Luận Văn Tìm hiểu kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: TÌM HIỂU KINH TẾ BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở VIỆT NAM



    LỜI CẢM ƠN






    Bốn năm ngồi trên giảng đường Đại học, tôi luôn nổ lực học tập và không ngừng rèn luyện về đạo đức, cố gắng phấn đấu để đạt được kết quả như hôm nay.


    Lần đầu tiên làm Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu và phát triển kinh tế biển ở Việt Nam”. Với thời gian trong khoảng 15 tuần để nghiên cứu về đề tài bản thân tôi gặp không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhưng nhờ sự tận tình giúp đỡ và hướng dẫn của Thầy Trần Văn Hiếu Bộ môn Kinh tế chính trị, là người hướng dẫn trực tiếp luận văn cho tôi. Thầy đã hết lòng giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn này.


    Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến quý Thầy trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã đóng góp ý kiến cho luận văn của tôi, đặc biệt là Thầy Trần Văn Hiếu đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình tôi làm luận vãn. Để luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn chỉnh


    Xin chân thành cảm ơn!
    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1


    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3


    3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3


    4. Phương pháp nghiên cứu 3


    5. Kết cấu đề tài 3


    NỘI DUNG 4


    CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 4


    1.1 Khái niệm kinh tế biển, tiềm năng và triển vọng phát triển kinh tế biển của Việt


    Nam .4


    1.1.1 Khái niệm kinh tế biển 4


    1.1.2 Tiềm năng và triển vọng phát triển kinh tế biển của Việt Nam .5


    1.1.2.1 Điều kiện địa lý 5


    1.1.2 .2 Các nguồn tài nguyên biển 7


    1.1.2.3 Nguồn nhân lực để khai thác tiềm năng nguồn lợi biển .12


    1.2 Vai trò của biển và đại dương 13


    1.3 Kinh tế biển ở một số nước .17


    1.4 Quan điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế biển 20


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM 23


    2.1 Thành tựu của việc phát triển kinh tế biển ở nước ta những năm qua .23


    2.2. Hạn chế 38


    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 41


    3.1 Phương hướng phát triển kinh tể biển nước ta .41


    3.1.1 về kinh tế hàng hải .42


    3.1.2 về du lịch biển đảo và vùng ven biển .43


    3.1.3 về hải sản .43


    3.1.4 về dầu khí 44


    3.1.5 về sản xuất muối biển 45


    3.1.6 về nông, lâm nghiệp ven biển 45
    3.1.7 về khai thác khoáng sản ở vùng ven biển .45


    3.1.8 Các ngành dịch vụ khác 46


    3.2 Giải pháp để phát triển kinh tế biển ở nước ta .47


    KẾT LUẬN 54


    PHỤ LỤC 56


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài.


    Biển và đại dương chiếm một vị trí hểt sức quan trọng trong đời sống kinh tể, chính trị thể giới và được coi là “không gian sinh tồn” của nhân loại trong tương lai. Do vậy, tiến ra biển để khai thác và làm chủ biển là một xu thể tất yếu, đã trở thành chiến lược vươn lên của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.


    Là một quốc gia ven biển nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng trên 1 km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, 112 cửa sông, 47 vũng, vịnh và có trên 3000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đặc biệt có 2 đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.Vùng biển nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Philipin, Malaixia, Indonexia, Brunay, Thái Lan, Campuchia. Đó là nét đặc trưng cơ bản về cấu trúc và sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi thủy sinh vật.


