Luận Văn Tìm hiểu lập trình đa luồng trong Java và ứng dụng

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngày nay, với sự phát triển với tốc độ chóng mặt của khoa học kỹ thuật, một kỷ nguyên mới được mở ra, kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Nhu cầu của loài người ngày càng lớn, đặc biệt là các ngành khoa học kỹ thuật khác đều cần đến sự hổ trợ của công nghệ thông tin, mặc dù công nghệ phần cứng phát triển rất nhanh, CPU với tốc độ xử lý ngày càng cao, nhưng lại nảy sinh nhiều bài toán trong thực tế sản xuất đòi hỏi phải xử lí nhanh hơn nữa.
    Vấn đề xử lý song song đang ngày càng được nghiên cứu nhiều để giải quyết một số bài toán mà thực tiễn đang đặt ra, những vấn đề cần có kết quả trong thời gian thực như: bài toán dự báo thời tiết, điều tiết giao thông, điều khiển các con tàu vũ trụ,các bài toán về mô phỏng Vì vậy, việc nghiên cứu các giải thuật cho xử lý song song là một yêu cầu và là một thách thức cho các nhà khoa học liên quan đến khoa học máy tính. Java ra đời trong sự dự đoán trước những gì sẽ xảy ra trong thế giới của công nghệ máy tính, nó hỗ trợ cho việc xử lý song song với cơ chế đa luồng.
    Nhưng trong lĩnh vực giáo dục thì lượng tài liệu nói về lập trình đa luồng nói chung và lập trình đa luồng trong Java còn tương đối ít và trình bầy chưa sâu, nhất là các ví dụ minh họa cho cơ chế lập trình này có thể nói là hiếm. Nội dung đồ án tốt nghiệp này cố gắng làm rõ một số khái niệm cơ bản của lập trình đa luồng trong Java và cài đặt chương trình ứng dụng minh họa.
    Nội dung đồ án tốt nghiệp được trình bầy trong 5 chương
    Chương 1 trình bầy những kiến thức căn bản về mạng máy tính: định nghĩa, phân loại, các loại giao thức mạng, các mô hình hoạt động của mạng máy tính, để ta có thể tiếp cận với các chương tiếp theo.
    Chương 2 giới thiệu về Java, các tính chất, các dạng chương trình ứng dụng của Java, cấu trúc của tệp chương trình Java.
    Chương 3 trình bầy về lập trình Socket TCP và lập trình Socket TCP trong Java.
    Chương 4 giới thiệu khái niệm luồng, các cách tiếp cận luồng, từ đó đi sâu vào các vấn đề liên quan đến luồng trong Java: các phương pháp thực hiện, độ ưu tiên, nhóm luồng, đồng bộ hóa các luồng thi hành.


    Chương 5 trình bầy chi tiết ứng dụng truy nhập cơ sở dữ liệu web dựa trên việc tìm hiểu lý thuyết lập trình đa luồng trong Java
    Tiếp theo là phần kết luận, cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục.







    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN 1
    MỤC LỤC 2
    LỜI MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1: CĂN BẢN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 6
    1.1. Định nghĩa mạng máy tính. 6
    1.2. Nhu cầu phát triển mạng máy tính. 7
    1.3. Phân loại mạng máy tính. 8
    1.4. Một số topo mạng thông dụng. 8
    1.5. Giao thức mạng. 9
    1.5.1. Giao thức TCP/IP. 9
    1.5.2 Giao thức UDP. 13
    1.6. Các mô hình hoạt động của mạng máy tính. 14
    1.6.1. Mô hình mạng hoạt động theo dạng peer to peer 14
    1.6.2. Mô hình mạng hoạt động theo dạng clients/ server 14
    CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA 16
    2.1. Giới thiệu. 16
    2.2. Một số tính chất của ngôn ngữ Java. 16
    2.2.1. Đơn giản. 16
    2.2.2. Hướng đối tượng. 17
    2.2.3. Độc lập phần cứng và hệ điều hành. 17
    2.2.4. Mạnh mẽ. 18
    2.2.5. Bảo mật 18
    2.2.6. Phân tán. 19
    2.2.7. Đa luồng. 19
    2.2.8. Linh động. 19
    2.3. Các dạng chương trình ứng dụng của Java. 19
    2.3.1. Chương trình ứng dụng dạng độc lập (Application) 19
    2.3.2. Chương trình ứng dụng dạng nhúng (Applet) 20
    2.3.3. Chương trình ứng dụng dạng lai ghép. 21
    2.4. Cấu trúc của tệp chương trình Java. 21
    CHƯƠNG 3: LẬP TRÌNH SOCKET TCP. 23
    3.1. Định nghĩa. 23
    3.2. Mô hình clients/server sử dụng socket ở chế độ hướng kết nối TCP. 25
    3.3. Lập trình Socket TCP trong Java. 27
    3.3.1. Xây dựng chương trình clients ở chế độ hướng kết nối 28
    3.3.2. Xây dựng chương trình server ở chế độ hướng kết nối 29
    CHƯƠNG 4: LUỒNG TRONG JAVA 31
    4.1. Khái niệm luồng. 31
    4.1.1. Tiếp cận luồng ở mức người dùng. 33
    4.1.2. Tiếp cận luồng ở mức hạt nhân hệ điều hành. 34
    4.2. Luồng trong Java. 34
    4.2.1. Các phương pháp thực hiện luồng. 34
    4.2.2. Độ ưu tiên của các luồng. 39
    4.2.3. Nhóm luồng. 40
    4.2.4. Đồng bộ hóa các luồng thi hành. 40
    CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG 43
    5.1. Giới thiệu. 43
    5.2. Mô hình chung truy nhập cơ sở dữ liệu Web. 44
    5.3. Chương trình ứng dụng. 45
    5.3.1. Mô hình và cơ chế hoạt động. 45
    5.3.2. Thiết kế và cài đặt cơ sở dữ liệu thử nghiệm 46
    5.3.3. Thiết kế chương trình. 48
    5.3.4. Một số giao diện chính. 50
    5.4. Nhận xét 62
    KẾT LUẬN 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
    PHỤ LỤC 65
    1. Hướng dẫn tạo tệp chính sách .java.policy 65
    2. Mã nguồn chương trình. 71
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...