Thạc Sĩ Tìm Hiểu Kĩ Năng Giải Quyết Tình Huống Sư Phạm Của Sinh Viên Đại Học An Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU Trang
    1. Lý do chọn đề tài. 1
    2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 2
    3. Mục đích nghiên cứu. 3
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
    5. Giả thuyết khoa học. 3
    6. Phương pháp nghiên cứu. 3

    Chương 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1.Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu. 6
    1.2. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sư phạm. 11
    1.3. Khái niệm tình huống sư phạm, kỹ năng giải quyết tình huống
    sư phạm. 17
    Chương 2 :TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
    2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu. 32
    2.2. Công cụ khảo sát và cách đánh giá. 33
    2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu. 41
    Chương 3 : THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT
    TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
    3.1. Nhận thức của sinh viên về việc giải quyết tình huống
    sư phạm. 43
    3.2. Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của
    sinh viên ( thông qua những tình huống giả định). 50
    3.3. Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm thực của sinh
    viên. 69 3.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả giải quyết tình huống
    sư phạm của sinh viên. 77
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận. 81 2. Kiến nghị. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
    PHỤ LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
    Trong Văn kiện hội nghị lần thứ 4 BCHTW khóa VII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định mục tiêu giáo dục ở nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội là "Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nên những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước những năm 1990 và chuẩn bị cho tương lai"
    Để thực hiện mục tiêu trên thì trước hết là phải có một đội ngũ giáo viên có đầy đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết.
    Trường sư phạm là nơi phải đào tạo đội ngũ người thầy giáo có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước.Như vậy việc hình thành năng lực sư phạm cho người thầy giáo là điều mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm.
    Để có được năng lực sư phạm,người thầy giáo cần phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết, trong đó kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm là một trong những kỹ năng không thể thiếu được vì kỹ năng này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tác dạy học và giáo dục.
    Hình thành kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm giúp cho giáo viên bình tĩnh, tự tin, bồi dưỡng tư duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo,định hướng được kịp thời hành động sư phạm của mình. Việc ứng xử khéo léo được xem như một thành phần quan trọng của "tài nghệ sư phạm". {22}
    Như vậy, trong quá trình đào tạo của nhà trường sư phạm, bên cạnh việc cung cấp cho sinh viên những tri thức khoa học cơ bản cần phải chú ý hình
    thành cho sinh viên những kỹ năng sư phạm cần thiết, đặc biệt là kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm.
    Tuy nhiên, trong nhiều năm giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm An Giang nay là trường Đại học An Giang, chúng tôi thấy rằng việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm cho sinh viên chưa được tổ chức chu đáo nên kỹ năng này của sinh viên còn yếu. Nhiều sinh viên rất lúng túng khi giải quyết các bài tập tình huống cũng như những tình huống thật trong thực tế cuộc sống.
    Trước thực tế trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài " Tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Đại học An Giang" với mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc đào tạo đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    Tìm hiểu thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học An Giang. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp sinh viên rèn kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên.
    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
    - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
    - Khảo sát thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Đại học An Giang.
    - Đề xuất một số kiến nghị rèn kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên.
    4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
    4.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
    2
    - 160 sinh viên khối tự nhiên, khối xã hội, khối ngoại ngữ và khối cao đẳng sư phạm tiểu học năm thứ III.
    - Sinh viên các khối này đã học xong các học phần Tâm lý học, giáo dục học và đã hoàn thành các đợt kiến tập và thực tập sư phạm.
    4.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
    Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học An Giang.
    5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :
    - Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên đã hình thành nhưng còn yếu (kể cả kỹ năng giải bài tập tình huống và kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm thực tế ) chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên.
    - Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên khối cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên trung học cơ sở tốt hơn kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên khối cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học.
    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    6.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU:
    - Mục đích: Thu thập những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    - Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn.
    6.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI:
    - Mục đích: Thu thập những thông tin từ phía sinh viên về:
    + Nhận thức của họ về kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm.
    + Kỹ năng giải quyết những bài tập tình huống.
    3
    - Cách tiến hành: Cho sinh viên trả lời những câu hỏi và giải quyết các bài tập tình huống trên các phiếu điều tra (phụ lục). Đây là một trong những phương pháp chính của đề tài.
    6.3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT:
    - Mục đích: Nắm thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống thực của sinh viên.
    - Cách tiến hành: Đi dự giờ thực tập của sinh viên để quan sát việc giải quyết tình huống sư phạm thực của họ, trên cơ sở đó đánh giá được một cách khách quan, đầy đủ những kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên. Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài.
    6.4. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
    Đưa sinh viên vào một số tình huống sư phạm giả định ( đối với sinh viên) nhằm đánh giá một cách gián tiếp kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của họ. Các số liệu thu được từ phương pháp này sẽ góp phần làm rõ thêm số liệu thu được từ phương pháp điều tra viết và phương pháp quan sát dự giờ.
    6.5. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TOÁN HỌC:
    Được sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu thực tiễn.
    6.6. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp trò chuyện, đàm thoại ( với sinh viên, với học sinh, thăm dò ý kiến giáo viên hướng dẫn thực tập), nhằm thu thập những thông tin bổ sung hoặc làm rõ thêm những thông tin thu được từ các phương pháp khác.
    7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
    Đề tài góp phần tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, đặc biệt là kỹ năng giải quyết những tình huống thực của họ. Tìm
    4
    những nguyên nhân khiến cho việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên còn hạn chế, từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...