    Hội nghị Trung ương lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (tháng 1-2007) đã ban hành Nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, mở ra một chương trình mới trong tư duy về biến đổi với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Việt Nam là một quốc gia biển, thế giới hiện nay xem thế kỷ XXI là “thế kỷ của đại dương” nên đã đến lúc cần “quay mặt ra biển”, hướng ra “mặt tiền” của biển để hội nhập và phát triển. Đây là một hướng đi hết sức đúng đắn, bởi lẽ biển Việt Nam chứa đụng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hết sức to lớn. Trước tiên phải kể đến dầu khí - một tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội trên vùng biển Việt Nam. Riêng trữ lượng dầu khí miền Đông Nam Bộ đã chiếm 25 % trữ lượng dầu dưới đáy biển đông, có thể khai thác từ 30-40 thùng/ngày, khoảng 20 triệu tấn/năm. Mặc dù, so với nhiều nước, nguồn tài nguyên dầu khí chưa thật lớn, song đối với nước ta nó có một ví trí rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên canh dầu khí, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lương khoảng 3 nghìn tỷ m3/năm. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính, đã phát hiện 2000


    loài khác nhau, trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với với tổng trữ lương hải sản khoảng 3-4 nghìn/tấn, trên biển còn nhiều loài đặc sản, có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển, .Hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Tiếp đó, tài nguyên du lịch biển cũng là một ưu thế đặc biệt, mở ra triển vọng khai thác tổng hợp để phát triển mạnh. Sở hữu một bờ biển chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), có hàng loạt cát bãi tắm đẹp với làn cát phang mịn. Một số địa hình du lich biển Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như Vịnh Hạ Long- 2 lần được ƯNECO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, được nằm trong danh sách đề cử kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Tiềm năng du lịch biển của nước ta không thua kém bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực. Ước tính quy mô kinh tế (GDP biển và vùng biển Việt Nam thời kỳ 2000-2005) chiếm khảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của riêng kinh tế biển chiếm khoảng 22% tổng GDP cả nước.


    Tuy nhiên, có thể nhận định một cách khái quát rằng sự phát triển kinh tế biển của nước ta còn quá nhỏ bé, yếu kém và chưa thực sự đúng tầm và vị trí của một quốc gia có tiềm lực mạnh về biển. Quy mô kinh tế biển Việt Nam năm 2005 đạt khoảng 184 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 12 tỷ USD); trong khi sản lượng kinh tế biển của thể giới năm 2001, ước tính 1.300 tỷ USD, Nhật Bản năm 2003 là 468,5 tỷ USD, Hàn Quốc 33,4 tỷ USD .


    Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm như thế nào để phát huy lợi thế của một quốc gia có biển, trở thành chiến lược lâu dài nhằm xây dựng Việt Nam mạnh về biển và phát triển kinh tế biển trở thành một bộ phận mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những nhiệm vụ bức bách đang đặt ra cho dân tộc ta trước những thời cơ, thách thức mới. Phấn đấu Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên tự biển trên cơ sở phát triển cơ cấu ngành, nghề phong phú, hiện đại, tạo tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao về tầm nhìn dài hạn và tính tới quan hệ quốc tế.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu để tài.


    2.1. Mục đích của đề tài:


    Phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam, những thành tựu đạt được cũng như hạn chế, khó khăn, từ đó tìm ra giải pháp nhằm khắc phục yếu kém, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển để kinh tế biển trở thành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam.


    2.2. Nhiệm vụ của đề tài:


    - Phân tích cơ sở lý luận của kinh tế biển và vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.


    - Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế biển nước ta thời gian qua.


    - Đe xuất những giải pháp để phát triển kinh tế biển của Việt Nam thời gian


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.


    Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về kinh tế biển Việt Nam, thực trạng cơ cấu ngành nghề kinh tế vùng ven biển và quản lý khai thác vùng biển quốc gia, trong những năm gần đây.


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.


    Nghiên cứu một công trình, một đề tài khoa học nào đó, chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp. Riêng ở luận văn này, tác giả sử dụng những phương pháp cơ bản sau để thực hiện: phương pháp tổng hợp, thong kê, phân tích, so sánh.


    5. Kết cấu của luận văn.


    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.


    Chương 1: Khái niệm, vai ữò và quan điểm của Đảng về phát tiển kinh tế biển


    Chương 2: Thực trạng kinh tế biển Việt Nam


    Chương 3: Phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế biển nước ta.
     

    Các file đính kèm:

    • 87-.pdf
      Kích thước:
      29.5 MB
      Xem:
      0
Đang tải...