.
    Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp trên cơ sở những tàiv liệu sách báo, tạp chí về hoạt động du lịch nông nghiệp nói chung và du lịch nông nghiệp ở Ba Vì nói riêng.
    Phương pháp thống kê, xã hội học: sử dụng các bảng hỏi, các phiếu điều tra.v
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1:Cơ sở lý luận chung về du lịch nông nghiệp
    Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê - Ba Vì - Hà Nội
    Chương 3: Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch nông nghiệp tại huyện Ba Vì - Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...