Luận Văn Tìm hiểu kinh tế ngoại thương việt nam

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Tìm hiểu kinh tế ngoại thương việt nam

    Trong chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở nước ta, cơ sở vật chất của
    xã hội dựa vào kinh tế nông nghiệp, ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính, địa
    tô phong kiến là nguồn sống, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước phong kiến. Vì
    vậy, các triều đại phong kiến khi nắm quyền luôn phải có chính sách “trọng nông”,
    “khuyến nông”, tu sửa đê điều, mở mang thủy lợi, phát triển khai hoang Đặc biệt,
    theo quan niệm “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt”, hiện tượng bỏ “nghề gốc”
    (nghề nông) theo “nghề ngọn”(nghề buôn) sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn tô Thuế từ
    ruộng đất, sự lớn mạnh của tầng lớp thương nhân sẽ có thể đe dọa ngai vàng .
    Nghề buôn, người đi buôn do vậy thường bị xem thường, bị khinh miệt
    Nhưng kinh tế ngoại thương lại là một nội dung quan trọng của chế độ phong
    kiến. ngoại thương phản ánh tình hình kinh tế nói chung và có thể phản ánh cả
    những nét đặc sắc hay tính chất của chế độ xã hội đương thời. Cơ sở kinh tế xã hội
    của một giai đoạn quyết định chủ trương của nhà nước và tính chất của ngoại
    thương trong giai đoạn đó. Nền ngoại thương luôn gắn liền với hệ thống các yếu tố
    tác động đến hàng hóa. Đó là việc tổ chức giao dịch, các cơ quan giao dịch, các sản
    phẩm mua bán, thể lệ mua bán, hệ thống giao thông, hệ thống đo lường, chế độ
    Thuế khóa, quan hệ giữa lái buôn và người sản xuất, các phương tiện vận tải
    ngoại thương hoạt động tăng cường hay giảm sút đều tác động trở lại đến nền kinh
    tế của quốc gia nói chung. Nhu cầu về các loại hàng hóa trao đổi với nước ngoài có
    thể tác động đến việc tổ chức sản xuất trong nước đối với các sản phẩm trở thành
    hàng hóa đó.
    ngoại thương là quá trình nền kinh tế hàng hóa được mở rộng khỏi thị trường
    trong nước. Vì vậy, có thể coi ngoại thương là một động lực kinh tế thúc đẩy xã hội
    phong kiến phát triển đến mức cao, đồng thời ngoại thương cũng là nơi biểu hiện
    của những mầm mống dẫn đến sự tan rã của chế độ phong kiến. Việc nghiên cứu
    kinh tế ngoại thương thời phong kiến ở nước ta có thể góp phần làm rõ vai trò và
    sự thăng trầm của các triều đại, góp phần làm rõ những bài học lịch sử cho ngày
    nay, khi nước ta đang trong giai đoạn kinh tế thị trường, hội nhập và phát triển.
    Với ý nghĩa đó, em chọn vấn đề “Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam
    trong các thế kỉ XI-XVIII” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Trong khuôn khổ một luận
    văn tốt nghiệp và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, em chưa thể đưa ra những kiến giải
    khoa học mới mà chỉ hy vọng qua việc sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích,
    đánh giá khách quan các sử liệu mà phục dựng được phần nào diện mạo lịch sử của
    ngoại thương Việt Nam thời phong kiến, trải qua các triều đại từ nhà Lý đến nhà Tây
    Sơn, góp phần làm phong phú thêm nhận thức của bản thân về một vấn đề, một giai
    đoạn của lịch sử Việt Nam. Đồng thời, em cũng hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ góp
    phần giúp các bạn sinh viên Khoa lịch sử và những người yêu thích lịch sử có thêm
    một phần tư liệu phục vụ cho quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu.Việc thực hiện
    đề tài này còn là một dịp tập dượt nghiên cứu khoa học và giúp ích cho em trong nghề
    nghiệp sau này

     
Đang tải...