Luận Văn Tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi Cầy vòi mốc (Paguma larvata, H. Smith, 1827) tại một số cơ sở chăn nuôi

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Động vật rừng là nguồn tài nguyên và là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng. Động vật rừng Việt Nam đã và đang góp phần bảo vệ, thúc đẩy sự phát triển của cây rừng trong từng giai đoạn và ở các mức độ khác nhau. Mặt khác động vật rừng đã và đang cung cấp những sản phẩm có giá trị kinh tế, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
    Song, trong hơn 50 năm qua, do rừng tự nhiên bị mất, do săn bắn bừa bãi và do sự yếu kém trong công tác quản lý, nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và thú ăn thịt nói riêng của Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Chúng luôn bị săn bắn để cung cấp cho các nhà hàng thịt thú rừng và các hiệu thuốc dân tộc ở các thị trấn, thị xã và các thành phố lớn của Việt Nam cùng với việc buôn bán bất hợp pháp qua Trung Quốc.
    Bảo vệ và phát triển động vật rừng là việc làm quan trọng, cấp bách và cần thiết hiện nay. Chăn nuôi động vật hoang dã không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn và cứu nguy các nguồn gen đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Nghề chăn nuôi động vật hoang dã ở nước ta tuy đã có từ lâu và đã đạt được những thành công quan trọng như nuôi Hươu sao, Nai, Khỉ vàng, Trăn, Rắn, Ba ba, Cá sấu nhưng hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém và nó chưa trở thành phong trào rộng rãi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu giống, vốn và kỹ thuật. Tài liệu chuyên khảo và các công trình nghiên cứu về kỹ thuật chăn nuôi động vật rừng ở nước ta còn ít.
    Cầy vòi mốc (Paguma larvata, H. Smith, 1827) là loài thú có giá trị kinh tế cao: Cầy vòi mốc có thịt rất ngon, được xem là ngon nhất trong họ Cầy; tuyến xạ được dùng làm thuốc hay nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm; là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài tự nhiên mật độ, trữ lượng không còn nhiều. Thực tế đòi hỏi phải nhân nuôi phát triển số lượng Cầy vòi mốc để vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường, vừa giảm áp lực săn bắn và bảo tồn đa dạng sinh học. Trước đây, đã có một số công trình nghiên cứu về Cầy vòi mốc nhưng chủ yếu là mang tính chất kiểm kê, sơ lược các đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng. Cho tới nay chưa có một quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh hướng dẫn chăn nuôi Cầy vòi mốc.
    Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài: Tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi Cầy vòi mốc (Paguma larvata, H. Smith, 1827) tại một số cơ sở chăn nuôi ở Thị trấn Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Tây.”



    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU
    Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
    2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 3
    2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 4
    2.3. Đặc điểm họ Cầy và giá trị thực tiễn của Cầy vòi mốc ở Việt Nam 6
    2.3.1. Đặc điểm của họ Cầy 6
    2.3.2. Giá trị thực tiễn của Cầy vòi mốc ở Việt Nam . 7
    2.3.3. Hiện trạng của Cầy vòi mốc ở Việt Nam . 8
    Chương 3: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu . 10
    3.2. Đối tượng nghiên cứu . 10
    3.3. Nội dung nghiên cứu 10
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 10
    3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu . 10
    3.4.2. Nghiên cứu đặc điểm nhận biết, sinh học, sinh thái . 11
    3.4.3. Nghiên cứu tập tính . 11
    3.4.4. Nghiên cứu thức ăn 12
    3.4.4.1. Nghiên cứu thành phần thức ăn 12
    3.4.4.2. Nghiên cứu các loại thức ăn ưa thích 13
    3.4.4.3. Nghiên cứu khẩu phần ăn hàng ngày . 13
    3.4.5. Nghiên cứu kỹ thuật tạo chuồng nuôi 14
    3.4.6. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật chăm sóc 14
    3.4.7. Nghiên cứu bệnh tật và cách phòng chống 15
    Chương 4: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 16
    4.1. Điều kiện tự nhiên 16
    4.1.1. Vị trí địa lý và vị trí hành chính của Thị trấn Xuân Mai . 16
    4.1.2. Điều kiện khí hậu 16
    4.1.3. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng . 17
    4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 18
    4.2.1. Khái quát chung 18
    4.2.2. Diện tích, dân số . 18
    4.2.3. Cơ cấu và tốc độ phát triển kinh tế . 18
    4.2.4. Cơ sở hạ tầng 18
    4.2.4.1. Đường giao thông . 18
    4.2.4.2. Hệ thống điện và thông tin liên lạc . 19
    4.2.4.3. Giáo dục - y tế 19
    Chương 5: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ . 20
    5.1. Đặc điểm nhận biết, sinh thái và tập tính của Cầy vòi mốc . 20
    5.1.1. Đặc điểm nhận biết 20
    5.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của Cầy vòi mốc 21
    5.2. Tập tính của Cầy vòi mốc trong điều kiện nuôi nhốt . 22
    5.2.1. Tập tính kiếm ăn . 22
    5.2.2. Tập tính nghỉ ngơi . 24
    5.2.3. Tập tính di chuyển 26
    5.2.4. Tập tính vệ sinh 26
    5.2.5. Tập tính tự vệ 27
    5.2.6. Tập tính đánh dấu vùng hoạt động sống . 27
    5.2.7. Tập tính uống nước . 28
    5.2.8. Tập tính ghép đôi sinh sản 28
    5.2.9. Sử dụng thời gian trong ngày của Cầy vòi mốc . 30
    5.3. Quá trình sinh trưởng của Cầy vòi mốc . 32
    5.4. Thức ăn của Cầy vòi mốc . 35
    5.4.1. Thành phần thức ăn của Cầy vòi mốc . 35
    5.4.2. Các loại thức ăn ưa thích của Cầy vòi mốc 39
    5.4.3. Khẩu phần ăn hàng ngày của Cầy vòi mốc . 41
    5.5. Kỹ thuật tạo chuồng nuôi . 43
    5.6. Ảnh hưởng của một số điều kiện ngoại cảnh . 47
    5.6.1. Ảnh hưởng của chuồng nuôi 47
    5.6.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường 47
    5.7. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc . 48
    5.8. Bệnh tật và cách phòng chống . 51
    5.8.1. Chấn thương 51
    5.8.2. Bệnh ỉa chảy 51
    5.8.3. Bệnh giun sán 52
    5.8.4. Bệnh ghẻ . 52
    5.8.5. Bệnh bại liệt, uốn ván, dại . 52
    Chương 6: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 54
    6.1. Kết luận 54
    6.2. Tồn tại 55
    6.3. Kiến nghị 55
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...