Tài liệu Tìm hiểu khái niệm Hợp đồng công ti trong pháp luật Cộng hoà Pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    H



    ợp đồng công ti là một khái niệm chưa bao giờ xuất hiện trong pháp luật công
    ti của Việt Nam. Nhưng với pháp luật công ti
    của các nước như Cộng hoà Pháp, Cộng hoà liên bang Đức thì nó đã tồn tại cách đây hàng thế kỉ và đóng một vai trò đặc biệt trong đời sống pháp lí của các công ti. Cho dù thuộc loại hình nào, quy mô ra sao thì mọi công ti đều được thành lập thông qua một hợp đồng và hơn thế nữa, người ta còn cho rằng công ti chính là một loại hợp đồng
    và được gọi là «hợp đồng công ti». Trong
    khoa học luật, đây cũng là nội dung được các luật gia của Pháp, Đức quan tâm nhiều làm hình thành nên cả những lí thuyết về «hợp đồng công ti» (théorie contractuelle de la société). Cho đến nay, những cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề này vẫn chưa
    có hồi kết thúc.
    Bài viết này nhằm góp phần làm rõ nội dung pháp lí của khái niệm hợp đồng công ti theo pháp luật Cộng hoà Pháp.
    1. Cơ sở pháp lí của hợp đồng công ti
    Sự ra đời của Bộ luật dân sự (BLDS) Pháp năm 1804 hay còn gọi là Bộ luật Napoléon vào đầu thế kỉ XIX có một ý nghĩa quan trọng đối với nền lập pháp của Pháp cũng như thế giới. Với hơn hai ngàn điều luật, nó có một phạm vi điều chỉnh tương đối toàn diện. Trong đó, những vấn đề chung về công ti cũng đã được BLDS quy định (bên cạnh những nội dung cụ thể dành riêng cho





    công ti dân sự -la société civile).(1)
    Tại Điều 1832, BLDS đã định nghĩa về công ti như sau: «Công ti là một hợp đồng mà thông qua đó, hai hay nhiều người thoả thuận cùng làm một việc chung nhằm mục đích chia sẻ những lợi nhuận sinh ra từ đó».(2) Với điều luật trên thì rõ ràng công ti chính là một loại hợp đồng và người ta gọi là hợp đồng công ti. Vì vậy, sự ra đời, tồn tại của công ti trước hết phải tuân thủ pháp luật
    chung về hợp đồng bên cạnh những quy định dành riêng cho các công ti. Điều này chính là cơ sở pháp lí đầu tiên làm hình thành khái niệm «hợp đồng công ti».
    Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng, điều luật trên cũng đã được sửa đổi, bổ sung một số lần. Cụ thể, hiện nay theo Luật số 85- 697 ngày 11/7/1985 thì nội dung của Điều 1832 BLDS quy định về công ti như sau:
    «Công ti do hai hay nhiều người thành
    lập trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng, sử dụng tài sản hoặc công nghệ của mình vào việc kinh doanh chung nhằm chia lãi hoặc thu lợi nhuận.
    Trong những trường hợp do pháp luật quy
    định, công ti có thể do một người thành lập.
    Các thành viên cam kết cùng chịu lỗ».(3)
    Với sự sửa đổi trên, pháp luật không còn thừa nhận một cách rõ ràng công ti là một





    hợp đồng nhưng vẫn quy định công ti phải được thành lập dựa trên cơ sở hợp đồng do hai hay nhiều người kí kết (trừ trường hợp đặc biệt, công ti có thể do một người thành lập).
    Như vậy, với «ngôn ngữ» của pháp luật
    thực định (le droi positif), chúng ta có thể hiểu rằng cụm từ «hợp đồng công ti» bao gồm hai nghĩa khác nhau, liên quan trực tiếp đến bản chất pháp lí của công ti: Thứ nhất, công ti là một hợp đồng - gọi là hợp đồng công ti ;
    thứ hai, công ti là một pháp nhân còn hợp đồng công ti là cơ sở pháp lí để thành lập nên pháp nhân đó. Đây cũng chính là nội dung cơ bản của hai quan điểm khác nhau về bản chất công ti tồn tại trong giới luật học Cộng hoà Pháp từ đầu thế kỉ XIX đến nay.
    2. Bản chất pháp lí của công ti là một hợp đồng
    Trong một số công trình nghiên cứu về
    pháp luật công ti (droit des sociétés), nhiều tác giả cũng đã cho rằng: từ «công ti» (le mot
    «société ») bao hàm hai nghĩa: thứ nhất, nó là
    một hợp đồng mà thông qua đó, hai hay nhiều người thoả thuận cùng nhau tiến hành một việc chung với mục đích chia sẻ lợi nhuận trừ trường hợp đặc biệt đối với công ti TNHH một thành viên - gọi tắt là
    EURL (được áp dụng từ năm 1985)(4) và
    công ti cổ phần đơn giản một thành viên - SASU (áp dụng từ năm 1999).(5) Nghĩa thứ hai, công ti là một «thực thể pháp lí» gọi là pháp nhân (personne morale), có tư cách pháp lí để hoạt động dưới một tên gọi riêng,
    với tài sản riêng trên cơ sở vì lợi ích chung (của các thành viên công ti).(6)
    Theo quan điểm thứ nhất, nhiều người



    cho rằng xét về bản chất pháp lí thì công ti chỉ là một loại hợp đồng. Quan điểm này đã đứng vững trong một thời gian nhất định và đã tạo nên «lí thuyết hợp đồng về công ti» (la théorie contractuelle de la société) bởi chính BLDS định nghĩa công ti là một hợp đồng Cũng theo quan điểm này, cho dù hình thức công ti được thể hiện như thế nào đi chăng nữa thì về nội dung bên trong, công ti được hình thành trên cơ sở thoả thuận ý chí của các thành viên (la volonté de s’associer). Nói cách khác, công ti là sản phẩm của một sự thống nhất ý chí và nó chính là một hợp đồng. Sự hiện hữu mang tính vật chất (tên gọi, trụ sở ) của công ti chỉ là quá trình thực hiện
    «hợp đồng công ti» mà thôi.
    Sự tồn tại của các công ti không đăng kí kinh doanh như công ti dự phần (la société en participation)(7) hay thậm chí như công ti thực tế (la société créée de fait) là luận cứ
    quan trọng cho lí thuyết trên. Những công ti này đương nhiên không được thừa nhận là pháp nhân nhưng nó cũng không phải là những cá nhân thông thường. Vậy thì dưới
    «ống kính pháp luật», chúng tồn tại như thế
    nào và được điều chỉnh dựa trên cơ sở pháp lí nào? Chỉ có thể dựa vào lí thuyết hợp đồng về công ti mới giúp chúng ta trả lời được câu hỏi này: các công ti nói trên là những hợp đồng và cơ chế điều chỉnh chúng phải căn cứ vào các quy định chung về hợp đồng và những quy định riêng dành cho từng loại
    «hợp đồng công ti» này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...