Luận Văn Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại xã Phước Thể

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Những năm gần đây, nghề nuôi tôm trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á phát triển rất mạnh và đạt đến trình độ kỹ thuật cao. Nghề nuôi tôm đã thu hút được các thành phần kinh tế và mọi lực lượng tham gia, diện tích mặt nước đưa vào nuôi thủy sản ngày càng tăng, đối tượng nuôi ngày càng đa dạng hóa và kỹ thuật nuôi không ngừng được cải tiến.
    Việt Nam có 3260 km bờ biển, với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, vùng ven bờ với 10 vạn ha đầm phá, eo vịnh kín, khoảng 25 ha rừng ngập mặn, 29 ha bãi triều, có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, lợi nhuận thu được cao là những nhân tố cơ bản làm cho nghề nuôi tôm của nước ta phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
    Bình Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích ven sông ven biển lớn rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm. Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên cùng với việc phát triển nuôi tôm trên cát đã tạo cho người nuôi hướng đi mới. Vấn đề đặt ra là phải tìm được đối tượng nuôi phù hợp nhằm hạn chế rủi ro và đem lại hiệu quả kinh tế là rất cần thiết.
    Trong những năm gần đây, tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) là một đối tượng mới đang được chú ý, có triển vọng phát triển rộng rãi ở nhiều nước Châu Á. Đây là loại có nhiều ưu điểm như: thịt thơm ngon và chắc, có giá trị dinh dưỡng cao, lớn nhanh, có thể nuôi 1 – 3 vụ trong năm, có khả năng thích nghi với biên độ dao động nhiệt độ và độ mặn rộng, sức kháng bệnh khá tốt. Chính vì vậy, tôm he chân trắng đang được thị trường thế giới ưa chuộng. Trong những năm gần đây ở một số nước như Trung Quốc, Thái Lan cơ cấu tôm nuôi đã chuyển theo hướng tăng nhanh sản lượng tôm he chân trắng.
    Ở nước ta, tôm he chân trắng mới được nuôi phổ biến trong những năm gần đây, do đó trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu và các cán bộ kỹ thuật là từng bước chuyển giao quy trình, kỹ thuật nuôi tới từng vùng nuôi, đến từng người nuôi.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của khoa Nuôi trồng Thủy sản trường Đại học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận”.
    Đề tài được thực hiện với những nội dung chính sau:
    - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình ao nuôi tại cơ sở.
    - Tìm hiểu quy trình nuôi tôm he chân trắng thương phẩm.
    - Nhận xét và đánh giá về hiệu quả kinh tế.
    Do còn hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cho nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.



    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG iv
    DANH MỤC CÁC HÌNH v
    CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vi
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG LUẬN 3

    1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) 3
    1.1.1. Hệ thống phân loại 3
    1.1.2. Đặc điểm phân bố 3
    1.1.3. Đặc điểm hình thái 4
    1.1.4. Tập tính sống 4
    1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 4
    1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản 5
    1.2. Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới và Việt Nam 6
    1.2.1. Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới 6
    1.2.2. Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam 8
    1.2.3. Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Tuy Phong – Bình Thuận 10
    1.3. Các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm 12
    1.3.1. Yếu tố hữu sinh (tảo) 12
    1.3.2. Yếu tố vô sinh (thủy lý, thủy hóa) 12
    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu 15
    2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 16
    2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 16
    2.3.2. Các công thức tính toán 17
    2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 19
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
    3.1. Điều kiện tự nhiên vùng nuôi và hệ thống công trình ao nuôi 20
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bình Thuận 20
    3.1.2. Hệ thống công trình ao nuôi 21
    3.2. Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng thương phẩm 25
    3.2.1. Các bước cải tạo, chuẩn bị ao nuôi 25
    3.2.2. Kỹ thuật tuyển chọn, vận chuyển và thả giống 27
    3.2.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi 28
    3.2.3.1. Thức ăn và cho ăn 28
    3.2.3.2. Quản lý môi trường ao nuôi 32
    3.2.3.3. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống 43
    3.2.4. Những bệnh thường gặp và các phương pháp phòng và trị bệnh 45
    3.2.5. Thu hoạch và hạch toán kinh tế 47
    3.2.5.1. Thu hoạch 47
    3.2.5.2. Hạch toán kinh tế 48
    CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 50
    4.1. Kết luận 50
    4.2. Đề xuất ý kiến 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    DANH MỤC CÁC BẢNG


    Bảng 2.1. Phương pháp thu thập số liệu các yếu tố môi trường ao nuôi 17
    Bảng 3.1. Mật độ thả giống tại cơ sở 27
    Bảng 3.2. Bảng theo dõi lượng thức ăn ao E1 30
    Bảng 3.3. Các thông số môi trường ao nuôi tại cơ sở 32
    Bảng 3.4. Các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình nuôi 42
    Bảng 3.5. Kết quả theo dõi sự tăng trưởng của tôm theo thời gian nuôi 43
    Bảng 3.6. Kết quả nuôi 47
    Bảng 3.7. Chi phí sản xuất trung bình cho một ao nuôi 48
    Bảng 3.8. Tổng thu từ hai ao 48

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu. 15
    Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống công trình ao nuôi tại cơ sở 22
    Hình 3.2. Sơ đồ trại nuôi tôm he chân trắng thương phẩm 23
    Hình 3.3. Quạt nước 24
    Hình 3.4. Đập nước 24
    Hình 3.5. Ống cấp nước 24
    Hình 3.6. Cầu nhá 24
    Hình 3.7. Máy nổ, mô tơ 24
    Hình 3.8. Cống xả, thuyền thúng 24
    Hình 3.9. Lót bạt bờ ao 25
    Hình 3.10. Sơ đồ các bước cải tạo ao 26
    Hình 3.11. Cho ăn 31
    Hình 3.12. Diễn biến nhiệt độ ao E1 33
    Hình 3.13. Diễn biến nhiệt độ ao E2 33
    Hình 3.14. Diễn biến pH ao E1 34
    Hình 3.15. Diễn biến pH ao E2 35
    Hình 3.16. Diễn biến độ mặn (S‰) ao E1, E2 36
    Hình 3.17. Diễn biến độ kiềm ao E1 37
    Hình 3.18. Diễn biến độ kiềm ao E2 37
    Hình 3.19. Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao E1 38
    Hình 3.20. Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao E2 39
    Hình 3.21. Vớt bọt 40
    Hình 3.22. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tôm ao E1 và E2 44
    Hình 3.23. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng tôm ao E1 và E2 44
    Hình 3.24. Tôm bị đen mang 46
    Hình 3.25. Tôm bị chấm đen 46

    CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


    DO (mg/l): Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
    h: giờ (hour)
    TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
    NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    FAO: Food and Agriculture Organization
    PL: Postlarvae
    FCR: Hệ số chuyển đổi thức ăn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...