Đồ Án Tìm Hiểu Kỹ Thuật Chuyển Mạch Gói kèm file thuyết trình

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Công nghệ thông tin đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là trong việc truyền thông tin. Ngày nay, cùng với sự triển của công nghệ thông tin nói chung, Internet ra đời thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại. Internet đã làm biến đổi một phần thế giới. Sự phát triển của Internet tạo ra sự gần gũi giữa các miền vùng, các nước khác nhau về mặt khoa học công nghệ cũng như nhu cầu thông tin xã hội.
    Đã từ lâu, mạng chuyển mạch kênh ghép phân kênh theo thời gian PSTN đã có một vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của xã hội. Bên cạnh những ưu điểm về chất lượng dịch vụ tốt, vùng dịch vụ rộng lớn trên khắp mọi lãnh thổ, thì mạng PSTN cũng bộc lộ nhiều hạn chế như số lượng các dịch vụ hạn chế, sử dụng tài nguyên đường truyền không tối ưu, giá thành cao.Trên cơ sở đó, mạng VoIP ra đời và ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu đặt ra như chất lượng dịch vụ, giá thành, số lượng tích hợp các dịch vụ thoại lẫn phi thoại
    Xu hướng kết hợp giữa thoại (Voice) và dữ liệu (data) trên cũng một mạng hợp nhất (NGN : mạng viễn thông thế hệ mới) sẽ tạo ra những sản phẩm mới trong lĩnh vực viễn thông mới
    Chính vì thế Voice over Internet Protocol (VoIP) là một công nghệ cho phép truyền thoại sử dụng giao thức mạng IP, trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng Internet. VoIP là một trong những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất hiện nay không chỉ đối với các nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả với người sử dụng dịch vụ. VoIP có thể vừa thực hiện cuộc gọi thoại như trên mạng điện thoại kênh truyền thống (PSTN) đồng thời truyền dữ liệu trên cơ sở mạng truyền dữ liệu. Như vậy, nó đã tận dụng được sức mạnh và sự phát triển vượt bậc của mạng IP vốn chỉ được sử dụng để truyền dữ liệu thông thường.
    Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống VoIP, việc nghiên cứu và tìm hiểu về công nghệ là một vấn đề quan trọng. Vì thế em lựa chọn đề tài “ Mạng VoIP trong chuyển mạch mềm “ .
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KĨ THUẬT CHUYỂN MẠCH
    1.1 Lịch sử phát triển
    ã Năm 1876 Alecxand Graham Bell đã sáng chế ra máy điện thoại. Sáng chế này mở ra kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông nói chung của kỹ thuật chuyển mạch nói riêng.
    ã Năm 1877 máy điện thoại tại nhà riêng đầu tiên được đưa vào sử dụng.
    ã Năm 1878 tổng đài nhân công được đưa vào sử dụng tại New Haven (Mỹ).ví dụ như P193M; P194M;P198M
    ã Năm 1881 Cuộc gọi điện thoại đường dài đầu tiên được thực hiện.
    ã Năm 1889 Hai anh em nhà Strowger sáng chế ra Tổng đài tự động kiểu nhảy nấc. (Như YATC-49; XY; A52C ). Hệ thống EMD do công ty Siemens của Đức chế tạo cũng thuộc loại này.
    ã Do đại chiến thế giới lần II bùng nổ sự cố gắng tạo ra các tổng đài kiểu mới bị tạm thời đình chỉ. Sau chiến tranh hãng Ericsson của Thuỵ Điển đã chế tạo ra các tổng đài tự động kiểu ngang dọc. Các loại tổng đài thuộc loại này như: ATZ65; ATCK100/2000
    ã Năm 1960 thử nghiệm trường chuyển mạch điện tử đầu tiên.
    ã Năm 1963 Sáng chế máy điện thoại ấn phím và Tổng đài chuẩn điện tử.
    ã Năm 1965 Tổng đài điện tử SPC (Stored Program Control) thương mại có dung lượng lớn ESS số 1 được thương mại hoá thành công ở Mỹ do vậy đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các hệ tổng đài điện tử.
    ã Năm 1970 Tổng đài điện tử số đầu tiên E10A (Pháp).
    ã Năm 1976 Tổng đài điện tử số hoàn toàn đầu tiên DMS100 (Ca-na-đa).
    ã Năm 1977 sáng chế Internet, cáp sợi quang và Thông tin di động.
    ã Năm 1988 sáng chế ATM (Asynchronous Transfer Mode); B-ISDN (Broadband Integrated Service Digital Network) mở đầu cho NGN (Next Generation Netwok).
    ã Năm 1996 chuyển mạch IP (Internet Protocol).
    ã Năm 1997 chuyển mạch mềm (Softswitch).
    ã Năm 2001 các hãng bắt đầu ứng dụng VoIP.
    ã Năm 2002 Bắt đầu ứng dụng các dịch vụ NGN.
    ã Ngày nay IMS (IP Mutimedia Subsystem) đang được nghiên cứu ứng dụng
    1.2 Khái quát về kĩ thuật chuyển mạch
    - Viễn thông là một phần của khái niệm thông tin - một dạng thức chuyển giao thông tin.Mạng viễn thông (telecommunications network) được coi là hạ tầng cơ sở của xã hội sử dụng kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ khác để chuyển giao thông tin. Mạng viễn thông gồm tập hợp các nút mạng, các đường truyền dẫn kết nối giữa hai hay nhiều điểm xác định và các thiết bị đầu cuối để thực hiện trao đổi thông tin giữa người sử dụng. Một cách khái quát chúng ta có thể coi tất cả các trang thiết bị, phương tiện được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông tạo thành mạngviễn thông. Thiết bị đầu cuối là các trang thiết bị của người sử dụng để giao tiếp với mạng cung cấp dịch vụ. Thiết bị chuyển mạch là các nút của mạng viễn thông có chức năng thiết lập và giải phóng đường truyền thông giữa các các thiết bị đầu cuối. Thiết bị truyền dẫn được sử dụng để nối các thiết bị đầu cuối hay giữa các nút với nhau để thực hiện truyền các tín hiệu một cách nhanh chóng và chính xác. Cùng tham gia xây dựng mạng viễn thông có các nhà cung cấp thiết bị, khai thác thiết bị và các nhà cung cấp dịch vụ, v v.
    Các kỹ thuật chuyển mạch mới trong mạng tốc độ cao được trình bày trong các chương cuối là sự kết hợp giữa các giải pháp công nghệ và giải pháp kỹ thuật, nhằm thể hiện mô hình tổng thể của các công nghệ tiên tiến đang ứng dụng và triển khai trên mạng viễn thông hiện nay.
    1.3 Khái niệm
    Là một quá trình thực hiện đấu nối và chuyển thông tin cho người sử dụng qua hạ tầng mạng viễn thông. Nói cách khác CM trong mạng viễn thông bao gồm chức năng định tuyến cho thông tin và chức năng chuyển tiếp thông tin. Như vậy theo khía cạnh thông thường nó gắn liền với lớp mạng (lớp 3) và lớp liên kết dữ liệu (lớp 2) trong mô hình OSI (Open System Interconnection). Quá trình chuyển mạch được thực hiện ở các nút mạng, trong mạng chuyển mạch kênh các nút mạng thường gọi là các HTCM (Tổng đài), trong mạng chuyển mạch gói thường gọi là Thiết bị định tuyến (Bộ định tuyến). Trong một số mạng đặc biệt phần tử thực hiện nhiệm vụ chuyển mạch có thể vừa đóng vai trò TBĐC (thiết bị đầu cuối) vừa đóng vai trò CM và chuyển tiếp thông tin.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...